Giáo án Hoạt động ngoài giờ 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy

Giáo án Hoạt động ngoài giờ 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy

THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT

LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT THEO LỜI BÁC DẠY

I. Mục tiêu

- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.

- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt.

- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.

- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.

- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động

- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.

- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.

III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Trò chơi giáo dục

- Hỏi và trả lời.

- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua

- Trình bày một phút

 

doc 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 998Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: __/__/2010
	Ngày hoạt động: __/__/2010
THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT THEO LỜI BÁC DẠY
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt.
- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua
- Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện
- Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành giáo dục năm 1968.
- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. Tiến trình hoạt động
Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết..”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau cành hoa đến người nào đó sẽ nói to một câu. Ví dụ như: “Tôi biết Bác Hồ là một danh nhân văn hoá”; “Tôi biết Ngô Bảo Châu là một giáo sư toán học”; “Tôi biết Pytago là nhà toán học lỗi lạc” cứ thế cho đến người cuối cùng.
- Kết thúc trò chơi người điều khiển chương trình cho cả lớp bình luận về các phát biểu của bạn.
- Người dẫn chương trình mời một bạn hát ca ngợi về Bác Hồ 
- Người dẫn chương trình chuyển sang giai đoạn 2.
Kết nối :
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về tấm gương học tốt
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đại diện tổ lên bắt thăm trả lời câu hỏi.
1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì?
3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học giỏi tiêu biểu?
4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta.
- Sau khi các tổ trình bày hết, người điều khiển chương trình kết luận: Mời giáo viên nêu kết luận vấn đề - Thư ký ghi lại.
- Người dẫn chương trình mời một biểu diễn tiết mục văn nghệ.
Hoạt động 2: Giao ước thi đua
- Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện tổ lên trình bày giao ước thi đua.
- Bản giao ước của tổ được trình bày trên giấy A0 và được treo lên bảng, đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ.
- Sau khi HS đại diện tổ trình bày, người điều khiển chương trình hỏi ý kiến các tổ viên tổ đó có ý kiến hoặc bổ sung thêm không. Các HS khác của lớp có thể phát biểu ý kiến về bản giao ước thi đua của tổ bạn (ví dụ các chỉ tiêu phấn đấu còn thấp, hoặc nội dung thi đua chưa đầy đủ,)
- Sau khi các tổ đã trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên trình bày giao ước thi đua của lớp - Thư ký ghi lại.
- Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua. Bản giao ước thi đua của lớp thể hiện ý chí phấn đấu của các tổ, của mọi HS trong lớp. Bản giao ước của lớp cũng được trình bày trên giấy A0.
* Gợi ý: Nội dung bản giao ước thi đua
- Học thuộc bài, làm bài đầy đủ, hiểu bài mới.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Không nói chuyện, không làm việc riêng trong tiết học.
- Đi học đúng giờ, không nghỉ học không phép.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
- Kết quả cuối năm: học lực và hạnh kiểm phải đạt ra sao.
Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động.
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận.
- Theo từng câu hỏi, HS của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. Có thư ký ghi biên bản thảo luận.
- Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp.
- Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ dạy.
Gợi ý nội dung thảo luận
- Phát cho mỗi nhóm HS hai bức thư của Bác Hồ. Thảo luận nội dung sau:
1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945), Bác đã dạy HS những điều gì?
2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất?
3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao?
4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc phục bằng cách nào?
5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì?
6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy trong thư?
Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi “bạn hãy nêu các nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta”.
- Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút
- Cho một vài bạn trình bày.
Vận dụng:
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ và của lớp, hãy xây dựng bản chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp.
- HS hoàn thành bản kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng quản lí theo dõi.
VI. Tư liệu:
1. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9/1945
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
HỒ CHÍ MINH
2. Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 (trích)
Các cô các chú và các cháu thân mến, 
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. 
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. []
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
[]
 Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây: 
- Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. 
- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. 
Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. 
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. 
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâmhơn nữa đến sự nghiệp này, ... từ chìa khoá cột dọc được 40 điểm.
10 chữ cái – Ông là một danh nhân văn hoá thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1979
Þ NGUYỄN TRÃI
10 chữ cái – Đây là khu di tích lịch sử, là di sản văn hoá vô giá, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thành phố Hội An. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12/1999
Þ PHỐ CỔ HỘI AN
14 chữ cái – Di sản thế giới thứ năm của Việt Nam, có nhiều giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học, là trung tâm du lịch văn hoá với hệ thống hang động nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Bình
Þ Phong Nha – Kẻ Bàng
12 chữ cái – Là khu di tích nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Mỹ Sơn của tỉnh Quảng Nam. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999
Þ THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
9 chữ cái – Ông là một anh hùng giải phóng dân tộc và là một danhnhân văn hoá thế giới
Þ HỒ CHÍ MINH
10 chữ cái – Bốn câu thơ sau nói về địa danh nào?
Bốn bề nước biền mênh mang
Núi non ngàn ngọn dăng hàng gần xa
Kì quan thế giới chẳngngoa
Năm châu khen ngợi đúng là cảnh tiên
Þ VỊNH HẠ LONG
Từ chìa khoá (cột dọc): UNESCO
N
G
U
Y
E
N
T
R
A
I
P
H
O
C
O
H
O
I
A
N
P
H
O
N
G
N
H
A
K
E
B
A
N
G
T
H
A
N
H
D
I
A
M
Y
S
O
N
H
O
C
H
I
M
I
N
H
V
I
N
H
H
A
L
O
N
G
Hoạt động 3: Hát mừng văn nghệ 30/4
- Thể lệ: Lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có nội dung “Truyền thống cách mạng”, thành viên của đội này hát xong đến thành viên của đội kia. Cứ liên tục đến khi hết thời gian qui định.
- BGK đếm số bài hát của mỗi đội để cho điểm, một bài hát đúng chủ đề được 10 điểm (Ví dụ: Nếu đội A không hát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp. Lưu ý không để thời gian trống).
- Thư ký tổng kết điểm.
Hoạt động 4: Thi hỏi đáp ( Trả lời nhanh)
- Thể lệ: Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nêu thời gian đội nào có tín hiệu trước (giơ tay) thì được quyền trả lời. Nếu hết thời gian mà vẫn không trả lời được thì đội khác trả lời tính điểm. Trả lời đúng được 10 điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì ưu tiên cho khán giả trả lời (nhận quà).
Câu hỏi
Miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? Chiến dịch thắng lợi đó mang tên gì?
ð 30/04/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Người đã cắm lá cờ trên Dinh độc lập vào ngày 30/04/1975 là ai?
ð Bùi Quang Thận
Nước ta chính thức mang tên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
ð 02/07/1976
Người đọc lời đầu hàng vô điều kiện của chính quyền nguỵ Sài Gòn là ai?
ð Tổng thống Dương Văn Minh
Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? 
ð 15/05/19954
Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc tung cổng chính mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
ð Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Ngô Sỹ Nguyên cầm lái.
Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc nghiêng cổng phụ mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
ð Chiếc xe tăng mang số hiệu 843 do Bùi Quang Thận Nguyên cầm lái.
Hãy kể một câu chuyện về tấm gương hi sinh anh dũng của bội đội ta mà em biết
ð Học sinh trình bày
Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng kết thúc vào thời gian cụ thể nào?
ð Lúc 11h30’ ngày 30/04/1975
Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu gì?
ð "Việt Nam muôn nǎm! Bác Hồ muôn nǎm!"
- Thư ký tổng kết điểm.
Thực hành luyện tập:
Hoạt động 5: Trình bày 1 phút
- Quan phần tìm hiểu về tổ chức UNESCO, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/04/1975. Bạn hãy nêu tóm tắt những nội dung chính về tổ chức UNESCO và nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30/4 trên cơ sở các tài liệu mà bạn đã thu thập được.
- Yêu cầu trình bày 1 phút.
Vận dụng:
1. Tổ chức UNESCO - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Nước ta đã độc lập, thống nhất, đất nước ngày càng phát triển và đổi mới. Chúng ta được hưởng cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc đó là nhờ công ơn to lớn của Bác, của các vị anh hùng đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc. Để đền đáp công ơn to lớn đó, để xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn thì mỗi con người chúng ta cần phải học tập thật tốt, xứng đáng với câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu”
VI. Tư liệu:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...
UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác.
UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theochủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 1997 và 2003.
Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).
2. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.
* Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh:Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi QĐNDVN chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định: “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong ngoai gio len lop khoi 8 dong thap.doc