Giáo án Hoạt động NGLL Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân

Giáo án Hoạt động NGLL Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân

1. Yêu cầu giáo dục:

* Giúp học sinh:

· Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.

· Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.

· Có ý thức trách nhiệm trong việc lưa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.

2. Nội dung và hình thức họat động:

a) Nội dung:

· Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.

· Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).

b) Hình thức:

· Nghe báo cáo và thảo luận.

· Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.

 

doc 51 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động NGLL Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày thực hiện : ..
Tuần ___ tháng ____ năm _____ 	 
 Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1: BẦU CÁN BỘ LỚP
Yêu cầu giáo dục:
* Giúp học sinh:
Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.
Có ý thức trách nhiệm trong việc lưa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).
b) Hình thức:
Nghe báo cáo và thảo luận.
Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Về phương tiện họat động: 
Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học vừa qua.
Phiếu bầu (Nếu bầu bằng phiếu).
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động năm học trước,dựï kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoat động. 
Phân công người báo cáo kết quả hoạt động của lớp (thường là lớp trưởng), người điều khiển và thư kí.
Phân người chuẩn bị phiếu bầu.
Dự kiến ban kiểm phiếu.
Phân công tổ, nhóm trang trí lớp.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
 b) Báo cáo tổng kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua:
Lớp trưởûng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua.
Cả lớp thảo luận góp ý kiến.
Người điều khiển tổng kết.
c) Bầu cán bộ lớp mới:
Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp.
Tự ứng cử đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
Thư kí ghi tên các bạn ứng cử (nếu có)và các ban 5 được đề cử lên bảng.
Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu, nêu rõ thể lệ bỏ phiếu bầu, có thể tiến hành như sau:
+ Lớp trưởng: .........................................................
+ Lớp phó học tập: .................................................
Bầu cán sự lớp. 
+ Ban học tập gồm lớp phó học tập và 4 tổ trưởng.
+ Sao đỏ: ................................................................
+ Tổ trưởng và tổ phó: 
 	Tổ 1 : ........................................................ TÔ 3 .............................................
 	 .......................................................... .............................................
 	Tổ 2 : ........................................................ TỔ 4 .............................................
 	 .......................................................... ..............................................
Ban kiểm phiếu làm việc, sau đo công bố kết quả.
Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến. 
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiêm vụ cho các em.
5. Kết thúc hoạt động
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____	Hoạt động 2 
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
Tự giác, quyết tâm caao trong học tập.
Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
Những nhiệm vụ trong năm học này.
Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b) Hình thứchọat động:
Trao đổi ,thảo luận. 
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi thảo luận:
 Câu 1: Bạn suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí ,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
 Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
 Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (Về chủ quan, về khách quan)
Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận: phiếu làm việc cá nhân.
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau:.
Thống nhất chương trình, hình thức va kế hoạch hoat động.
Phân công người điều khiển chương trình và thư kí.
Phân công chuẩn bị các phương tiện (Đã nêu ở mục a).
Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghe.
Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
Cử người mời đại diện.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học: 
Người điều khiển nêu câu hỏi 1và 2 (Ởû mục 3.a).
Học sinh trao đổi, thảo luận theo tổ. Tổ trưởng hoặc thư kí tổ ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to.
Đại diện trong tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
Lớp góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ năm học.
Cuối cùng, người điều khiển tổng kết thảo luận.
c) Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học:
Người điều khiển phát biểu cho từng học sinh va yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu của mình.
Mời một học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư kí ghi tóm tắt nhanh các ý chính lên bảng.
Cả lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Người điều khiển tổng kết lai các biện pháp để mỗi học sinh , tổ, lớp vận dụng.
d) Văn nghệ:
Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được phân công chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn.
Hoạt động này cũng có thể xen vào giữa hoạt động b và hoạt động c.
5. Kết thúc họat động: Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí ,nhiệm vụ cua năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____	Hoạt động 3
 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập vá rèn luyện.
Biết trân trọng truyền thống đó.
Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Những truyền thống của lớp của trường.
Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của lớp , của trường.
Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường.
b) Hình thứchọat động:
Thảo luận trao đổi, tự liên hệ, tự đánh gia, đề xuất các biện pháp.
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi để giao lưu:
Câu 1 : Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường ?
Câu 2 : Do đâu có được truyền thống đó ? 
Câu 3 : Nêu các truyền thống của lớp.
Câu 4 : Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp, của trường.
Bản kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp.
Bản kế hoạch cá nhân.
Bản kế hoạch của tổ.
Bản kế hoạch của lớp.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Cán bộ lớp họp để thống nhất chương trình và phân công:
Người điều khiển chương trình và thư kí.
Người mời đại biểu.
Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.
Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động (kế hoạch cá nhân).
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Thảo luận về truyền thống của lớp , của trường:
Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi.
Học sinh thảo luận theo tổ (có thể giao cho một tổ thảo luận câu hỏi 2, số tổ còn lại thảo luận câu hỏi 3 và câu 4) thư kí ghi tóm tắt kết quả thảo luận của tổ mình.
Mời đại diện mổi tổ báo cáo kết quả thảo luận một câu hỏi.
Cả lớp góp ý kiến.
Người điều khiển tổng kết.
c) Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp của trường: 
Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ: xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy truyền thống của lớp của trường.
Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ. Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình. Sau đó từng tổ đại diện lên báo cáo trước lớp, các tổ khác góp ý kiến bổ sung.
Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. Cả lớp thảo luận.
Lớp trưởng tiếp thu ý kiến của các thành viên và tổng kết lại.
c) Văn nghệ
5. Kết thúc họat động:
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ Hoạt động 4 
 THI HÁT CÁC BÀI TRUYỀN THỐNG
1. Yêu cầu giáo dục: Hoạt động thi hát các bài hát truyền thống nhằm giáo dục học sinh: 
Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường lớp, thầøy cô, bạn bè
Yêu thích văn nghệ, phấn khởi lạc quan, yêu mến gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái bạn bè, tự tin quyết tâm học tập tốt.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Hát các bài hát truyền thống do nhà trường quy định.
b) Hình thứchọat động:
Thi hát giữa các tổ.
Thi tiết mục tập thể của tổ.
Thi tiết mục chọn của tổ (cá nhân hoặc nhóm ).
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Những bài hát truyền thống.
Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn văn nghệ.
Một số tặng phẩm để thưởng.
b) Về tổ chức:
Giáo viên phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoat động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn luyện các bài h ... ười dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu tham dự.
Nhiệm vụ của HS:
+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Chi đội trưởng phổ biến cho cả lớp các câu hỏi cụ thể, đề nghị các cá nhân lựa chọn, đăng ký vấn đề sẽ phát biểu trong diễn đàn. Có thể chia ra các cụm vấn đề và giao cho các tổ chuẩn bị – mỗi tổ chuẩn bị một số câu hỏi. Tổ trưởng phân công cho các tổ viên (2 hoặc 3 tổ viên cùng chuẩn bị 1 câu).
+ Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị một số tiết mục.
4. Tiến hành hoạt động:
 a) Khởi động: 
 b) Diễn đàn và thảo luận:
Người dẫn chương trình lần lượt nêu một vấn đề hoặc câu hỏi đã chuẩn bị. HS xung phong (hoặc được chỉ định) lên phát biểu ý kiến, trình bày nhận thức, quan điểm của mỉnh về vấn đề hoặc câu hỏi đã nêu. Các bạn khác phát biểu ý kiến bổ sung, thảo luận hoặc tranh luận. Người dẫn chương trình tổng kết tóm tắt những ý chính.
c) Văn nghệ:
Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục (đơn ca, song ca, ngâm thơ) để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho hoạt động.
5. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp 8
Ngày soạn : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____
Giáo viên : NGUYỄN ĐOÀN HẠNH HƯƠNG
Hoạt động 2: THI SÁNG TÁC VỀ ĐOÀN
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Nhận thức và cảm nhận được những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về những Đoàn viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của Đoàn trong học tập, trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về phong cách tốt đẹp của người Đoàn viên.
Có kỹ năng sáng tác thơ, viết văn, vẽ
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Những bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết về người thật, việc thật, những tranh, ảnh do HS sáng tác về Đoàn, về thành lập Đoàn 26/3.
Những lời bình và đánh giá các sáng tác trên của HS.
b) Hình thứchoạt động:
Thi viết, vẽ và trưng bày tác phẩm sáng tác của HS qua hình thức báo tường.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động: 
Giấy, bút, giấy màu, giấy vẽ, mực vẽ
Địa điểm trưng bày tác phẩm của các tổ.
Phần thưởng cho các cá nhân, tổ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi sáng tác bằng hình thức thi báo tường giữa các tổ hướng về ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Quy định rõ:
+ Mỗi tổ xây dựng một tờ báo tường, viết, vẽ, trang trí trên khổ giấy lớn. Tự chọn tên cho tờ báo. Nội dung, hình thức tờ báo phong phú, đa dạng, trình bày đẹp và đặc biệt các bài viết, tranh ảnh phải có chất lượng, có ý nghĩa.
+ Mỗi cá nhân đều tham gia, đóng góp xây dựng tờ báo của tổ, chuẩn bị cho cuộc thi đạt kết quả cao.
Thành lập BGK gồm 1 cán bộ chi đội và một cán bộ lớp.
Mời các cố vấn là GV ngữ văn, GV Mỹ thuật và cán bộ Đoàn trường giúp BGK đánh giá, chấm điểm tác phẩm dự thi của các tổ.
Các tổ bàn bạc, phân công nhau chuẩn bị xây dựng tác phẩm dự thi.
Thống nhất kế hoạch, thời gian tiến hành.
Cử người dẫn chương trình cuộc thi.
Cử nhóm trang trí, chuẩn bị phần thưởng.
Mời đại biểu.
4. Tiến hành hoạt động:
 a) Khởi động: 
b) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm dự thi:
Người dẫn chương trình đề nghị các tổ mang báo tường của tổ mình lên vị trí trưng bày. Các tờ báo được treo ở phía trước bảng để cả lớp có thể quan sát được dễ dàng.
Lần lượt mời đại biểu các tổ lên giới thiệu khái quát tờ báo tường của tổ mình.
Đại diện tổ giới thiệu tên tờ báo, ý tưởng chọn tên cho tờ báo, ý tưởng trang trí; số bài thơ, bài văn, số tranh ảnh; ý tưởng chuẩn bị nội dung; số bạn trong tổ tham gia
Mỗi tổ có thời gian từ 3 – 5 phút để giới thiệu tờ báo của mình – đồng thời BGK và Ban cố vấn sẽ chấm điểm.
c) Bình báo và văn nghệ:
Người dẫn chương trình đề nghị mỗi tổ chọn một bài viết hay nhất (văn, thơ, truyện) và một bức tranh hoặc một bức ảnh có ý nghĩa nhất để bình trước lớp.
Lần lượt mời đại diện các tổ lên thể hiện sáng tác được chọn với nội dung xúc tích, ngắn gọn, có ý nghĩa BGK chấm điểm.
Sau khi kết thúc, BGK công bố điểm cho từng tổ và nhận xét cả hai hoạt động 2 và 3.
Cuối cùng là phần trình diễn một vài tiết mục của lớp.
BGK công bố tổng số điểm của từng tổ (điểm trưng bày giới thiệu và điểm bình chọn tác phẩm hay nhất).
Trao phần thưởng cho các tổ và các cá nhân đoạt giải nhất, nhì, ba.
5. Kết thúc hoạt động: 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp 8
Ngày soạn : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____
Giáo viên : NGUYỄN ĐOÀN HẠNH HƯƠNG 
 Hoạt động 3: VUI VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn; củng cố thêm ý thức về ngày thành lập Đoàn 26 – 3 và lý tưởng của Đoàn viên, thanh niên hiện nay.
Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người Đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú
Những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn.
b) Hình thứchoạt động:
Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng thành lập Đoàn 26 – 3.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động: 
Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tiểu phẩm về Đoàn.
Những bài sáng tác thơ, ca hát về Đoàn.
Một số nhạc cụ thông thường.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và cá nhân chuẩn bị tập luyện.
Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia.
Cử người dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu.
4. Tiến hành hoạt dộng:
 a) Khởi động: 
b) Trình diễn văn nghệ:
Người dẫn chương trình lần lượt mời những HS đã đăng ký (theo tổ) lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình.
Học sinh lên trình diễn thể hiện phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin. Cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ nhịp tay hoặc cùng hát
Người dẫn chương trình có thể mới một số đại biểu cùng tham giam với lớp tạo không khí sôi nổi cho hoạt động.
5. Kết thúc hoạt động:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp 8
Ngày soạn : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____
Giáo viên : NGUYỄN ĐOÀN HẠNH HƯƠNG 
 Hoạt động 4: CHUẨN BỊ THAM GIA HỘI TRẠI 26 - 3 
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức.
Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể.
Ủng hộ hoạt động của hội trại, sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẩn bị và trách nhiệm cao.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Các nhiệm vụ lớp được giao để chuẩn bị cho Hội trại.
 - Kế hoạch chuẩn bị của lớp.
Các nội dung, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để tham gia Hội trại của lớp.
b) Hình thứchoạt động:
Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động: 
Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung chuẩn bị Hội trại 26 – 3. Các công việc, nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị để tham gia Hội trại.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tổ chức Hội trại 26 – 3 của nhà trường và các công việc, nội dung lớp phải chuẩn bị. Yêu cầu lớp bàn bạc, thảo luận thực hiện các nội dung cụ thể cần chuẩn bị như:
+ Các phương tiện để dựng trại như lều, bạt, dây, cọc, hoa trang trí
+ Các nội dung hoạt động để tham gia Hội trại như văn nghệ, thể thao, trò chơi
+ Các công việc khác do nhà trường phân công
Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng bàn bạc và phân công nhau điều khiển lớp thảo luận và xây dựng kế hoạch tham gia của lớp.
Lớp trưởng và chi Đội trưởng bàn bạc phân công nhau điều khiển lớp thực hiện tham gia Hội trại.
4. Tiến hành hoạt động:
 a) Khởi động: 
b) Thảo luận nội dung tham gia Hội trại:
Người điều khiển lần lượt nêu các nội dung tham gia Hội trại của lớp như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi để lớp bàn bạc, thảo luận.
Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện những cá nhân có khả năng tham gia những nội dung cụ thể
Tổ chức đăng ký tham gia theo nhu cầu, hứng thú của HS.
Thành lập các nhóm, đội (ví dụ: đội thi đấu thể thao, nhóm văn nghệ).
c) Thảo luận về hình thức dựng trại:
Người điểu khiển nêu yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
Cuối cùng người điều khiển tổng kết lựa chọn một mô hình chung và lấy biểu quyết của cả lớp.
Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần việc cụ thể để dựng trại.
5. Kết thúc hoạt động:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Học sinh tự đánh giá xếp loại: 
Câu 1 : Qua các hoạt động của chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”, em nhận thức được gì về Đoàn? (Viết ngắn gọn).
Câu 2 : Tham gia các hoạt động của chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá, xếp loại: 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại: 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngll_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_202.doc