Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thị Hiền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thị Hiền

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 HS trình bày được:

+ Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

+ Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

+ Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.

2. Kỹ năng

 - Kó năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.

- Phương pháp tư duy, suy luận.

3.Thái độ

- Say mê, hứng thú với môn học, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.

 

doc 185 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
	HS trình bày được:
+ Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
+ Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
+ Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.
2. Kỹ năng 
 	- Kó năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp tư duy, suy luận.
3.Thái độ 
- Say mê, hứng thú với môn học, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Năng lực cần hướng đến: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Phương pháp làm thí nghiệm.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
	+ Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp) 
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
	- Tranh: Ứng dụng của oxi, chất dẻo, nước.
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch CuSO4
-Dung dịch NaOH
-Dung dịch HCl
-Đinh sắt đã chà sạch
-Ống nghiệm có đánh số
-Giá ống nghiệm
-Kẹp ống nghiệm
-Thìa và ống hút hóa chất
b. Học sinh:
	 Nghiên cứu trước nội dung bài học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có những khái niệm đầu tiên về môn hoá học.
b. Phương thức dạy học: Trực quan, cả lớp.
 Hóa học là gì?
Là hoá học nghóa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh
Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng
***
Là Hoá học nghóa là làm phản ứng
cho bay hơi, ngưng tụ, thăng hoa
Nào là đun, gạn, lọc, trung hoà
Ôxi hóa, chuẩn độ, kết tủa
***
Nhà Hoá học là chấp nhận "đau khổ"
Đứng run chân, tay mỏi lắc, mắt mờ
Nhưng tìm ra được triệu chất bất ngờ
Khiến cuộc đời nghiêng mình bên Hoá học
 Qua bài thơ trên, e hình dung học hóa học là học như thế nào?
 (Để HS tự trả lời theo ý hiểu)
 Năm học lớp 8 các em sẽ học thêm một bộ môn mới đó là môn Hoá học. Vậy Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá Học? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có câu trả lời ở trên.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Hoá học là gì?
a. Mục tiêu: 
HS trình bàyđược Hoá học là gì?
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp tìm tòi.
c. Sản phẩm dự kiến: HS quan sát thí nghiệm và rút ra được kết luận
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm.
-Yêu cầu HS quan sát dụng cụ và hoá chất cần thiết cho TN theo SGK.
- Treo bảng phụ có ghi cách thiến hành thí nghiệm 1,2 sgk/3
-Giới thiệu dụng cụ, hoá chất 
-Gv vừa biểu diễn TN vừa giới thiệu cách làm cho hs
?HS phát biểu trạng thái, màu sắc của các chất ban đầu?
?Phát biểu những gì em nhìn thấy?
GV nói thêm:+ chất lắng xuống đáy ÔN là ở thể rắn.
+Cái đinh sắt là thể rắn.
?Ở ÔN1, em thấy có gì thay đổi?
?Ở ÔN2, em thấy có gì thay đổi?
GV: Hiện tượng 1 sôi lên ở ON2 là các bọt khí giống như nước sôi.
?Em kết luận gì qua 2 thí nghiệm trên?
?Vậy Hoá học là gì? 
Chuyển ý: Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? 
-Quan sát dụng cụ và hoá chất 
- Đọc
-Quan sát 
- ÔN1: Chất lỏng màu xanh trộn với chất lỏng màu xanh.
- ÔN2: Chất lỏng ko màu và 1 đinh sắt.
- TN1: chất màu xanh lắng xuống đáy ống nghiệm.
- TN2: Chất trong ống nghiệm sôi lên.
- Từ 2 chất lỏng biến thành chất rắn.
- Từ 1 chất rắn trộn với 1 chất lỏng biến thành chất khí
-TN1:Có chất không tan trong nước.
TN2: có chất khí bay lên.
Có sự biến đổi chất.
“Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất ”
I. Hoá Học là gì? 
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất 
Hoạt động 2.2: Vai trò của Hoá học trong cuộc sống
a. Mục tiêu: HS trình bàyđược vai trò của Hoá học trong cuộc sống.
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của giáo viên 
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
? Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi sgk của mục II? 
?Gọi 1 đại diện nhóm trả lời 
GV: Kết luận 
- Cho HS quan sát một số tranh ảnh, tư liệu về ứng dụng của HH .
- Đọc phần nhận xét sgk của mục II 
? HH có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? 
Chuyển ý: Muốn học tốt môn HH chúng ta cần phải làm gì?
HS thảo luận nhóm trong 4 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
a. Nồi, dao, kéo 
b. Phân, thuốc, chất bảo quản
c. Giấy, bút, thước 
 HS khác nghe và bổ sung 
-1 HS đọc
- HH có vai trò rất quan trọng
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
HH có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
Hoạt động 2.3: Biện pháp học tốt môn Hoá học 
a. Mục tiêu: HS trình bàyđược biện pháp học tốt môn Hoá học.
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của giáo viên 
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ hóa học.
GV: cho các nhóm thảo luận câu hỏi sau 
1) Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học?
2) Phương pháp học tập môn Hoá Học như thế nào là tốt? 
- Gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
GV: cho các nhóm bổ sung, nhận xét và treo bảng phụ ghi câu trả lời 
? Vậy học thế nào thì được coi là học tốt môn Hoá Học? 
?Để học tốt cần có phương pháp học như thế nào?
HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi khoảng 3 phút.
- Đại diện nhóm 4 trả lời.
- Các nhóm nghe nhận xét, bổ sung 
- Là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
-SGK
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học? 
 1.Khi học tập môn HH các em cần chú ý thực hiện các hoạt động: Tự thu thập, tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
 2. Phương pháp học tập môn HH như thế nào là tốt? 
 Học tốt môn HH Là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS trình bàyđược Hoá học là gì, vai trò của Hoá học, các biện pháp học tập tốt môn Hoá học
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp.
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của giáo viên 
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ hóa học.
- Hoá học là gì? 
- Vai trò của Hoá Học trong cuộc sống của chúng ta 
- Khi Học tập môn Hoá Học chúng ta cần chú ý các hoạt động nào?
- Phương pháp học tập tốt môn Hoá học? 
- Học như thế nào thì được coi là học tập tốt môn Hoá Học?
HS tự phát biểu những điều mình đã lónh hội
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: HS trình bàyvận dụng kiên thức vào thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp.
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của giáo viên 
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Mỗi bạn tìm 5 đồ vật trong gia đình. Cho biết mỗi đồ vật đó được làm từ chất liệu gì/ (Nêu những gì em biết, nếu không biết thì hỏi bố mẹ hoặc người thân.
- Hãy cho biết những điều về nước tự nhiên mà em biết? (thể gì? Màu? Mùi? Vị? nhiệt độ sôi? Nhiệt độ đông đặc?....
- Tại sao người ta sử dụng cao su để làm lốp và săm xe...
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Nhà Hoá học nổi tiếng nhất Việt Nam là ai? Họ đã có đóng góp gì cho khoa học nước?
Giáo sư Đặng Vũ Minh (sinh năm 1964) là một Nhà Hóa học Việt Nam, Tiến só Khoa học, Viện só nước ngoài. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu trên các lónh vực công nghệ nguyên tố hiếm và hóa học. Ông cũng là đồng tác giả cuốn Sản phẩm phân hạch của các nguyên tố siêu u – ran trong vũ trụ do Nhà xuất bản Nauka xuất bản bằng tiếng Nga tại Mat-xcơ-va năm 1984. Ông là Tổng biên tập tạp chí Phân tích Hóa – Lý – Sinh và Chủ tịch Hội Phân tích Hóa – Lý – Sinh Việt Nam. Năm 2005, ông được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất - giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài.
- Đọc phần III bài 2 SGK / 9,10 . 
- Làm bài tập 1,2,3,5,6 SGK/ 11.	
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 2 Ngày dạy:
	CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
	Tiết 2: CHẤT (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Biết được khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất )
2. Kó năng.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
3.Thái độ.
- Say mê, hứng thú với môn học, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
2. Kỹ thuật dạy học
- Kó thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức dạy học
- Dạy học trên lớp.
III. CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên:
	- Dụng cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, dụng cụ thử tính dẫn điện, nhiệt kế.
	- Hóa chất: Lưu huỳnh, tranh vẽ các hình, lọ cồn và lọ nước cất. 
	- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: 
Khúc mía, ly thuỷ tinh, ly nhựa, khúc dây điện đồng  
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra miệng (2’)
- Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào đối với đời sống?
3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Chia 2 dãy thành 2 đội A và B lên bảng ghi 10 đồ vật và cho biết mỗi đồ vật được làm từ những chất nào
 Ví dụ: cái bài làm từ gỗ
 Cây bút bi: làm từ nhựa, sắt, mực,
Đội nào nhiều đúng và sớm hơn được thưởng
Đội thu sẽ bị phát theo quản trò
Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, chuối, máy bơm  và cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác khác nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời câu hỏi trên?
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Chất có ở đâu (15’)
a. Mục tiêu: 
HS trình bàyđược: 
 - Phân  ... h để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 490 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Đáp án:
số mol CO2 = 2. 490/98 = 10 (mol)
Thể tích CO2 ở đktc = 10 . 22,4 = 224 (lít)
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Tổng kết
- Tổng kết các bước giải bài toán tìm thể tích và khối lượng của chất tham gia và sản phẩm 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà	
-Học bài giảng và làm bài tập còn lại trong sgk 
-Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương 3 để tiết sau ôn tập
Tuần: 17 	 Ngày soạn: ././2020
Tiết: 34 Ngày dạy: .. /./2020
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
- Củng cố các kiến thức Hoá học 8 học kì I.
- Vận dụng vào làm các bài tập liên quan.
2.Kỹ năng 
- Rèn kó năng viết PTHH, giải các bài tập hoá học.
3.Thái độ
- Có ý thức học bài chăm chỉ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
4. Năng lực cần hướng đến
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	 - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Làm việc nhóm – Làm việc với SGK – Hỏi đáp.
	- Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Giáo viên:
- Sơ đồ chuyển đổi giữa các loại hợp chất vô cơ và hợp chất vô cơ với kim loại.
- Bài tập vận dụng.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ đầu năm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức về các nội dung trong chương trình kì I Hoá học 8. Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức hơn, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập.
-HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức trong học kì I Hoá học 8.
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân – Làm việc với SGK.
c. Sản phẩm dự kiến: nắm hệ thống hoá các kiến thức học kì I Hoá học 8.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tính toán hóa học, tư duy phát hiện vấn đề.
* GV nêu câu hỏi và chỉ định HS trả lời:
- Em hiểu như thế nào về nguyên tử? Tại sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
- Nguyên tố hóa học là gì? Có mấy loại nguyên tố hóa học? Cho ví dụ?
- So sánh đơn chất và hợp chất? Cho ví dụ?
- Phân tử, phân tử khối là gì?
- Thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết? Cho ví dụ? Vì sao nói nước tự nhiên là hỗn hợp?
- Mol là gì? Khối lượng mol? Thể tích mol chất khí ở “đktc”?
- Em hiểu thế nào về hóa trị?
- PƯHH là gì? Điều kiện để xảy ra? Dấu hiệu nhận biết?
I. Kiến thức cần nhớ
1. Nguyên tử.
2. Nguyên tố hóa học.
3. Đơn chất và hợp chất.
4. Phân tử và phân tử khối.
5. Hỗn hợp và chất tinh khiết.
6. Mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí.
7. Hóa trị.
8. PƯHH.
Hoạt động 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học 
b. Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kó năng tính toán hóa học
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán
Bài tập 1: Lập nhanh CTHH của các hợp chất
 a. kali và nhóm (SO)4 
c. Bari và nhóm (PO)4
b. nhôm và nhóm (NO3)
d. Lưu huỳnh (VI) và Oxi
? nhắc lại các bước lâp công thức hoá học?
? Nhắc lại qui tắc hoá trị?
?gọi 4 HS làm? 
Bài tập 2: Tính thành phần % (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố có trong phân tử SO2.
?Nêu các bước tiến hành?
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
Bài tập 3: Cân bằng PTHH của các sơ đồ sau
a. C2H4 + O2 ----->	 CO2 	+ H2O
b. Fe + Cl2 ----->	 FeCl3
c. K + O2 ----> K2O.
d. C2H4 + O2 ----> CO2 + H2O
e. Al + Cl2 ----> 	 AlCl3
g. Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
? Thế nào là PTHH? Cho biết thành phần các chất trong PTHH? 
? Nhắc lại các bước lập PTHH? 
Bài tập 4: Tính tỉ khối của:
a/ Khí Oxi so với khí lưu huỳnh đi oxit (SO2)
b/ Khí Nito so với không khí.
-Gọi 2 HS lên bảng
Nhận xét, sửa sai (nếu có)
Bài tập 5: Tìm CTHH của hợp chất gồm 50%S và 50% O. Biết khối lượng mol của hợp chất là 64g.
-Nhận dạng bài tập
-Nhắc lại các bước tiến hành.
-1 Hs lên bảng thực hiện
Nhận xét, sửa sai (nếu có)
II. Bài tập
Bài tập 1: Lập CTHH
a. K2SO4 b. Al(NO3)3 
c. Ba3(PO4)2 d.SO3 
Bài tập 2: 
MSO2 = 32 + 16.2 = 64 (g)
%O = 100% - 50% = 50% 
Bài tập 3: Cân bằng PTHH của các sơ đồ sau
a. C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
b. 2Fe + 3Cl2 	 2FeCl3
c. 4K + O2 2 K2O.
d. C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
e. 2Al + 3Cl2 	 2AlCl3
g. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Bài tập 4:
a/ dO2/SO2 = 
 16.2/ (32+16.2)=32/64-1/2
b/ dN2/kk =14.2/29 =28/29
Bài tập 5: 
-M=64g
-Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
mS = 32g
mO = 32g
-Tính số mol mỗi nguyên tử trong 1 mol hợp chất
nS = 1 mol; nO =2 mol.
=>Trong 1 mol hợp chất có 1 mol S và 2 mol O.
-CTHH là SO2.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Tổng kết
- GV: Đánh giá nhận xét kiến thức tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà	
- Hệ thống lại những kiến thức đã ôn 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, và phần ôn tập 
- Xem lại các dạng bài tập đã ôn tập trong bài ôn tập, cách lập CTHH từ % các nguyên tố 
- Tiết sau kiểm tra học kì I, chuẩn bị giấy nháp, bút, thước, máy tính 
Tuần: 18 	 Ngày soạn: ././2020
Tiết: 36 Ngày dạy: .. /./2020
 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ
Môn: Hoá học 8
Ma trận đề thi :
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chủ đề 1:
Chất nguyên tử, phân tử
-Khái niệm đơn chất, hợp chất.
-Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
-Tính PTK
.
10,0%
Số câu hỏi
2
2
4
Số điểm
0,5
0,5
1,0
2. Chủ đề 2
Phản ứng hóa học
-Nội dung định luật BTKL.
-Phân biệt HTVLvà HTHH.
-Ý nghóa của PTHH.
-Lập PTHH.
-Vận dụng định luật BTKL để tính khối lượng của một chất.
-Bài thực hành 3
35,0%
Số câu hỏi
1
2
3
1
7
Số điểm
0,25
0, 5
0,75
2,0
3,5
3.Chủ đề 3
Mol và tính tốn hóa học
-Các bước lập CTHH khí biết thành hần % theo khối lượng các nguyên tố
-Tính tỉ khối của khí A so với khí B 
-Chuyển đổi giữa n và m.
-Tìm CTHH khi biết thành phần % theo khối lượng.
-Dựa vào CTHH tính % về khối lượng các n.tố.
55,0%
Số câu hỏi
1 (15a)
1
1
1
1 (15b)
4
Số điểm
1,5
0,25
1,0
0,25
2,5
5,5
Tổng số câu
Tổng số điểm
3
0,75
(7,5%)
1ý
1,5
(15%)
5
1,25
(12,5%)
1
1,0
(10%)
4
1,0
(10%)
1 ý
4,5
(45%)
15
10,0
(100%)
22,5%
22,5%
5,5%
0%
100%
2. Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
	Khoanh trịn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Hãy chỉ ra nhóm chỉ gồm có hiện tượng hóa học trong các quá trình sau?
1. Thả đinh sắt trong dung dịch axit lỗng có chất khí Hidro không màu thốt ra.
2. Than cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic.
3. Hịa tan đường, chanh và nước ta có nước chanh.
4. Đun nước giếng đến 1000C ta được nước sơi.
A. 1 và 4.	B. 1 và 3.	C. 1 và 2.	D. 2 và 3.
Câu 2: Muối ăn (thành phần chính NaCl) là một hợp chất
A. do muối ăn ở trạng thái rắn.	
B. do 2 nguyên tử tạo nên là Natri và Clo.
C. do 2 đơn chất tạo nên là Natri và Clo.	
D. do 2 nguyên tố hóa học là Natri và Clo tạo nên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về nội dung của định luật bảo tồn khối lượng?
A. Trong 1 PUHH, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.
B. Trong 1 PUHH, tổng số lượng chất sản phẩm bằng tổng số lượng chất tham gia phản ứng.
C. Trong 1 PUHH, có sự thay đổi về số lượng nguyên tử trước và sau phản ứng.
D. Trong 1 PUHH, tổng khối lượng các chất phản ứng gần bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
Câu 4: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2(SO4)3
A. IV.	B. III.	C. II.	D. I.
Câu 5: Cho Magiê tác dụng với Oxi tạo thành Magiê oxit được biểu diễn bởi PTHH sau
A. Mg + O2 à MgO.	B. 2Mg + 2O2 à MgO.
C. 2Mg + O2 à 2MgO.	D. Mg + O2 à 2MgO.
Câu 6: Thành phần % về khối lượng của S trong SO2 là
A. 40%.	B. 70%.	C. 60%.	D. 50%.
Câu 7: Dãy chất nào dưới đây là đơn chất
A. O2, SO2, Fe.	B. H2, Cu, ZnO.	C. Cl2, S, Ca.	D. CaO, Cl2, Na.
Câu 8: Đốt cháy 20g Kali (K) trong không khí thì thu được 35g kali Oxit (K2O). Khối lượng Oxi tham gia phản ứng là:
A. 5g.	B. 25 g.	C. 10g.	D. 15 g.
Câu 9: Cho PTHH: 4Al + 3O2 ® 2Al2O3. Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất lần lượt trong phương trình hóa học trên là
A. 3:2:4.	B. 4:3:2.	C. 2:3:4.	D. 3:4:2.
Câu 10: Khối lượng của 0,1 mol Kẽm (Zn= 65) là
A. 56 gam.	B. 5,6 gam.	C. 1 gam.	D. 6,5 gam.
Câu 11: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1ml dung dịch Natri cacbonat vào ống nghiệm có chứa sẵn 2ml dung dịch nước vơi trong?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.	B. Có chất kết tủa màu xanh xuất hiện.
C. Có khí không màu thốt ra	D. Có chất kết tuả màu trắng xuất hiện.
Câu 12: Phân tử khối của hợp chất FeO là
A. 80 đvC.	B. 160đvC.	C. 81 đvC.	D. 72 đvC.
B. Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (2,0 điểm) Cân bằng các sơ đồ phản ứng sau:
a. C2H4 + O2 ----->	 CO2 	+ H2O
 	b. Al + Cl2 ----->	 AlCl3
	c. K + O2 ----> K2O.
 d. Fe + HCl ----> FeCl2 + H2
Câu 14: (1,0 điểm) Khí SO3 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần ?
Câu 15:
1/ (1,5 điểm) Trình bày các bước lập CTHH khi biết thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất?
2/ (2,5 điểm) Tìm CTHH của khí A được tạo bởi 2 nguyên tố hóa học là Cacbon và Oxi. 	 
Biết rằng %C=27,3%; % O=72,7% và MA=44(g)
IV. Đáp án và biểu điểm:
	A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
	Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/a
C
D
A
B
C
D
C
D
B
D
D
D
	B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
13 
(2,0 điểm)
a. C2H4 + 3O2 	 2CO2 	+ 2H2O
b. 2Al + 3Cl2 	 2AlCl3
c. 4K + O2 2 K2O.
d. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
* Chú ý: Học sinh đặt số thứ tự các hệ số chưa đúng cho 0,25 điểm. Nếu một hệ số nào đó sai hoặc thiếuthì không tính điểm.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
14
(1,0 điểm)
MSO3 = 32 +3.16 = 80 (g)
 dSO3/O2 = lần
- Vậy khí SO3 nặng hơn khí O2 là 2 lần
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
15a
(1,5 điểm)
+ Bước 1: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
+ Bước 2: Tính số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
à Suy ra số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử hợp chất 
+ Bước 3: Viết công thức hóa học của hợp chất
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
15b
 (2,5điểm)
-Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A là:
-Số mol của mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A là:
-Vậy, trong 1 mol phân tử khí A có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.
- CTHH của khí A là CO2.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_hoc_ky_1_nam_hoc_2020_2021_trinh_thi_h.doc