Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Lê Quang Vinh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Lê Quang Vinh

GV đặt vấn đề giới thiệu qua về môn Hoá và cấu trúc chương trình bộ môn. Nêu mục tiêu của bài.

GV nhấn mạnh câu hỏi “Hoá học là gì?”

Bằng cách tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau:

Bước 1 : HS quan sát trạng thái, màu sắc của các dd sau được đặt trong ống nghiệm : CuSO4, NaOH, HCl và ghi kết quả nhận xét vào phiếu học tập của mỗi nhóm.

HS quan sát đặc điểm nhận biết của từng chất

- Ống 1 : dd CuSO4 : màu xanh trong suốt

- Ống 2 : dd NaOH : trong suốt, không màu.

- Ống 3 : DD HCl : trong suốt, không màu

Bước 2 :

- GV dùng ống hút nhỏ 5 – 7 giọt dd màu xanh (CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dd NaOH)

- GV Thả miếng kẽm vào ống nghiệm 3 (dd HCl)

- Đặt nhẹ chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 2 (dd CuSO4), sau đó lấy chiếc đinh sắt ra và quan sát

HS : quan sát và nhận xét

- ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành, dd không còn trong suốt)

- ống nghiệm 3 : miếng kẽm tan dần và có bọt khí

Ghi nhận xét vào trong phiếu học tập

- chiếc đinh sắt ở ống nghiệm1 có màu đỏ (phần tiếp xúc với dd)

GV : gọi đại diện 1 nhóm nêu kết luận.

HS : ở các TN trên đều có sự biến đổi của chất.

GV yêu cầu HS:

- Kể tên một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình làm từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo

HS : Chén, dĩa, cuốc, xẻng, giầy dép, xô chậu

- Kể tên một số sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuầt nông nghiệp.

HS : Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm.

 

doc 168 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Lê Quang Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 1
Tiết 1 : MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
MỤC TIÊU :
HS biết Hoá học là nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên chuẩn bị máy chiếu và phim trong để chiếu các câu kết quan trọng của bài học lên màn hình.
Giáo viên làm các thí nghiệm sau :
Thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 
Thí nghiệm cho miếng kẽm vào dung dịch HCl.
Thí nghiệm cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4 
Giáo viên chuẩn bị cho 4 tổ (nhóm) mỗi bộ thí nghiệm gồm :
+ Một giá để ống nghiệm,ống hút, khay nhựa, ống hút 
+ 3 ống nghiệm có dán nhãn
Ống 1 : đựng dd CuSO4
Ống 2 : đựng dd NaOH
Ống 3 : đựng dd HCl
+ một miếng nhôm, một chiếc đinh sắt sạch
Giáo viên chuẩn bị hình vẽ “cách dùng đồ dùng bằng nhôm”
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đặt vấn đề giới thiệu qua về môn Hoá và cấu trúc chương trình bộ môn. Nêu mục tiêu của bài.
GV nhấn mạnh câu hỏi “Hoá học là gì?”
Bằng cách tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau:
Bước 1 : HS quan sát trạng thái, màu sắc của các dd sau được đặt trong ống nghiệm : CuSO4, NaOH, HCl và ghi kết quả nhận xét vào phiếu học tập của mỗi nhóm.
HS quan sát đặc điểm nhận biết của từng chất
Ống 1 : dd CuSO4 : màu xanh trong suốt
Ống 2 : dd NaOH : trong suốt, không màu.
Ống 3 : DD HCl : trong suốt, không màu
Bước 2 : 
- GV dùng ống hút nhỏ 5 – 7 giọt dd màu xanh (CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dd NaOH) 
- GV Thả miếng kẽm vào ống nghiệm 3 (dd HCl) 
- Đặt nhẹ chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 2 (dd CuSO4), sau đó lấy chiếc đinh sắt ra và quan sát
HS : quan sát và nhận xét
- ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành, dd không còn trong suốt)
- ống nghiệm 3 : miếng kẽm tan dần và có bọt khí
Ghi nhận xét vào trong phiếu học tập
- chiếc đinh sắt ở ống nghiệm1 có màu đỏ (phần tiếp xúc với dd)
GV : gọi đại diện 1 nhóm nêu kết luận.
HS : ở các TN trên đều có sự biến đổi của chất.
GV yêu cầu HS:
- Kể tên một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình làm từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo
HS : Chén, dĩa, cuốc, xẻng, giầy dép, xô chậu 
- Kể tên một số sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuầt nông nghiệp.
HS : Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm.
- Kể tên những sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập và bảo vệ sức khoẻ của gia đình em ?
HS : Sách vở, bút mực, tẩy, hộp bút, cặp 
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi “muốn học tốt môn Hoá học em phải làm gì ?”
GV gợi ý HS trả lời
HS thảo luận theo nhóm và rút ra kết luận chung của nhóm.
Củng cố :
Hoá học là gì ? Vì sao ta phải học Hóa học ?
Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào ?
Hoá học là gì ?
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.
III. Các em phải làm gì để học tốt môn Hoá học ?
Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
4. Dặn dò:
Xem trước bài “Chất”
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 1
 Tiết 2: CHẤT
I. MỤC TIÊU :
Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.
Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm  để nhận ra tính chất của chất.
Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất
HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
Giáo viên :
Chuẩn bị cho HS thí nghiệm theo 4 nhóm : Thí nghiệm phân biệt cồn (rượu etilic) với nước.
Hoá chất : một miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn, 
Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh.
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết : Hoá học là gì ? 
	 - Vai trò của Hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tốt môn Hoá học?
	Đáp án và biểu điểm
- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.	(2.5 đ)
- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. 	(2.5 đ)
	- Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ. 	(2.5 đ)
	- Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. 	(2.5 đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
GV : Các em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh chúng ta ?
HS kể : Bàn ghế, cây cỏ, sách vở, sông suối, rừng
GV : Các vật thể xung quanh chúng ra được chia ra làm 2 loại:
Vật thể tự nhiên
Vật thể nhân tạo
Yêu cầu HS phân loại các thể vừa ví dụ
GV ghi bảng theo sơ đồ
Vật thể
Vật thể nhân tạo
Vật thể 
tự nhiên
	Ví dụ :
Cây cỏ
Sông, suối
Không khí
Ví dụ :
Bàn ghế
Bút, sách vở
Lớp học
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV : Thông báo cho HS biết mỗi chất có những tính chất nhất định
GV yêu cầu HS xác định tính chất vật lý , và tính chất hoá học của muối, sắt, dầu  bằng thí nghiệm và ghi theo bảng sau :
HS : thảo luận theo từng nhóm và hoàn thành bảng.
Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.
Tính chất của chất :
Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? 
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 3 : CỦNG CỐ
 + Chất co ùở đâu ?
+ Kể những tính chất của muối ăn mà em biết ?
+ Hướng dẫn HS làm BT 4/12
4. Hướng dẫn – bài tập :
+ Làm BT 5,6/12 – SGK.
Chất
Tiến hành TN
Tính chất của chất
Sắt
Quan sát
Chất rắn, màu trắng bạc 
Cho vào nước
Không tan trong nước
Cân đo thể tích 
Klượng riêng 
	m : k.lượng
	V : thể tích
Muối ăn
quan sát
Chất rắn, màu trắng
Cho vào nước khuấy đều
Tan trong nước
đốt
Không cháy được
Dầu hỏa
Quan sát
Cho vào nước
Đốt
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
 Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 2
Tiết 3: CHẤT (tt)
I. MỤC TIÊU :
 - HS phân biệt được chất và hỗn hợp, tính chất nhất định chỉ có trong chất tinh khiết còn hỗn hợp thì không.
HS biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là nước tinh khiết.
Biết cách tách hỗn hợp dựa vào tính chất của từng chất.
 - Làm cho HS hứng thú, say mê môn Hóa học, thấy được tầm quan trọng của môn Hóa học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
	GV chuẩn bị :
TN để chứng tỏ nước cất là chất tinh khiết, còn nước khoáng, nước muối là hỗn hợp " hình thành khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp
TN tách riêng muối ăn ra khỏi nước muối dựa vào tính chất vật lý.
Hoá chất : Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên (ao, hồ, nước khoáng)
Dụng cụ :Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên (nếu có), đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, kẹp gỗ, đũa thủy tinh, ống hút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của 5 -6 HS trong lớp.
 - Kiểm tra bài cũ 1 HS : “Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì ?
Đáp án và biểu điểm
- Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học. (2,5 đ)
- Để biết được tính chất của một chất chúng ta có thể dùng 3 cách: quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm. (2,5 đ)
- Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi:
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác. (2,5 đ)
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất. (2,5 đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
GV: hướng dẫn HS làm TN để phân biệt nước cất, nước khoáng và nước ao hồ.
+ Dùng ống hút nhỏ lên tấm kính
Tấm kính 1 : 1 – 2 giọt nước cất
Tấm kính 2 : 1- 2 giọt nước ao, hồ
Tấm kính 3 : 1 – 2 giọt nước khoáng
+ Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết
HS : Nhận xét kết quả
Tấm kính 1 : không có vết cặn
Tấm kính 2 : có vết cặn.
Tấm kính 3 : có vết cặn mờ.
GV : Các em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước ao hồ và nước khoáng ?
HS quan sát các hiện tượng và ghi nhận lại
Nước cất không có lẫn chất khác.
Nước khoáng và nước ao hồ có lẫn chất khác.
GV : Hướng HS hình thành 2 kh ... Cl 0.5M
Dụng cụ : Cốc thủy tinh có chia độ (100ml), ống đong, cân, đũa thủy tinh, giá thí nghiệm.
Hóa chất : Đường (C12H12O11), Muối ăn (NaCl), Nước cất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành.
- Định nghĩa dung dịch.
- Định nghĩa nồng độ % và nồng độ mol.
3. Bài thực hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Tiến hành thí nghiệm
GV Kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ, hoá chất.
Nêu mục tiêu của buổi thực hành và cách tiến hành.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.
Các em hãy tính toán để biết khối lượng đường và khối lượng nước cần dùng.
Gọi một HS nêu cách pha chế.
Các nhóm tiến hành pha chế.
HS tính toán để có số liệu của thí nghiệm 2.
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế.
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3. GV gọi 1 HS nêu phần tính toán.
Yêu cầu HS nêu cách pha chế.
Các nhóm học sinh tiến hành pha chế.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 4.
Gọi 1 HS nêu phần tính toán.
Yêu cầu HS nêu các bước pha chế.
Các nhóm HS tiến hành pha chế.
1) Thí nghiệm 1: Tính toán để pha chế 50 gam dung dịch đường 15 %.
2) Thí nghiệm 2: Pha chế 100 ml dung dịch NaCl 0.2M.
3) Thí nghiệm 3: Pha chế 50 gam dung dịch đường 5 % từ dung dịch đường 15% ở trên.
4) Thí nghiệm 4: Pha chế 50ml dung dịch NaCl 0.1M từ dung dịch NaCl 0.2M ở trên.
HOẠT ĐỘNG 2 : HS làm tường trình và dọn vệ sinh khu vực thí nghiệm, rửa dụng cụ
Thu bài kiểm tra
Yêu cầu tổ trực dọn rửa các dụng cụ thí nghiệm
Nhận xét kết quả thực hành của từng cá nhân.
4. Dặn dò : 
Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập học kì II.
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
TUẦN 16. HKII
Tiết 68 : ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU :
HS hệ thống được các kiến thức cơ bản trong HKII như : Tính chất hóa học của oxi, Hiđrô, nước Điều chế Hiđrô, Oxi
Các khái niệm về phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy , Phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế.
Rèn luyện cho HS kỹ năng viết PTPƯ và các tính chất hóa học của Oxi, Hđrô, nước 
HS liên hệ được các hiện tượng xảy ra tế : Sự oxi hóa chậm, sự cháy, thành phần của không khí và biện pháp để giự cho bầu khí quyển trong sạch,khôngbị ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Máy chiếu, phim trong, bút dạ.
	 Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV : Nêu mục tiêu của tiết ôn tập
Yêu cầu hS thảo luận theo nhóm các khái niệm nêu trên
Sau đó gọi lần lượt từng HS trả lời lại các khái niệm đó.
HS : Thảo luận nhóm về 
Tính chất hóa học của oxi
Tác dụng với một số phi kim
Tác dụng với một số kim loại
Tác dụng với một số hợp chất
Tính chất hóa học của Hiđrô
Tác dụng với một số oxi
Tác dụng với một số oxit của kim loại
Tác dụng với một số hợp chất
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : tổ chức cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản trong chương
Độ tan của một chất là gì ?
Những yếu tố nào ảnhhưởng đến độ tan ?
GV : Gọi HS nêu lên từng bước làm 
HS : Tính khối lượng nước, khối lượng dd bão hòa KNO3 có chứa 31.6g
Các nhóm thảo luận cách làm
HS : Lên bảng làm 
GV : lưu ý hướng dẫn và chỉnh sửa cho một số HS yếu.
HOẠT ĐỘNG 3 : 
GV : yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến nồng độ dung dịch.
Nồng độ phần trăm của dung dịch
Biểu thức tính 
Những đại lượng có liên quan
GV : Gợi ý HS nêu lên các bước giải như sau :
chất tan trong dd thu được là chất nào ?.
Chất tan trong dd có phải là Na2O hay không ?
Tính khối lượng chất tan và khối lượng dd
Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.
GV : Nêu câu hỏi :
- Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta cần thực hiện những bước nào?
Hs : Ta cần thực hiện những bước sau :
B1 : Tính các đại lượng cần dùng
B2 : Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định .
GV : Chiếu bài tập lên màn hình
HS : Thảo luận và làm các bài tập sau .
Oân lại các tính chất chóa học của oxi, hiđrô và nước. Định nghĩa các loại phản ứng.
Bài tập 1 :
Tính khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa ( ở 200C) có chứa 31.6g KNO3 
Giải : 
Khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa (200C) có chứa 31.6g KNO3 là ;
mdd = mH2O + m KNO3
 = 100 + 31.6 = 131.6 g
Khối lượng nước hòa tan 63.2 g KNO3 để tạo dung dịch bão hòa KNO3 (200C) là 200g
khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa ( ở 200C) có chứa 63.2g KNO3 là : 
= 200 + 63.2 = 263.2 g
Bài tập 5/117/SGK
Phương trình : 
Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2#
a. 
" Fe dư, axit H2SO4 phản ứng hết
Theo phương trình :
= nFe (phản ứng) = 0.25 (mol)
" nFe dư = 0.4 - 0.25 = 0.15 (mol)
" mFe dư = 0.15 x 56 = 8.4 (g)
b. Theo phương trình :
== 0.25 (mol)
 = n x 22.4 = 0.25 x 22.4 = 5.6 (lit)
Bài tập 3 : 
Tính toán và pha chế 100g dd NaCl 20%
Giải : 
* Tính toán :
- Tìm khối lượng nước cần dùng :
mH2O = mdd – mct = 100 – 20 = 80 g
* Pha chế :
 - Cân 20 g NaCl cho vào cốc
- Cân 80 g H2O (hoặc đong 80ml) cho dần vào cốc khuấy đều cho đến khi NaCl tan hết ta được 100 g dd NaCl 20%
Nguyên tố
Công thức của 
oxit axit
Tên gọi
Công thức của axit tương ứng
Tên gọi
1
S (VI)
SO3
Lưu huỳnh trioxit
H2SO4
Axit sunfuric
2
P (V)
P2O5
Điphotpho pentaoxit
H3PO4
Axit photphoric
3
C (IV)
CO2
Cacbon đioxit
H2CO3
Axit cacbonic
4
S (IV)
SO2
Lưu huỳnh đioxit
H2SO3
Axit sunfurơ
Bài tập : Hãy điền vào ô trống những công thức hóa học thích hợp
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc của axit
K2O
HNO3
Ca(OH)2
SO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
4. Dặn dò : 
Chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra học kỳ II
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
KÝ DUYỆT
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
TUẦN 17. HKII
Tiết 69 : ÔN TẬP HỌC KỲ II (tt)
I. MỤC TIÊU :
HS được ôn lại các khái niệm như : dung dịch, độ tan, dung dịch bão hòa, nồng độ phần trăm, nồng độ mol .
Rèn luyện khả năng làm bài tập về tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, hoặc tính các đại lượng khác trong dung dịch 
Tiếp tục rè luyêän cho HS kỹ năng làm các bài tập tính theo phương trình có sự dụng đến nồng độ phần trăm, nồng độ mol .
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Máy chiếu, phim trong, bút dạ.
	 Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV : Nêu mục tiêu của tiết ôn tập
Yêu cầu hS thảo luận theo nhóm các khái niệm nêu trên
Sau đó gọi lần lượt từng HS trả lời lại các khái niệm đó.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : tổ chức cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản trong chương
Độ tan của một chất là gì ?
Những yếu tố nào ảnhhưởng đến độ tan ?
GV : Gọi HS nêu lên từng bước làm 
HS : Tính khối lượng nước, khối lượng dd bão hòa KNO3 có chứa 31.6g
Các nhóm thảo luận cách làm
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến nồng độ dung dịch.
Nồng độ phần trăm của dung dịch
Biểu thức tính 
Những đại lượng có liên quan
GV : Gợi ý HS nêu lên các bước giải như sau :
chất tan trong dd thu được là chất nào ?.
Chất tan trong dd có phải là Na2O hay không ?
Tính khối lượng chất tan và khối lượng dd
Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.
GV : Nêu câu hỏi :
- Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta cần thực hiện những bước nào?
Hs : Ta cần thực hiện những bước sau :
B1 : Tính các đại lượng cần dùng
B2 : Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định .
GV : Chiếu bài tập lên màn hình
HS : Tiến hành làm theo 2 bước trên.
Ôn các khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hòa, độ tan.
Bài tập 1 :
Tính khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa ( ở 200C) có chứa 31.6g KNO3 
Giải : 	
Khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa ( ở 200C) có chứa 31.6g KNO3 là ;
mdd = mH2O + m KNO3
 = 100 + 31.6 = 131.6 g
Khối lượng nước hòa tan 63.2 g KNO3 để tạo dung dịch bão hòa KNO3 (200C) là 200g
khối lượng dung dịch KNO3 bão hòa ( ở 200C) có chứa 63.2g KNO3 là : 
= 200 + 63.2 = 263.2 g
Bài tập 2 :
Hòa tan 3.1g Na2O vào 50g nước. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.
Giải : 
PTHH : 
Na2O + H2O ž 2NaOH
Theo phương trình thì :
nNaOH = 2 x 
	= 2 x 0.05 = 0.1 mol
vậy mNaOH = 0.1 x 40 = 4 g
mddNaOH = 50 + 3.1 = 53.1 g
 =4/53.1 x 100% 7.53%
II. Luyện tập các bài toán tính theo phương trình có sử dụng đến CM, C%
Bài tập 3 : 
Tính toán và pha chế 100g dd NaCl 20%
Giải : 
* Tính toán :
- Tìm khối lượng nước cần dùng :
mH2O = mdd – mct = 100 – 20 = 80 g
* Pha chế :
 - Cân 20 g NaCl cho vào cốc
- Cân 80 g H2O (hoặc đong 80ml) cho dần vào cốc khuấy đều cho đến khi NaCl tan hết ta được 100 g dd NaCl 20%
4. Dặn dò : 
Chuẩn bị tốt cho buổi kiểm tra học kỳ II
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 chon bo (vip).doc