Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.

 - Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm.

 - Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học

2.Kỹ năng

 Rèn các kĩ năng thu thập, tìm tòi, sử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

3. Thái độ

 Bước đầu các em biết cần phải làm gì để học tốt môn hóa học, trước hết phải có lòng say mê môn học, ham thích đọc sách, rèn luyện tư duy.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học( Các ngành dầu khí, gang thép, xi măng, cao su )

 - Dụng cụ: giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.

 - Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.

 

docx 170 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/09/2022
Ngày giảng: 06/09/2022
Tuần 1Tiết 1
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.
	- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm.
	- Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học
2.Kỹ năng
	Rèn các kĩ năng thu thập, tìm tòi, sử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
3. Thái độ
	Bước đầu các em biết cần phải làm gì để học tốt môn hóa học, trước hết phải có lòng say mê môn học, ham thích đọc sách, rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học( Các ngành dầu khí, gang thép, xi măng, cao su)
	- Dụng cụ: giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.
	- Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.
2. HS: Sách, vở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
	Sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ
	- Làm quen học sinh
	- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
	- Chia nhóm
3. Bài mới
	Hóa học là môn học mới năm nay các em mới làm quen.Vậy hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta cần nghiên cứu để có thái độ làm gì để học hóa học tốt hơn.
HĐ của GV 
HĐ của HS
HĐ1: HÓA HỌC LÀ GÌ?
GV: Chia lớp thành 3 nhóm: Yêu cầu học sinh kiểm tra hóa chất, dụng cụ
GV Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
? Hãy nêu nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ?
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- GV: Chuyển ý hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất,ứng dụng vậy hóa học có vai trò như thế nào ?
1. Thí nghiệm: SGK
HS: Các nhóm làm thí ngiệm.Quan sát hiện tượng
- HS các nhóm báo cáo kết quả quan sát được
2. Quan sát: 
Thí nghiệm 1: Tạo chất mới không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Tạo chất sủi bọt trong chất lỏng
3. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất.
HĐ 2: HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO 
TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA:
GV: Yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK
GV: Treo tranh ảnh, học sinh nghiên cứu tranh về vai trò to lớn của hóa học.
GV: Đưa thêm thông tin về ứng dụng của hóa học trong sinh hoạt, sản xuất, y học...
? Em hãy nêu vai trò của hóa học trong đời sống?
GV: Chuyển ý: Hóa học có vai trò như vậy, vậy làm thế nào để học tốt môn hóa 
THGDBVMT: Vai trò của hóa học trong việc tìm ra các chất cải tạo tầng ozôn, cải tạo môi trường,
1. Trả lời câu hỏi:
2. Nhận xét:
3. Kêt luận:
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
HĐ 3: CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA
? Quan sát thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên nhằm mục đích gì?
? Sau khi quan sát nắm bắt thông tin cần phải làm gì?
? Vậy phương pháp học tốt môn hóa tốt nhất là gì?
GV bổ sung cho đầy đủ.
GV: Hệ thống lại nội dung toàn bài 
1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiẹn các hoạt động sau:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Vận dụng 
- Ghi nhớ
HS trả lời .
2. Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt:
- Biết làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng, nắm vững kiến thức có khả năng vận dụng kiến thức đã học
4. Củng cố
	Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào đối với đời sống chúng ta?
5. Dặn dò
	Đọc trước bài Chất
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: 10/09/2022
Ngày giảng: 12/09/2022
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Tiết 2: CHẤT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	- HS phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất.
	- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
2.Kỹ năng
	Rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất (Dựa vào tính chất vật lý để tách riêng chất ra khỏi hợp chất)
3.Thái độ
	Nghiêm túc tìm tòi, giáo dục lòng yêu thích say mê môn học
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Một số mẫu chất: S, P, Cu, Al, chai nước, cồn
	- Dụng cụ: Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh, Chén sứ,đèn cồn, diêm,
2. HS: Sách, vở, Cùng GV chuẩn bị hóa chất, dụng cụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
 Sĩ số 8: 
2. Kiểm tra bài cũ 
	?Hoá học nghiên cứu gì? có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
3. Bài mới
HĐ của GV 
 HĐ của HS
HĐ1: CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
GV yêu cầu HS đọc thông tin
? Quan sát thực tế em hãy kể những vật cụ thể xung quanh?
? Những vật thể cây cỏ, sông suối khác với đồ dùng, sách vở, quần áo ở những điểm nào?
? Vậy có mấy loại vật thể?
.GV: Tổng kết thành sơ đồ
 Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo
GV: Bổ sung và chốt kiến thức
I. Chất có ở đâu?
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK
- Có rất nhiều vật thể:
+) Vật thể tự nhiên: Cây cỏ, đất đá
được hình thành từ các chất.
+) Vật thể nhân tạo: sách vở..được làm từ các vật liệu, vật liệu được làm từ chất hay hỗn hợp chất.
- Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất
HĐ 2: TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
GV: yêu cầu HS đọc TT phần đầu mục 1/II
? Phân biệt tính chất vật lí, tính chất hoá học?
GV cho học sinh quan sát các mẫu: S,P
?Hãy cho biết những hiểu biết của em về mẫu vật trên?Tại sao em biết được điều đó
GV: Làm thí nghiệm:
Nung S nóng chảy rồi đo nhiệt độ cho hs quan sát
? Làm thế nào ta biết được nhiệt độ nóng chảy của S là 1130c
 ? Làm thế nào để biết được đường có tan trong nước không?
? Các chất khác nhau có tính chất giống nhau không?
? Để xác định được tính chất của chất ta phải làm gì?
 GV đưa ra hai lọ nước mất nhãn thông báo 1 lọ đựng nước, một lọ đựng cồn, ta làm thế nào phân biệt được.
GV gợi ý: T/c của cồn và nước?
GV biểu diễn TN đốt cồn và nước
? Em biết gì về axit , khi sử dụng phải chú ý điều gì?
? Tại sao lại dùng cao su làm lốp xe
- Tóm lại việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
THGDBVMT: Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống
II.Tính chất của chất:
1.Mỗi chất có những tính chất nhất định
HS đọc TT trả lời
- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điên , dẫn nhiệt, khối lượng riêng...
- Tính chất hóa học: Là khả năng biến đổi chất này thành chất khác
+ HS trả lời: S màu vàng,dạng bột
 P: màu đỏ, dạng thỏi
+ Biết được nhờ quan sát
+ Bằng dụng cụ đo ta biết được tính chất nào của chất?( nhiệt độ sôi, nóng chảy)
+ Làm thí nghiệm
a. Quan sát
b. Dùng dụng cụ đo
c. Làm thí nghiệm
Kết luận: Mỗi chất có những tính chất nhất định
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
HS cồn cháy được, nước không cháy
HS phân biệt 2 lọ
+ Gây bỏng, khi dùng phải cẩn thận
+ Cao su có tính đàn hồi
a. Giúp nhận biết được chất
b. Biết cách sử dụng chất.
c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống
HS lắng nghe.
4. Củng cố
	- GV KT vở ghi,một số câu hỏi HSKT.
	- Làm bài tập 1,2,3
5. Dặn dò
	- BTVN 4,5 ( SGK) Bài 2.1- 2.4( SBT)
Ngày soạn: 11/09/2022
Ngày giảng: 13/09/2022
Tiết 3: CHẤT (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	- Hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.
	- Phân biệt được chất và hỗn hợp. Mỗi chất không lẫn chất khác( chất tinh khiết) có tính chất nhất định ,còn hỗn hợp( gồm nhiều chất) thì không có tính chất nhất định
	- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp còn nước cất là chất tinh khiết.
2.Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất( Dựa vào tính chất vật lý để tách riêng chất ra khỏi hợp chất)
	- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần giũ trong cuộc sống.
3.Thái độ: Nghiêm túc tìm tòi, giáo dục lòng yêu thích say mê môn học
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Hoá chất: Nước cất, muối,nước tự nhiên
	- Dụng cụ: đèn cồn kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ,tấm kính, dụng cụ đo độ.
2. HS: Sách, vở, một số dụng cụ, hóa chất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
	Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
	? Chất có ở đâu?
	? Hãy nêu tính chất vật lý của chất?
3. Bài mới 
CHẤT TINH KHIẾT (TIẾP)
HĐ của GV 
 HĐ của HS
HĐ1: HỖN HỢP: 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát cốc nước muối và nước cất.
? Hãy nêu những điểm giống nhau?
GV: làm thí nghiệm 
+ Nhỏ 1 giọt nước muối lên tấm kính1
+ Nhỏ 1 giọt nước cất lên tấm kính2
Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết y/c HS quan sát
GV thông báo nước muối là hỗn hợp
? Vậy hỗn hợp là gì?
GV nhận xét kết luận
III. Hỗn hợp:
Học sinh quan sát
+ Đều là chất lỏng không màu
+ HS quan sát:
- Kính 1 có vết cặn vì có nước và muối
- Kính 2 không có vết cặn vì chỉ có nước
 - Học sinh đưa ra kết luận:
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
VD: Nước đường
HĐ 2: CHẤT TINH KHIẾT: 
- GV: Mô tả quá trình chưng cất nước tự nhiên. Tiến hành đo t0 sôi, t0 nóng chảycủa nước cất, đưa ra thông số.
GV: Khẳng định: Nước cất là chất tinh khiết
? Vậy những chất thế nào mới có những tính chất nhất định?
? Thế nào là chất tinh khiết?
 Chất tinh khiết
- Học sinh theo dõi thí nghiệm
- Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định.
- HS đưa ra kết luận
 Chất tinh khiết chỉ gồm một chất, và có tính chất vật lí, hoá học nhất định 
 VD: Nước cất
HĐ3: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
GV Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm:
- Hòa tan muối ăn vào nước rồi cô cạn dung dịch
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo nhận xét của nhóm về các hiện tượng xảy ra 
GV: Nhận xét và bổ sung . Chốt kiến thức
GV: Bằng cách chưng cất tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Ngoài ra còn dựa vào các tính chất khác nhau để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta phải dựa vào tính chất nào của chất
GV: kết luận
GV: Bổ sung, nhận xét và chốt kiến thức 
THGDBVMT: Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống
3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Học sinh làm thí nghiêm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
HS làm bài tập số 8
HS lắng nghe.
4. Củng cố 
	- Đọc kết luận chung SGK
	- Làm bài tập 7 vào vở.
5. Dặn dò: làm bài tập 5.6 SGK và 2.5 – 2.8S BT
	Đọc và chuẩn bị bài thực hành
Ngày soạn: 17/09/2022
Ngày giảng: 19/09/2022 
Tiết 4: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	- Học sinh làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
	- Học sinh nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN.
	- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.
	- Quan sát sự nóng chảy và so sanh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
	- Làm sạch muối từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2.Kỹ năng
	- Sử dụng được một số dụng cụ hóa chất để thực hiện một số thí nghiệm nêu ở trên.	
	- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ
	Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, ham hiểu b ... i tập.
BT1: Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau.
a) P + O2 
b) Fe + O2 
c) H2 + Fe2O
 d) BaO + H2O 
e) SO3 + H2O 
f) Ba + H2O 
? Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào.
? Tại sao lại phân loại như thế.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
a. NhómI:
Tính chất hoá học của oxi gồm
+T ác dụng với 1 số kim loại , phi kim,với 1 số hợp chất.
Nhóm II: Tính chất hoá học của hiđro
+ Tác dụng với oxi, oxit 1 số kim loại
c. Nhóm III: Tính chất hoá học của nước
+ Tác dụng với 1 số kim loại oxit bazơ , oxit axit
d. Nhóm IV: Viết phương trình phản ứng của oxi ,hiđro , nước
HS lấy ví dụ
HS làm bài tập vào vở.
+ Các phản ứng a,b,d,e thuộc phản ứng hoá hợp.
+ Các phản ứng c,f thuộc phản ứng oxi hoá khử.
HS nhắc lại các khái niệm về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử.
Hoạt động 2: II. Cách điều chế oxi, hiđro
GV yêu cầu HS làm bài tập 2
Viết các phương trình phản ứng sau.
 a. KMnO4 
 b. KClO3 
 c. Zn + HCl 
 d. Al + H2SO4 loãng 
 e. Na + H2O 
 f. H2O 
? Trong các phản ứng trên phản ứng nà dùng điều chế O2, H2 trong phòng thí nghiệm.
? Cách thu oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm có điểm gì giống và khác nhau?Vì sao.
GV gọi HS lên bảng làm.
HS làm bài tập 2.
Viết các phương trình phản ứng sau.
 a.2KMnO4K2MnO4 +MnO2+ O2
 b. 2KClO3 2KCl + 3O2
 c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 d. 2Al +3H2SO4 loãng Al2(SO4)3 + 3H2
 e. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
 f. 2H2O 2H2 + O2
- Phản ứng dùng điều chế O2 : a, b, f
- Phản ứng dùng điều chế H2 : c, d, e, f.
Thu oxi, hiđro bằng đẩy nước và đẩy không khí. Vì ít tan trong nước.
Khác thu oxi bằng để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí .
Thu hđro bằng úp bình vì H2 nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 3: III. Khái niệm oxit, bazơ, axit, muối
GV cho HS làm bài tập sau.
Cho các hợp chất sau: K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2.
? Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất trên.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng 
GV nhận xét .
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. + nhóm 1: Oxit.
K2O : Kali oxit.
+ Nhóm 2: Bazơ.
Mg(OH)2 : Magiêoxit.
+ Nhóm 3: Axit.
H2SO4 : Axitsunfuhđric.
+ Nhóm 4: Muối.
AlCl3 : Nhôm clôrua.
Ca(HCO3)2 : Canxihdrocacbonat.
K3PO4 : Kali phôtphat.
HS: Oxit : RxOy
 Axit : HnA
 Bazơ : M(OH)n
 Muối : MxAy
4. Củng cố: ? Nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: - Tiếp tục ôn tập các nội dung: dung dịch , độ tan, dung dịch bão hoà, C%, CM giờ sau ôn tập tiếp.
Ngày soạn: 11/05/2019
Ngày giảng: 13/05/2019 
Tuần 36/ Tiết 69 :ÔN TẬP HỌC KÌ II (TT)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS ôn tập lại các khái niệm dung dịch , độ tan, dung dịch bão hoà, C%, CM 
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng giải toán về nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
Rèn luyện kĩ năng giải toán tính theo phương trình hoá học.
3.Thái độ
Nghiêm túc, tực giác trong học tập.
*Mục tiêu dành cho em Bàn Thị Hiền và Triệu Thị Thanh Huyền (khuyết tật): Tiếp tục hệ thống, củng cố các kiến thức đã học trong chương trình HK II
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - ND ôn tập.
2. HS: - Sách, vở, ôn lai các KT dung dịch , độ tan, dung dịch bão hoà, C%, CM 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 0/
3. Bài mới 
Hoạt động 1. khái niệm về dung dịch , độ tan, dung dịch bão hoà.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhắc lại các khái niệm dung dịch, dung dich bão hoà, độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.
GV yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập 1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong:
a. 47g dd NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 20oC.Biết S=88g.
GV hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm.
b.27.2g dung dịch NaCl bão hoà ở 20oC biết S = 36
Bài tập 2: Hoà tan 8 g CuSO4 trong 100ml nước. Tính C%, CM của dung dịch thu được.
GV hướng dẫn.
? Để tính CM cần phải tính các đại lượng nào.
? Nêu biểu thức tính.
GV gọi HS lên bảng làm.
? Để tính C% còn thiếu đại lượng nào.
Bài tập 3: Cho 5.4 g Al vào 200ml dung dịch H2SO4 1.35M.
a. Kim loại hay axit dư.
b. Tính thể tích H2ở đktc.
c. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
GV gọi ý.
? Xác định chất dư bằng cách nào.
? Tính số mol chất phản ứng.
? Tính thể tích H2 ở đktc.
GV gọi HS lên bảng làm .
GV nhận xét cho điểm.
Bài tập 4: Hoà tan 8.4 g Fe bằng dung dịch HCl 10.95 %.
a. Tính thể tích H2 ở đktc.
b. Tính khối lượng của HCl.
c.Tính C% của dung dịch sau phản ứng.
GV hướng dẫn HS làm tương tự bài trên.
HS thảo luận trả lời câu hỏi.
BT 1:a. mdd NaNO3 bão hoà
100 + 88 = 188g
Khối lượng NaNO3 có trong 47g dd bão hoà ở 20oC là
mNaNO3 =
nNaNO3 =
b.100g nước hoà tan 36g NaCl thành 136g dd bão hoà ở 20oC
Khối lượng NaCl có trong 27,2g dd NaCl bão hoà ở 20oC là
 mNaCl =
 nNaCl =       
HS áp dụng làm bài.
nCuSO4=  =  = 0.05 (mol)
CM =  = 0.5M
Đổi 100ml = 100g.
mdd = mH2O + mCuSO4
 = 100 + 8 = 108 (g)
C% =                              = 7.4%
HS làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
 nAl =  = 0.2 (mol)
 nH2SO4 = CM x V = 1.35 x 0.2 
 = 0.27 (mol)
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Sau phản ứng nhôm dư.
 nAl =  = 0.18 (mol)
nAl dư = 0.2 – 0.18 = 0.02 (mol)
mAl dư = 0.02 x 27 = 0.54 ( g )
nH2 = nH2SO4 = 0.27 (mol)
VH2 = 0.27 x 22.4 = 6.048 ( l )
 nAl2(SO4)3  =  = 0.09 (mol)
Vdd sau phản ứng = Vdd H2SO4 = 0.2 lit.
CM Al2(SO4)3 = = 0.45 M
HS làm bài tập vào vở.
nFe  =  = 0.15 (mol)
 Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
nH2 = nFeCl2 = nFe  = 0.15 (mol)
nHCl = 2nFe  = 2 x 0.15 = 0.3 (mol)
VH2 = 0.15 x 22.4 = 3.36 (lit)
mHCl = 0.3 x 36.5 = 10.95 ( g )
Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là 100g 
Dung dịch sau phản ứng có FeCl2 .
mFeCl2 = 0.15 x 127 = 19.05 g 
mH2 = 0.15 x 2 = 0.3 ( g )
mdd sau = 8.4 + 100 – 0.3 = 108.1 ( g )
C% FeCl2 =  17.6 %
4. Củng cố:? Nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong bài ôn tập giờ sau kiểm tra học kỳ 
Làm các bài : 38.3, 38.8, 38.9, 38.13, 38.14, 38.15,38.16,38.17 SBT hoá 8.
Ngày soạn: 13/05/2019
Ngày giảng: 
Tuần 36/ Tiết 70 : KIỂM TRA HỌC KÌ II 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong HK II và cả năm học.
2. Kỹ năng
 -Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, làm bài KT.
3.Thái độ
Nghiêm túc, tực giác trong học tập.
*Mục tiêu dành cho em Bàn Thị Hiền và Triệu Thị Thanh Huyền (khuyết tật): Kiểm tra việc nắm và vận dụng kiến thức mà học sinh đã học trong chương trình học kì II.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Đề KT.
2. HS: - Ôn tập các ND.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 0/
3. Bài mới: 
A. Hình thức kiểm tra: TNKQ và TL
B. Ma trậ đề kiểm tra
Ma trận đề kiểm tra.
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Hiđro - oxi
- Nguyên liệu để điều chế oxi
- Nhận biết được Hđro và Oxi bằng phương pháp hóa học
Số câu hỏi
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
0,5 điểm
2 điểm
2,5đ
25%
2. Lập phương trình và phân loại các phương trình
- Lập được phương trình hóa học.
Số câu hỏi
1 câu
1câu
Số điểm
1 điểm
1đ
10%
3. Axit, Bazo,Muối
- nhận biết được hợp chất là bazo, axit, oxit.
Số câu hỏi
3 câu
3câu
Số điểm
1.5 điểm
1.5 đ
15%
4. Dung Dịch
Tính được nồng độ DD
Số câu hỏi
1 câu
1câu
Số điểm
0.5 điểm
0,5đ
5%
5. Bài tập tổng hợp
Biết tính toán theo PTHH.
- Viết được PT và tính toán các đại lượng theo PT
Viết được PTHH và XĐ được tên nguyên tố.
Số câu hỏi
1 câu
1 câu
1 câu
3câu
Số điểm
0.5 điểm
2,5 điểm
1.5 điểm
4.5đ
45 %
Tổng số câu
3 câu
3 câu
1 câu
2 câu
1 câu
10 câu
Tổng số điểm
1,5đ
15%
1.5 đ
15%
1 đ
10%
4,5đ
45%
1.5 đ
15%
10 đ
100%
Đề bài theo ma trận	
I: Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
 A: KMnO4, KClO3	 B: H2O, KClO3
C: K2MnO4, HCl	 D: KMnO4, H2O
Câu 2: Nhóm chất nào sau đây đều là oxit:
A: CaCO3, CaO, NO, MgO	 B: ZnO, K2O, CO2, SO3
C: HCl, MnO2, BaO, P2O5	 D: FeO, Fe2O3, NO2, HNO3
Câu 3: Nhóm chất nào sau đây đều là axit:
A: HCl, H2SO4, KOH, KCl	 B: NaOH, HNO3, HCl, H2SO4
C: HNO3, H2S, HBr, H3PO4	 D: HNO3, NaCl, HBr, H3PO4
Câu 4: Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ:
A: NaOH, Al2O3, Ca(OH)2, Ba(OH)2	 B: NaCl, Fe2O3, Ca(OH)2, Mg(OH)2
C: Al(OH)3, K2SO4, Zn(OH)2, Fe(OH)2 D: KOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Ba(OH)2
Câu 5: Khi hoá hợp hoàn toàn 1,12 lít khí oxi ( ở đktc ) với một lượng dư khí hidro thì khối lượng nước tạo thành là : 
 A.1,8 gam; 	B. 3,6 gam; C. 7,2 gam; 	 D. 18 gam .
Câu 6: Nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20 g KNO3 là:
A: 23,3M B: 0,233M C: 2,33M D: 233M
Phần II: Tự luận 
Câu 1: Viết phương trình phản ứng giữa khí H2 với các chất sau: CuO , Fe3O4 (ghi rõ điều kiện nếu có) 
Câu 2: Có 4 bình chứa khí riêng biệt Khí O2 , H2 , N2 , CO2 . hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hóa học.
Câu 3: Hòa tan Na vào H2O thu được 4,48 lít H2 (đktc) tính:
a. Khối lượng bazơ(NaOH) sinh ra ?
b. Dùng lượng H2 trên để khử FeO . Tính lượng Fe tạo thành .
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g Kim loại R (II) thu được 12 g oxit.
a. Viết PTPƯ.
b. Xác định nguyên tố R trên.
(Biết: K = 39, Cl = 35,5, Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1, Fe = 56, N =14)
	.....	...................	HẾT....................
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Môn hóa 8
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
C
D
A
B
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Phần II: Tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
1
1) CuO + H2  Cu    +  H2O
2) Fe3O4 + 4H2  3Fe    +   4H2O
0,5đ
0,5đ
2
Dẫn khí lần lượt các khí ra đầu ống dẫn khí sau đó đưa tàn đóm đỏ vào các đầu ống dẫn khí
- Khí ở lọ nào thoát ra làm que đóm bùng cháy là lọ chứa khí O2 
PTPƯ: O2 + C   CO2
Ba khí còn lại không làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy đó là khí H2, N2, CO2.
Ta tiếp tục đưa que đóm đang cháy vào hai đầu ống dẫn khí, khí nào cháy trong không khí đó là khí H2
PTPƯ : 2H2 + O2         2H20 
- Khí còn lại là CO2 và N2 ta tiếp tục dẫn hai khó đó nội qua nước vôi trong , khí nào làm cho nước vôi trong vẩn đục là khí CO2 . Khí còn lại là N2
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
3
a) 
Phương trình phản ứng:
 H2O + 2Na  2NaOH  + H2 
 2mol 1mol
 0,4mol 0,2mol
b, 
Theo PTPƯ ta có
 H2 + FeO   Fe     +    H2O
 1mol 1mol
 0,2mol 0,2mol
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
4
 a , 2R + O2    2RO
 b , gọi x là nguyên tử khối của R ta có 
 2R + O2       2RO
 2x 2(x+16)
 7,2g 12g
 7,2 . 2(x+16) = 2x . 12
 14,4x + 230,4 = 24x
 230,4 = 24x - 14,4x
 230,4 = 9,6x
 x = 230,4 : 9,6 = 24
Vậy R là Mg 
0,5
0,5
0,5
4. Củng cố: Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò
 Xem lại bài kiểm tra. Hệ thống lại toàn bộ kiến thức trong năm học..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx