Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 25: Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi - Năm học 2022-2023

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 25: Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS cần biết:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp.

 - HS biết được các ứng dụng của oxi

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

 4. Các năng lực cần đạt:

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo Viên: Kế hoạch dạy học, Sgk, Sgv, máy chiếu, phiếu học tập.

 2. Học Sinh: Nghiên cứu trước bài ở nhà.

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 25: Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 25/1/2023
Ngày thực hiện kế hoạch: 8A: /1/2023; 8B: /2/2023
Tiết 39:
BÀI 25: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP –
ỨNG DỤNG CỦA OXI 
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS cần biết:
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu được khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp.
 - HS biết được các ứng dụng của oxi
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 4. Các năng lực cần đạt: 
 - Năng lực giải quyết vấn đề.
 - Năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo Viên: Kế hoạch dạy học, Sgk, Sgv, máy chiếu, phiếu học tập.
 2. Học Sinh: Nghiên cứu trước bài ở nhà.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): 8A: 
8B: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’):
 1. Nêu các tính chất hoá học của oxi, viết phương trình phản ứng minh hoạ.
 3. Bài mới : 
* Hoạt động khởi động (1’): Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về sự oxi hoá – Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 (9’): Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự oxi hóa.
Gvhdhs hoạt động cá nhân nhận xét các VD1
?Hãy cho biết các phản ứng hoá học trên có đặc điểm gì giống nhau?
(Những PƯ trên đều có O2 t/d với các chất).
Gv: Những PƯHH kể trên được gọi là sự 
oxi hoá các chất đó.
?Vậy sự oxi hoá một chất là gì?
* Gv lưu ý: Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất.
Gvhdhs hoạt động theo cặp làm bài tập vận dụng (1 phút)
?Trong các phản ứng sau những phản ứng nào có xảy ra sự oxi hóa?
A. 4Al + 3O2 2Al2O3
B. CaCO3 CaO + CO2
C. 3Fe + 2O2 Fe3O4
Hs thảo luận theo cặp
Gv gọi đại diện các cặp lên trình bày đáp án.
Hs trình bày kết quả thảo luận.
Các cặp khác thảo luận và nhận xét kết quả.
Gv nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 (10’): Hướng dẫn Hs tìm hiểu về phản ứng hoá hợp.
Gv cho hs quan sát 1 số PƯHH Gv chiếu lên màn hình.( Bảng 1)
Gvhdhs hoạt động theo nhóm ( Thời gian 3 phút )
?Hãy nhận xét và ghi số chất p/ư và số chất sản phẩm trong các PƯHH? ( Bảng 1)
Gv phát phiếu học tập cho Hs, hướng dẫn Hs thảo luận.
Hs làm bài tập ra phiếu học tập.
Gv quan sát, hỗ trợ Hs thực hiện nhiệm vụ
Gv gọi đại diện Hs các nhóm lên trình bày đáp án.
Hs trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác thảo luận và nhận xét kết quả.
Gv nhận xét, đánh giá.
Gv thông báo: Các PƯHH trên được gọi là phản ứng hoá hợp.
? Vậy phản ứng hoá hợp là gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt kiến thức.
Gv yêu cầu hs lấy ví dụ về phản ứng hóa hợp
Hoạt động 3 (10’): Hướng dẫn Hs tìm hiểu về những ứng dụng của oxi.
Gv chiếu lên màn hình những ứng dụng của oxi cho Hs quan sát.
Gvhdhs hoạt động cá nhân.
?Em hãy kể tên các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống?
Hs quan sát và kể tên các ứng dụng của oxi.
Gv: Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là:
 + Sự hô hấp.
 + Sự đốt nhiên liệu.
I. Sự oxi hóa.
* VD1
S + O2 SO2 
4P + 5O2 2P2O5 
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
* Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
II. Phản ứng hoá hợp.
* Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (SP) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
III. ứng dụng của oxi:
1. Sự hô hấp:
- Khí oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật.
- Khí oxi phục vụ phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy.
2. Sự đốt nhiên liệu:
- Nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí.
- Sản xuất gang thép.
- Chế tạo mìn phá đá.
- Đốt nhiên liệu trong tên lửa.
 4. Củng cố (10’): 
 - Yêu cầu HS hoạt động theo đội ( Bài 1 chơi trò chơi) và hoạt động cá nhân ( bài 2) làm các bài tập sau: 
 * Bài tập 1: Hoàn thành các PTPƯ sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp: 
 a. Mg + ? MgS.
 b. ? + O2 Al2O3.
 c. H2O H2 + O2.
 d. CaCO3 CaO + CO2.
 e. ? + Cl2 CuCl2.
 * Bài tập 2: Lập PTPƯ biểu diễn các phản ứng hoá hợp sau:
 a. Hidro với Oxi.
 b. Oxi với magie.
 c. Clo với kẽm.
 5. Dặn dò (1’): 
 - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
 - Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 87).
 - Đọc trước bài oxit.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_25_su_oxi_hoa_phan_ung_hoa_hop_ung.docx