Giáo án Hóa học 8 - Tuần 9 năm 2012

Giáo án Hóa học 8 - Tuần 9 năm 2012

I. Mục tiêu

Học sinh biết được :

- HTVL là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác .

- HTHH là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác .

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về HTVL và HTHH

- Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên

Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, nam châm, kẹp, đèn cồn, đũa thủy tinh,.

Hoá chất : Đường, nước, muối ăn, bột sắt, bột lưu huỳnh.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tuần 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	NS : 05 – 10 -2012
Tiêt 17	ND : 
Chương II. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
 Bài 12 SỰ BIẾN ĐỔI C HẤT
I. Mục tiêu 
Học sinh biết được :
- HTVL là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác .
- HTHH là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác .
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về HTVL và HTHH
- Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên 
Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, nam châm, kẹp, đèn cồn, đũa thủy tinh,...
Hoá chất : Đường, nước, muối ăn, bột sắt, bột lưu huỳnh.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới 
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định : điểm danh
2.Kiểm tra bài cũ: khơng kiểm tra.
3. Bài mới : SGK
Hoạt động 1: HIƯN TƯỢNG VËT LÍ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hãy quan sát hình 2.1 SGK .45
- Nước có thể tồn tại ở mấy trạng thái ?
- Ở các trạng thái đó có sự thay đổi về chất không ?
- Tiến hành làm TN : hoà tan muối vào nước.
- Đun cạn ống nghiệm nước muối bằng đèn cồn.
- Nhận xét ntn về kết quả TN ?
- Ghi lại sơ đồ biến đổi ?
- Thí nghiệm có sự thay đổi về chất không?
- Đó là những hiện tượng vật lí 
 Hiện tượng vật lí là gì ?
- Nhận xét, chốt KT.
- Hãy lấy các VD về hiện tượng vật lí.
- Nhận xét, chốt đáp án.
I . Hiện tượng vật lý 
- Quan sát hình.
- 3 trang thái : R, L, K.
- Chỉ có sự biến đổi trạng thái, không có sự biến đổi chất.
- QS hiện tượng, nhận xét , rút ra nhận xét .
- Muối ăn rắn tan trong nước muối khan (rắn)
Muối ăn (r) dung dịch muối(l) 
Muối ăn (r)
- Quá trình trên chỉ có sự thay đổi trạng thái, không có sự biến đối chất
- Nhận xét và ghi bài :
Hiện tượng biến đổi chất mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là HTVL.
- VD : HS lấy VD
Họat động 2: HIƯN TƯỢNG HOÁ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Làm thí nghiệm :
+ Trộn đều bột Fe và S theo tỷ lệ ms : mFe = 32 : 56 → chia 2 phần.
+ P1: Đưa nam châm lại gần
+ P2: Cho vào ống nghiệm đun nóng, đưa nam châm lại gần.
+ Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra ntn ?
+ Hãy giải thích hiện tượng .
- Làm TN 2 :
Cho đường vào ống nghiệm → đun nóng
- Hai TN trên có phải hiện tượng vật lí ? vì sao ? 
- 2 HT trên là HTHH, HTHH là gì ?
- Hãy lấy các VD cho hiện tượng hĩa học.
- Dựa vào đâu để phân biệt HTVL và HTHH ?
- Nhận xét, chốt Đ.A
II. Hiện tượng hĩa học
- Quan sát, nhận xét hiện tượng :
+ P1: Sắt bị nam châm hút
+ P2: Khi đun nóng hỗn hợp nóng đỏ → màu xám đen, không bị nam châm hút.
+ Giải thích :
 P1 : sắt bị nam châm hút vì sắt cĩ từ tính.
 P2 : Nam châm khơng hút chất trong ống nghiệm 2 sau phản ứng trong ON ko cịn sắt cĩ sự biến đổi từ Fe thành chất khác.
- Quan sát, nhận xét hiện tượng :
Đường đun nóng → chấùt màu đen, thành ống có nước
- Có sự sinh ra chất mới có tính chất khác chất ban đầu → khơng phải HTVL.
- Rút ra KL :
Hiện tượng chất biến đổi cĩ tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hĩa học .
- VD : VD do HS tự lấy.
- Phân biệt :
+ HTVL : khơng sinh ra chất mới.
+ HTHH : cĩ sinh ra chất mới.
4. Củng cố : 
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý, hoá học.
Hiện tượng
Vật lý
Hoá học
1. Đun nước thấy hơi nước bay ra khe hở của nồi.
x
2. Để thanh sắt trong không khí lâu ngày bị gỉ .
x
3. Thổi hơi thở vào cốc nước vôi trong thấy vẩn đục .
x
4. Đun đường thành than .
x
5. Ép mùn cưa thành ván ép .
x
6. Phơi nước biển thành muối.
x
Câu 2 : Những hiện tượng nào sau đây là HTVL, HTHH ?
a. Giũa một đinh sắt thành mạt sắt (1). Hịa tan mạt sắt trong ống nghiệm đựng axit clohidric, thu được sắt clorua và khí hidro(2).
b. Cho một ít đường vào ống nghiệm đựng nước, khuấy cho đường tan hết ta được nước đường (1) .Đun sôi nước đường trên ngọn lửa đèn cồn, nước bay hơi hết , tiếp tục đun ta được chất rắn màu đen và chất khí thoát ra (2), khí này làm đục nước vôi trong (3)
Đáp án : 
 a. (1) Là HTVLù (2) HTHH
 b. (1) Là HTVL (2) HTHH (3) HTHH 
5. Dặn dò :
 - Học bài cũ . 
 - Làm bài 1, 2, 3 trang 47.
 - Xem bài 13 “ Phản ứng hóa học “ với các nội dung I, II.
-----------------------—– & —–-----------------------
Tuần 9	NS : 06 – 10 - 2012
Tiết 18	ND :
 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC .
 (P I + P II )
I. Mục tiêu 
Hs biết được :
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác .
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét PƯHH
- Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học .
- Xác định được chất phản ứng và sản phẩm .
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh vẽ 2.5 SGK, bảng BT.
2.Học sinh : học bài cũ và chuẩn bị bài mới .
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định : điểm danh	
2. Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : Thế nào là hiện tượng vậy lý, hiện tượng hoá học, nêu ví dụ ?
HS 2 : Làm bài tập 2 sgk / 47 .
Đáp án : 
HS 1: 
- HTVL là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác + VD
- HTHH là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác + VD
Câu 2 : 
+ a, c là hiện tượng hóa học + b, d là hiện tượng vật lý 
3. Bài mới : SGK.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐỊNH NGHĨA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 - Giới thiệu KN PƯHH.
- Hãy lấy các VD đã học cĩ sự biến đổi chất này thành chất khác ?
- Giới thiệu : những chất bị biến đổi được gọi là chất tham gia hay chất phản ứng. Những chất sinh ra được gọi là sản phẩm hay chất tạo thành.
- Nêu cách viết PT chữ của PƯ HH, cách đọc phản ứng.
VD : Sắt + Lưu huỳnh " Sắt (II)sunfua.
BT 1. Hãy chỉ ra chất tham gia,ø sản phẩm trong các phản ứng hoá học và đọc các PƯ sau:
 Cacbon + Oxi " Cacbonic.
 Hidro + Oxi " Nước.
 Nhôm + Clo " Nhôm clorua. 
 Natri + Nước " Natri hidroxit + Hidro.
- Mời đại diện 4 nhĩm đọc các PƯ.
- Nhận xét, chốt Đ.A.
- Qua VD cây nến cháy trong PƯ HH, lượng chất PƯ giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
I . Định nghĩa 
- Nghe và ghi bài :
 Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Nêu các VD, qua đĩ xác định chất ban đầu bị biến đổi trong PƯ và chất mới sinh ra trong PƯ. 
- Nghe và ghi bài :
+ Chất bị biến đổi được gọi là chất 
tham gia hay chất phản ứng.
+ Chất sinh ra được gọi là sản phẩm hay 
chất tạo thành.
VD : Qua trình sắt và lưu huỳnh biến đổi thành sắt (II) sunfua là phản ứng hĩa học.
+ Chất bị biến đổi :ø sắt , lưu huỳnh
+ Chất sinh ra : Sắt (II) sunfua.
- Nghe và ghi nhớ, ghi bài :
Sắt + Lưu huỳnh " Sắt (II)sunfua
- TLN 6’, hoàn thành bảng, 1 đại diện nhóm chữa bảng. Lớp bổ sung.
PƯ
Chất tham gia
Sản phẩm
a)
Cacbon, oxi
Cacbonic
b)
Oxi, hiđro
Nước 
c)
Nhôm, Clo
Nhôm clorua 
d)
Natri, nước.
Natri hidroxit, Hidro.
- 4 học sinh đọc các phản ứng. 
- Các nhĩm nhận xét lẫn nhau.
Hoạt đông 2: DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Chất cấu tạo từ các phân tử, khi các chất PƯ với nhau chính là các phân tử PƯ với nhau PƯ giữa các phân tử phản ánh pư giữa các chất.
VD : cho chất khí hidro + chất khí oxi tạo ra nước. Muốn xét PƯ này ta chỉ việc xét PƯ giữa các phân tử khí hidro với phân tử khí oxi.
- Treo tranh vẽ.
- Dựa vào tranh vẽ, hãy trả lời 4 câu hỏi của SGK của mục.
- Qua VD, hãy cho biết, trong PƯ HH :
+ Sự thay đổi diễn ra ở đâu ?
+ Thành phần nào ko thay đổi ?
+ Kết quả của PƯ ?
- Hãy nêu diễn biến của PƯ HH ?
- Treo tranh vẽ PƯ của KL đồng với oxi.
- Khi KL tham gia PƯ HH thì sau PƯ, cĩ sự thay đổi gì về LK đối với nguyên tử KL ?
II. Diễn biến của PƯHH
- Nghe giới thiệu và ghi nhớ.
- Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK
 trả lời câu hỏi :
+ Trước PƯ : H LK với H và O LK với O.
+ Sau PƯ : 2H LK với 1O.
+ Trong quá trình PƯ, số nguyên tử O, H khơng đổi.
+ Các phân tử trước và sau PƯ khác nhau về thành phần và trật tự LK giữa các nguyên tử.
- Phân tích phản ứng qua 4 câu trả lời trả lời được :
+ LK giữa các nguyên tử thay đổi.
+ Số lượng các nguyên tử ko đổi.
+ Kết quả : Phân tử chất này biến đổi thành phân tử chất khác.
- Nêu KL và ghi bài :
Trong PƯ HH, chỉ cĩ LK giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- QS tranh.
- Sau PƯ, nguyên tử KL liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
4. Củng cố : 
câu 1. Nêu định nghĩa PƯHH.
Câu 2.
Nêu diễn biến của PƯHH (bản chất của PƯHH)
Câu 3.
Hãy xác định chất PƯ, chất SP trong 2 PƯ của phần đọc thêm, đọc các PƯ.
Câu 4: Ghi lại phương trình chữ của PƯHH trong các hiện tượng mô tả dưới đây :
a. lưu huỳnh hóa hợp với khí oxi tạo ra khí sunfurơ có mùi hắc .
b. Nước bị phân hủy sinh ra khí hidro và khí oxi .
c. Khi nung, đá vôi bị phân hủy sinh ra vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic.
Đáp án :
a . Lưu huỳnh + Khí oxi Khí sunfurơ
b. Nước 	Khí hidro + Khí oxi .
c . Đá vôi 	canxi oxit + Khí cacbonic.
Đọc các PƯHH trên.
5. Dặn dò : 
- Học bài cũ .
 - Làm bài tập 1, 2, 3 , 4 sgk / 50 , 51 .
-----------------------—– & —–-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 hoa 8 NGUNHUBO.doc