I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh củng cố:
- Khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.
- Phương trình hóa học và ý nghĩa của PTHH.
- Định luật bảo toàn khối lượng.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học.
- Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:Yêu cầu học sinh ôn lại các kiến thức về:
+Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
+ĐL BTKL
+Các bước lập phương trình hóa học.
+Ý nghĩa của phương trình hóa học.
Ngày soạn 6/11/2011 Tuần: 12 Tiết: 24 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh củng cố: - Khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. - Phương trình hóa học và ý nghĩa của PTHH. - Định luật bảo toàn khối lượng. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học. - Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản. - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể. 3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ:Yêu cầu học sinh ôn lại các kiến thức về: +Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. +ĐL BTKL +Các bước lập phương trình hóa học. +Ý nghĩa của phương trình hóa học. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ - Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ? 3.Vào bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -So sánh hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ? Bài 1: Hiện tượng nào là HTVL, HTHH? a.Dây sắt cắt thành từng đoạn, tán thành đinh. b. Than cháy sinh ra khí cacbonic. c. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. -Nhận biết giải thích. Bài 2: bài tập SGK/ 60,61 - PƯHH là gì? -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, gọi tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng. - Hãy so sánh các chất trước phản ứng và sau phản ứng để trả lời các câu hỏi b, c. -Qua BT nhắc lại bản chất của PƯHH. Bài 3: bài 3/61 SGK -Dựa vào ĐL BTKL hãy viết biểu thức tính khối lượng các chất trong phản ứng ? -GV hướng dẫn HS tính % về khối lượng của canxi cacbonat chứa trong đá vôi. -% chất A (pư) = {m chất A (pư) : m chất A (đề bài cho)}.100 Bài 4: Hãy lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong PƯ. a.KOH + CuSO4 K2SO4+ Cu(OH)2 b.Na + O2 Na2O to c.P2O5 + H2O H3PO4 d.Al(OH)3 Al2O3 + H2O - Gv nhận xét , Lưu ý cách ghi chỉ số, hệ số. - Quan tâm HS trung bình, yếu. Bài 5: Hãy chọn CTHH thích hợp điền vào chỗ ?, rồi cân bằng PƯ. to a. Mg + HCl MgCl2 + ? b. Fe + ? Fe3O4 c. CuO + HCl CuCl2 +? -Gv hướng dẫ hs cách xác định các chất. -Gv nhận xét, tổng kết. - Nêu định nghĩa HTVL, HTHH. So sánh. -Hiện tượng vật lý -Hiện tượng hóa học -Hiện tượng vật lý -giải thích. -Nhắc lại định nghĩa PƯHH -Xác định tên chất tham gia, sản phẩm. -nhận xét sự liên kết giữa các nguyên tử trước và sau PƯ -Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau PƯ. -Nêu diễn biến của PƯHH -Phát biểu định luật BTKL. -Viết công thức về khối lượng của PƯ. -Tính khối lượng của CaCO3. - Tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi. -HS lần lược lên bảng cân bằng các PƯHH. - Nêu tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong PƯ. -Hs hoạt động nhóm. -các nhóm trình bày kết quả. -rút kinh nghiệm. Bài 1: a. Hiện tượng vật lý vì sắt chỉ bị biến đổi hình dạng. b. Hiện tượng hóa học vì trong hiện tượng có sinh ra chất mới. c. Hiện tượng vật lý vì cồn chỉ bị thay đổi trạng thái. Bài 2: a.Chất tham gia: N2 và H2 Chất sản phẩm : NH3 b.Trước phản ứng: H - H và N – N Sau phản ứng: 3H liên kết với 1N. Phân tử H2 và N2 biến đổi tạo thành phân tử NH3. c.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi: nguyên tử H = 6, nguyên tử N =2 Bài 3: a. Theo ĐL BTKL, ta có: b. Khối lượng của CaCO3 PƯ = 140 + 110 = 250g -Tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi. Bài 4: a.2KOH + CuSO4 K2SO4 + Cu(OH)2 b.4Na + O2 2Na2O c.P2O5 + 3H2O 2H3PO4 to d.2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O Bài 5: to a. Mg + 2HCl MgCl2 +H2 b. 3Fe + 2O2 Fe3O4 c.CuO +2HCl CuCl2 +H2O VI.DẶN DÒ -Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Ôn tập: +Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. +Định luật bảo toàn khối lượng. Cách làm bài toán theo ĐLBTKL. +Phản ứng hóa học: định nghĩa, điều kiện, dấu hiệu để nhận biết PƯHH xảy ra. +Lập PTHH. +Các bài tập sau các bài trong SGK. V.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tài liệu đính kèm: