I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
2.Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các TN nêu trên.
¬- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần tập thể, ý thức tiết kiệm.
4. Trọng tâm
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Điều kiện để PƯHH xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
Ngày soạn: 27/10/2011 Tuần: 10 Tiết: 20 Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức :Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: - Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. - Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than. 2.Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các TN nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học. - Viết tường trình hoá học. 3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Xây dựng tinh thần tập thể, ý thức tiết kiệm. 4. Trọng tâm - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Điều kiện để PƯHH xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Hóa chất Dụng cụ -Dung dịch Ca(OH)2 -Ống nghiệm và giá ống nghiệm. -Dung dịch Na2CO3 -Đèn cồn,diêm, kẹp ống nghiệm. -Thuốc tím ( KMnO4 ) -Ống hút, nút cao su có ống dẫn. -Que đóm, bình nước. 2. Học sinh: -Đọc trước nội dung bài thực hành. -Kẻ bản tường trình vào vở: STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Phương trình chữ 01 02 III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài củ -Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. -Trình bày dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra. . 3.Vào bài mới GV hướng dẩn nội dung thực hành cho học sinh. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Nêu mục tiêu của bài thực hành. -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 (SGK) -Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. - Lưu ý các thao tác: rót chất lỏng vào ống nghiệm, hòa tan chất rắn trong ống nghiệm có nước, lắc ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm. -Cho các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét rút kinh nghiệm. *Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 (SGK) -Trong hơi thở của chúng ta có khí gì ? -Cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - Dấu hiệu nào chứng tỏ có PƯHH xảy ra? - Hãy viết phương trình chữ của các phản ứng trên ? Vậy qua các thí nghiệm trên các em đã được củng cố về những kiến thức nào? -Làm thí nghiệm 1 theo nhóm. -Thảo luận để trả lời các câu hỏi. -Ghi lại kết quả quan sát được vào giấy nháp. -Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và ghi vào giấy nháp. - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu các hiện tượng quan sát được - Giải thích các hiện tượng. - Nêu kết luân. -Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và ghi vào giấy nháp. - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu các hiện tượng quan sát được - Giải thích các hiện tượng. - Xác đinh dấu hiệu để nhận biết có PƯHH xảy ra. -Canxi hiđroxit + khí cacbonic à Canxi cacbonat + nước -Canxi hiđroxit + natri cacbonat àCanxi cacbonac + natri hiđroxit a.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím) -Ống nghiệm 1: thuốc tím tan hết. Trong ống nghiệm xảy ra hiện tượng vật lý. -Ống nghiệm 2: + tàn đóm bùng cháy do có oxi thoát ra từ KMnO4 bị nhiệt phân, đây là hiện tượng hóa học. + chất rắn trong ống nghiệm không tan hết, màu của dd trong ống nghiệm không còn màu tím,đây là hiện tượng hóa học. *Thí nghiệm 2: Phản ứng của canxi hiđroxit. a. ống nghiệm 1: không có h/tượng gì àkhông có PƯHH xảy ra. -ống nghiệm 2: nước vôi trong bị vẩn đụcàcó PƯHH xảy ra giữa khí cacbonic có trong hơi thở. và dd canxi hiđroxit. b. -ống nghiệm 1: không có h/tượng gì àkhông có PƯHH xảy ra. -ống nghiệm 2: nước vôi trong bị vẩn đụcàcó PƯHH xảy ra giữa natri cacbonat và dd canxi hiđroxit. IV.CỦNG CỐ: - HS làm bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn. - HS dọn dụng cụ và làm vệ sinh khu vực thí nghiệm. - Nhận xét buổi thực hành, rút kinh nghiệm cho học sinh. V DẶN DÒ -Tìm hiểu trước bài “Định luật bảo toàn khối lượng” + Nội dung định luật. + Giải thích định luật. + Áp dụng định luật để giải bài tập. V..RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tài liệu đính kèm: