Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21 đến tiết 24

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21 đến tiết 24

I Mục tiêu

- Hiểu được : Trong PƯHH, tổng khối lượng của các chất PƯ bằng tổng khối lượng các SP.

- Qsát TN cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong PƯHH

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong PƯ khi biết khối lượng của các chất còn lại.

Chú ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: dd BaCl2, dd Na2SO4. Ống nghiệm, cân kĩ thuật.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài thu hoạch và xem bài mới.

III.Hoạt động dạy – học :

1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : Thu bài thu hoạch.

3. Bài mới . SGK

 

doc 11 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 21 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 NS : 18 – 10 -2012
Tiết 21	 ND : 24 – 10 -2012
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I Mục tiêu 
- Hiểu được : Trong PƯHH, tổng khối lượng của các chất PƯ bằng tổng khối lượng các SP.
- Qsát TN cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong PƯHH 
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong PƯ khi biết khối lượng của các chất còn lại. 
Chú ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng. 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: dd BaCl2, dd Na2SO4. Ống nghiệm, cân kĩ thuật.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài thu hoạch và xem bài mới.
III.Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Thu bài thu hoạch.
3. Bài mới . SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1
- Hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm SGK trang 53 ?
- Nhận xét và tiến hành thí nghiệm.
- Hãy cho biết vị trí kim của cân.
- Ghi lại khối lượng hóa chất.
- Cho dd dd BaCl2 vào dd Na2SO4.
- Có phản ứng hóa học xảy ra không ? Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra ?
- Chất mới tạo thành là bari sunfat và natri clorua.
- Hãy viết PT chữ của phản ứng hóa học.
- Hãy QS vị trí kim cân, tổng khối lượng SP bằng bao nhiêu ?
- Hãy so sánh tổng khối lượng SP và tổng khối lượng CPƯ ?
- Với nhiều thí nghiệm khác ta cũng thu đựơc kết quả : tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Đây là nội dung của ĐLBTKL.
HOẠT ĐỘNG 2
- Giới thiệu 2 nhà khoa học người Nga và Pháp đã có công phát hiện định luật.
- Hãy nêu lại ĐLBTKL trong SGK.
- Treo sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi → nước.
- Trong PƯ này, đâu là SP, CPƯ ? Theo định luật BTKL, tổng KL chất nào bằng tổng khối lượng những chất nào ?
- Hãy nêu diễn biến chung của phản ứng hóa học.
- Sự thay đổi liên kết các nguyên tử chỉ liên quan tới các (e) trong nguyên tử và khối lượng các Ntử không đổi.
- Hãy so sánh tổng số lượng Ntử O, H trước và sau phản ứng hóa học. 
- Vậy, tổng KL các Ntử trước và sau phản ứng hóa học có thay đổi không ? Vì sao ?
- Các phản ứng hóa học khác cũng được giải thích tương tự, đây là cơ sở của ĐLBTKL.
- Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng vào tính toán ra sao? Ta xét sang phần tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 3
- Giả sử các chất tham gia là A, B và sản phẩm là C, D và KL các chất được kí hiệu là m. Ta có khối lượng các chất kí hiệu mA, mB, mC, mD.
- Hãy viết PT chữ của phản ứng hóa học, công thức về khối lượng của phản ứng trên?
- Viết công thức về khối lượng của thí nghiệm đã làm?
- Áp dụng hãy giải BT 2 SGK.
- BT cho khối lượng những chất nào ? Hỏi khối lượng chất nào ?
- Hãy lên bảng giải BT.
- Theo BT này để tính khối lượng của một chất cần biết khối lượng của mấy chất ?
- Tương tự hãy giải BT sau :
Đốt cháy 12 gam cacbon với oxi tạo ra 44 gam cacbon đioxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
- Theo BT này để tính khối lượng của một chất cần biết khối lượng của mấy chất ?
- Vậy giả sử, BT có n chất, cần biết KL của bao nhiêu chất để có thể tính KL chất còn lại ?
- Đây chính là cách tính KL của chất theo ĐL BTKL. Hãy nêu cách tính trong trường hợp tổng quát.
- Với các PƯ có chất cho dư thì phần dư không được tính vào khối lượng chất PƯ.
1. Thí nghiệm.
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm theo sgk.
- Nhận xét.
- QS và nêu tổng KL của 2 dd.
- Có. Chất rắn màu trắng xuất hiện.
- 1 HS lên bảng viết phương trình chữ:
Bari clorua + natri sunfat → Bari sunfat + natri clorua.
- QS và nêu tổng khối lượng SP.
- Tổng khối lượng SP bằng tổng khối lượng CPƯ.
- Nghe GV giới thiệu.
2. Định luật.
- Nghe giới thiệu.
- Nêu ĐLBTKL :
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất SP bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- QS sơ đồ.
- CPƯ : H2, O2 và SP : H2O. Vậy, theo ĐLBTKL : tổng KL H2, O2 bằng khối lượng H2O.
- Nêu : trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Nghe giới thiệu.
- Không đổi.
- Không đổi, vì :
+ Số lượng nguyên tử không đổi,
+ Khối lượng mỗi Ntử không đổi.
- Nghe giới thiệu.
3. Áp dụng.
- Nghe giới thiệu và ghi nhớ.
- 1 HS lên bảng viết :
+ PT chữ :
A + B → C + D
+ PT khối lượng :
mA + mB = mC + mD
- 1 HS viết :
* Bài 2 SGK trang 54.
- Cho : 
Tính khối lượng của Bari clorua?
* Giải :
Tính khối lượng của Bari clorua là :
Áp dụng ĐLBTKL ta có :
- BT này có 4 chất cần biết KL của 3 chất để tính KL chất còn lại.
- Đọc và lên bảng giải BT.
- Cho : . Hỏi 
* Giải :
Áp dụng ĐL BTKL ta có :
= 44- 12 = 32 (g)
- BT này có 3 chất cần biết KL của 2 chất để tính KL chất còn lại.
- Cần biết Kl của n - 1 chất.
- Nêu KL :
Trong 1 phản ứng hóa học có n chất, kể cả chất PƯ và SP, nếu biết KL của n – 1 chất thì tính được KL chất còn lại.
4. Củng cố :
- Hãy giải thích cơ sở của ĐL BTKL.
- Cơ sở của ĐL BTKL là :
+ Trong phản ứng hóa học chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, liên quan tới các e.
+ Số lượng các nguyên tử không đổi.
+ KL các nguyên tử không đổi.
5. Củng cố - dặn dò :
- Học bài, làm bài 1, 3 SGK trang 54
-----------------------—– & —–-----------------------
Tuần 11	NS : 19 – 10 - 2012
Tiết 22 ND : 26 – 10 -2012
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I.Mục tiêu :
- Phương trình hoá học (PTHH) biểu diễn phản ứng hoá học.
- Các bước lập PTHH.
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.. 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình vẽ SGK trang 55.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài. Làm các Bt 1,2, 3 SGK trang 54.
III.Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
HS 1 . Hãy nêu ĐL BTKL và cơ sở của ĐL BTKL.
TL : Trong PƯHH tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
- PTHH: A + B š C + D
Ta có: 
- Cơ sở : 
+ Trong phản ứng hóa học chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi liên quan tới các e.
+ Số lượng các nguyên tử không đổi.
+ KL các nguyên tử không đổi.
HS 2 : BT 3 SGK trang 54.
- Cho : - Hỏi : 
* Giải :
a. Áp dụng ĐL BTKL ta có công thức về KL :
b. Suy ra khối lượng oxi tính theo công thức: = 15 – 9 = 6 (g)
3. Bài mới :
Theo định luật bảo toàn khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia và dựa vào công thức hóa học ta có thể viết được phương trình hóa học không? Ta xét vào bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1
- Viết phương trình chữ của phản ứng khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo ra nước ?
- Thay tên các chất bằng CTHH được sơ đồ của phản ứng hóa học.
- Treo tranh vẽ trang 55 SGK. 
- Hướng dẫn HS cân bằng số nguyên tử từng nguyên tố ở 2 bên sơ đồ PƯ theo thứ tự :
+ Số nguyên tử oxi.
+ Số nguyên tử hidro.
- Khi sơ đồ đã cân bằng ta thay mũi tên nét đứt bằng mũi tên nét liền được PTHH.
- Giới thiệu : PTHH biểu diễn ngắn gọn PƯHH.
- Vậy, để viết các PTHH nói chung ta cần làm gì ? Ta xét phần tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2.
- Hãy nêu chất PƯ và SP trong ví dụ SGK.
- Vậy, hãy lập PTHH của PƯ theo trình tự sau ( từng HS lên bảng) :
+ Viết sơ đồ PƯ .
+ Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố theo thứ tự oxi , nhôm.
+ Viết PTHH .
- Qua ví dụ này, hãy nêu các bước lập PTHH.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
I - Lập phương trình hóa học.
1. Phương trình hóa học
- 1 HS lên bảng viết PT chữ :
 Hidro + oxi nước
- 1 HS viết sơ đồ của phản ứng hóa học :
H2 + O2 4 H2O
- QS tranh. 
- Theo dõi cách cân bằng số nguyên tử trên sơ đồ.
- PTHH :
2 H2 + O2 2 H2O
- Nghe và ghi : PTHH biểu diễn ngắn gọn PƯHH.
2.Các bước lập phương trình:
- Nêu :
+ Chất PƯ : oxi và nhôm
+ SP : nhôm oxit.
- Lập PTHH theo hướng dẫn :
+ Viết sơ đồ PƯ :
 O2 + Al ---- Al2O3
+ Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố :
 O2 + Al ---- 2Al2O3
 3O2 + Al ---- 2Al2O3
 3O2 + 4Al ---- 2Al2O3
+ Viết PTHH :
 3O2 + 4Al 2Al2O3
- Nêu các bước lập PTHH :
+ B1: Viết sơ đồ phản ứng.
+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
+ B3: Viết PTHH.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố :
BT 1 SGK trang 57.
Câu a. PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Nhìn vào PTHH ta biết chất PƯ và SP, điều kiện xảy ra phản ứng hóa học. Gồm CTHH của chất PƯ và SP.
Câu b. Khác ở các điểm:
Sơ đồ PƯ
PTHH
- Số nguyên tử mỗi ngtố không bằng nhau ở 2 vế .
- Có đường mũi tên đứt
- Số nguyên tử mỗi ngtố bằng nhau ở 2 vế 
- Có đường mũi tên liền.
BT 7 SGK trang 58.
3 HS lên bảng giải BT :
Câu a: 2Cu + O2 2 CuO
Câu b : Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Câu c : CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O
5. Hướng dẫn – dặn dò :
- Học thuộc bài.
- Lập PTHH của các BT 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
- Đọc tiếp phần còn lại của bài.
-----------------------—– & —–-----------------------
Tuần 12	NS : 29 – 10 - 2011
Tiết 23 ND : 31- 10 -2011
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC - tiếp theo
I.Mục tiêu :
Biết được:
- í nghĩa PTHH : cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.. 
- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, bài tập
2. Học sinh: làm BT 2 – 6 phần lập PTHH.
III.Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Hãy nêu các bước lập PTHH + BT 2 a.
TL : các bước lập PTHH:
+ B1: Viết sơ đồ phản ứng.
+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
+ B3: Viết PTHH.
BT 2a. Na + O2 – Na2O
	Na + O2 – 2Na2O 
	4Na + O2 – 2Na2O
	4Na + O2 2Na2O
3. Bài mới :
Ta đã biết cách lập PTHH vậy PTHH có những ý nghĩa gì ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1.
- Xử dụng PTHH trong bài cũ :
 4Na + O2 2Na2O
- Hãy nêu ý nghĩa của phương trình hóa học trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na và phân tử O2 ?
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na và phân tử Na2O ?
+ Tỉ lệ số phân tử O2 và phân tử Na2O ?
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O ?
- Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Hoạt động 2.
- Vận dụng làm bài tập5 SGK trang 58
- BT cho biết CPƯ, SP là những chất nào ?
- Hãy viết PTHH của PƯ.
- Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, phân tử trong PTHH trên ? (ý nghĩa ?)
- Hãy hoạt động độc lập làm bài tập 6 trong 4’.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hãy hoàn thiện bài 7 SGK trang 58.
- Dấu chấm hỏi lần lượt là những chất nào ?
- Hãy cân bằng các sơ đồ PƯ này .
- Nhận xét, bổ sung.
1) Ý nghĩa của phương trình hóa học.
- QS PTHH.
- Thảo luận nhóm 4’ và nêu :
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na : phân tử O2 = 4:1
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na : phân tử Na2O = 
= 4: 2 = 2:1
+ Tỉ lệ số phân tử O2 : phân tử Na2O = 1:2
+ Tỉ lệ số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1: 2
- Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học :
PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong PƯ.
VD : ý nghĩa của PTHH 
 4Na + O2 2Na2O
- Nhận xét, bổ sung.
2) Luyện tập.
- Đọc BT 5 SGK.
- Cho biết :
+ CPƯ : Mg và H2SO4
+ SP : MgSO4 và H2
- 2 HS lên bảng viết PTHH 2’.
 Mg + H2SO4 4 MgSO4 + H2
 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
- Nêu ý nghĩa của PTHH :
1 nguyên tử Mg : 1 phân tử H2SO4
1 nguyên tử Mg : 1 phân tử MgSO4
1 nguyên tử Mg : 1 phân tử H2
* Bài tập 6 SGK, tr58.
- Giải BT :
 P + O2 4 P2O5
 4P + 5O2 4 2P2O5
 4P + 5O2 → 2P2O5
- Tỷ lệ: 
4 P : 5 O2 và 4P : 2P2O5 = 2P : 1P2O5
* Bài 7 SGK, tr58.
- Trả lời : a. Cu c. H2O 
- 3 HS lên hoàn chỉnh các sơ đồ và cân bằng.
a. 2Cu + O2 → 2CuO
b. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
c. CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
- Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố : 
Chọn các hệ số thích hợp điền vào chỗ hỏi chấm (?) cho phương trình sau. Cho biết tỉ lệ số phân tử giữa các chất trong phương trình. ? Al + ? Cl2 " ? AlCl3
- Cân bằng PƯ : 2Al + 3Cl2 " 2AlCl3
- Tỉ lệ số phân tử giữa các chất trong phương trình :
Số nguyên tử Al : Số phân tử Cl2 : số phân tử AlCl3 = 2 : 3 : 2
5. Hướng dẫn – dặn dò :
- Học thuộc bài. Làm các bài tập trong sách bài tập: Bài 16.2, 16.4, 16.5, 16.6.
- Chuẩn bị phần kiến thức cần nhớ phần luyện tập 3
-----------------------—– & —–-----------------------
Tuần 12	NS : 29 – 10 - 2011
Tiết 24 ND : 01 – 11 - 2011
BÀI LUYỆN TẬP 3
I. Mục tiêu 
1. Củng cố kiến thức về:
- PƯHH (định nghĩa, bản chất, ĐK xảy ra và dấu hiệu nhận biết).
- ĐLBTKL: nội dung, ỏp dụng.
- PTHH: biẻu diễn PƯHH, ý nghĩa.
2. Rốn luyện cỏc kỹ năng: 
 - Phõn biệt được hiện tượng hoỏ học.
 - Lập PTHH khi biết chất tham ra và chất sản phẩm( trọng tõm).
II. Chuẩn bị.
1) Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2) Học sinh: Chuẩn bị bài.
III.Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình lên lớp.
3. Bài mới :
Để củng cố kiến thức chương II, vận dụng làm bài tập ta xét vào bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Treo bảng BT có nội dung :
+ Sắt Fe tan trong dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra sắt (II) clorua FeCl2 và khí hiđro H2 – hiện tượng 1.
+ Muối ăn NaCl tan trong nước H2O – hiện tượng 2.
- Đâu là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học ?
- Viết phương trình phản ứng, viết công thức tính khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng ?
- Hiện tượng hóa học là gì ?
- Hiện tượng vật lí là gì ?
- Bản chất của phản ứng hóa học ?
- Tỷ lệ nguyên tử, phân tử các chất tham gia phản ứng và sản phẩm trong PTHH :
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Hoạt động 2
- Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập làm bài tập 1.
- Hãy chọn đáp án đúng trong bài 2.
- Yêu cầu HS làm bài 3, 4 theo nhóm.
+ Chất phản ứng ?
+ Sản phẩm ?
+ Công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng ?
+ Tỉ lệ % về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi ?
- Làm bài tập 4 SGK trang 61.
+ Chất phản ứng ?
+ Sản phẩm ?
 PTHH.
I - Kiến thức cần nhớ.
- QS bảng, thảo luận nhóm 5’, nêu kết quả thảo luận :
+ Hiện tượng 1 : hiện tượng hóa học.
+ Hiện tượng 2 : hiện tượng vật lí.
- PTHH : Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
- Công thức khối lượng theo ĐL BTKL :
- Hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí.
- Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử chất này biến đổi thành phân tử chất khác.
- Tỉ lệ nguyên tử Fe : phân tử HCl : phân tử 
FeCl2 : phân tử H2 = 1 : 2: 1: 1.
II - Bài tập.
1. Bài 1 SGK trang 60.
Câu a. 
- Khí ni tơ, khí hiđro là chất tham gia.
- Sản phẩm là NH3 (amoniac).
Câu b. 
- Liên kết giữa các nguyên tử N và H thay đổi.
- Phân tử nitơ và phân tử hiđro thay đổi, phân tử amoniac được tạo ra.
Câu c. 
Số nguyên tử mỗi nguyên tố được bảo toàn.
2. Bài 2 SGK trang 60.
- Đáp án: D
3. Bài 3 SGK trang 60.
+ Chất phản ứng : CaCO3.
+ Sản phẩm : CaO và CO2.
+ Công thức khối lượng :
+ Tỉ lệ % về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.
4. Bài 4 SGK trang 61
+ Chất phản ứng : C2H4, O2
+ Sản phẩm : CO2, H2O
a/ PTHH :
 C2H4 + O2 4 CO2 + H2O
 C2H4 + 3O2 4 2CO2 + 2H2O
 C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
b/ Tỉ lệ phân tử :
 1 phân tử C2H4 : 3 phân tử O2
 1 phân tử C2H4 : 2 phân tử CO2
4. Củng cố: 
Câu 1: Phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí ?
Hiện tượng vật lí không sinh ra chất mới/ hiện tượng hóa học sinh ra chất mới.
Câu 2 : Nêu các bước lập phương trình hóa học ?
Các bước lập PTHH :
+ B1: Viết sơ đồ phản ứng.
+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. 
+ B3: Viết PTHH.
5. Hướng dẫn – dặn dò :
- Ôn tập kiến thức đã được học ở chương II.
- Làm các bài tập liên quan SBT trang 20 - 21.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Hướng dẫn bài 5 SGK trang 61.
 sơ đồ phản ứng : Al + CuSO4 4 Al2(SO4)3 + Cu
-----------------------—– & —–-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa 8 TUAN 11 12 NGU NHU BO.doc