Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 44: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn có góc ở đỉnh bên ngoài đường tròn - Trần Minh Thúy Trang

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 44: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn có góc ở đỉnh bên ngoài đường tròn - Trần Minh Thúy Trang

1.Mục tiêu

a) Kiến thức: Học sinh nắm được định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.

b) Kỹ năng: Học sinh nhận biết được các góc tạo bởi tia tiếp tuyến và một dây cung.

c) Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và thẩm mỹ khi vẽ hình.

2. Chuẩn bị :

a) Giáo viên: Thước thẳng, compa, êke, đo góc, bảng phụ (vẽ hình 31/ 80/ SGK).

b) Học sinh: Bảng nhóm, thước kẻ, compa, êke, đo góc.

3. Phương pháp dạy học

Phương pháp gợi mở vấn đáp. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Phương pháp đàm thọai.

4.Tiến trình

4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

4.2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 44: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn có góc ở đỉnh bên ngoài đường tròn - Trần Minh Thúy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN 
Tiết: 44
Ngày dạy:	
1.Mục tiêu
a) Kiến thức: Học sinh nắm được định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
b) Kỹ năng: Học sinh nhận biết được các góc tạo bởi tia tiếp tuyến và một dây cung.
c) Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và thẩm mỹ khi vẽ hình.
2. Chuẩn bị :
a) Giáo viên: Thước thẳng, compa, êke, đo góc, bảng phụ (vẽ hình 31/ 80/ SGK).
b) Học sinh: Bảng nhóm, thước kẻ, compa, êke, đo góc.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Phương pháp đàm thọai.
4.Tiến trình 
4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
4.2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu yêu cầu
HS1: Nêu khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. (5 điểm)
Phát biểu định lí về số đo góc tạo bởi tiếp tuyến và dây. (5 điểm)
HS1: 
Góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là tia tiếp tuyến của đường tròn, cạnh kia chứa dây cung của đường tròn được gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây có số đo bằng số đo cung bị chắn. 
4.3. Giảng bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
I. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
GV:Vẽ hình lên bảng và giới thiệu góc có đỉnh ở bên trong đường tròn 
HS:Vẽ hình vào vở 
GV: Ta quy ước rằng mỗi góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn hai cung , một cung nằm bên trong góc và cung kia nằm bên trong góc đối đỉnh của nó .
 Hình vẽ trên ,hai cung bị chắn của góc BEC là hai cung nào?
HS:Trả lời ( và )
Góc BEC có đỉnh E nằm bên trong đường tròn (O) được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
GV:Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn được tính như thế nào?
HS:Trả lời 
GV:Gọi HS phát biểu định lí sgk trang 81
Định lí : Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn 
GV:Cho HS thực hiện ?1 
GV:Hướng dẫn 
Muốn chứng minh ta làm như thế nào?
HS:Suy nghĩ
GV:Các em có nhận xét gì về quan hệ giữa ba góc ?
HS: 
GV:Vì sao?
HS:Vì góc BEC là góc ngoài của tam giác BED
GV:Hai góc BDC và ABD là góc gì?
HS:Góc nội tiếp
GV:Số đo của nó được tính như thế nào?
HS:trả lời
GV:Gọi 1 hS khá giỏi trình bày chứng minh
HS:Thực hiện
GV:Hoàn chỉnh 
?1 
Chứng minh:
Ta có:
sđ (Góc nội tiếp chắn cung BnC)
sđ(Góc nội tiếp chắn cung AmD)
Mặt khác 
(góc ngoài của tam giác)
 =sđ+ sđ
Vậy 
Hoạt động 2: 
II. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
GV:Vẽ hình minh họa ở bảng phụ (Hình 33,34,35)
Mỗi góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn có hai cung bị chắn .Đó là hai cung nằm bên trong góc 
Hình 33:
Góc BEC có hai cạnh cắt đường tròn , hai cung bị chắn là hai cung nhỏ AD và BC .
Hình 34
 Góc BEC có một cạnh là tiếp tuyến tại C và cạnh kia là cát tuyến , hai cung bị chắn là hai cung nhỏ AC và CB
Hình 35
Góc BEC có hai cạnh là hai tiếp tuyến tại B và C , hai cung bị chắn là cung nhỏ BC và cung lớn BC
GV:Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn được tính như thế nào?
HS:Trả lời
GV:Gọi HS phát biểu định lí sgk trang 81
HS:Phát biểu
Định lí :
Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn .
GV:Cho HS thực hiện ?2 
HS:Suy nghĩ
GV:Hướng dẫn HS sử dụng góc ngoài của tam giác để chứng minh
+ Các em nhận xét gì về các:và ?
HS:Suy nghĩ trả lời
GV:Yêu cầu HS tính số đo mỗi góc ,rồi dựa vào quan hệ của chúng suy ra điều phải chứng minh
HS:Thực hiện (thảo luận theo nhóm nhỏ)
Sau đó đứng tại chỗ trình bày 
GV:Ghi bảng
GV: Yêu cầu HS về nhà chứng minh hai trường hợp còn lại.
?2 
 Chứng minh
Ta có 
sđ (Góc nội tiếp chắn cung BC)
sđ (Góc nội tiếp chắng cung AD)
Mặt khác
 (Góc ngoài của ACE) = sđ- sđ
4.4 Củng cố và luyện tập
GV: Nêu câu hỏi
HS1: Nhắc lại định lí về số đo góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
HS2: Nhắc lại định lí về số đo góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
- Định lý SGK/ 81
- Định lý SGK/ 81
HS: Đọc đề bài 36/ 82/ SGK, vẽ hình
GV: Gọi HS nêu GT, KL
HS: Một HS nêu GT, KL
Bài 36/ 82/ SGK
GV: Hướng dẫn HS chứng minh
+ Muốn chứng minh AEH cân ta làm thế nào ?
HS : Trả lời(chứng minh hai góc bằng nhau) 
GV: Hai góc nào bằng nhau ? Vì sao ?
HS: Trả lời 
HS: Lên bảng trình bày
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh lời 
Chứng minh AEH cân
Ta có:
(Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn)
(Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn)
Mà (gt)
 (gt)
Do đó 
Vậy AEH cân tại A
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài: Định lý về số đo góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
- Làm bài tập: 37; 39;40/ 82; 83/ SGK
- Ôn tập: Các loại góc với đường tròn (góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn)
5. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_44_goc_co_dinh_o_ben_trong_duong.doc