Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 1) - Trần Đinh Thanh

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 1) - Trần Đinh Thanh

I - Mục tiêu :

- Nêu được các vị trí tương đối của hai đường tròn, và tính chất của mỗi trường hợp. Vận dụng được các tính chất đó vào để giải bài tập,

- Rèn kỹ năng vẽ hình , kỹ năng trình bày lời giải một bài tập hònh học.

II - Chuẩn bị:

-GV: Com pa, thước kẻ

- HS : Theo hướng dẫn tiết trước

III - Tiến trình dạy học:

1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số : .

2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)

- Em hãy nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

3: Bài mới: ( 38 ph)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 1) - Trần Đinh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 30:	Ngày soạn : 
	 Ngày giảng : 
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (Tiết 1)
I - Mục tiêu :
- Nêu được các vị trí tương đối của hai đường tròn, và tính chất của mỗi trường hợp. Vận dụng được các tính chất đó vào để giải bài tập,
- Rèn kỹ năng vẽ hình , kỹ năng trình bày lời giải một bài tập hònh học.
II - Chuẩn bị:
-GV: Com pa, thước kẻ
- HS : Theo hướng dẫn tiết trước
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :..
2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Em hãy nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
3: Bài mới: ( 38 ph) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu 3 vị trí tương đối của hai đương tròn
- Tại sao hai đường tròn phân biệt lại không thể có quá hai điểm chung
- Nếu trong mặt phẳng cho 2 đường tròn thì có những trường hợp nào sảy ra.
- Với mỗi trường hợp giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình và gọi tên các giao điểm, dây cung, tiếp điểm
- Vì nếu chúng cắt nhau ở 3 điểm thì qua 3 điểm không thẳng hàng chỉ xác định duy nhất 1 đường tròn
- Trong mặt phẳng cho 2 đường tròn thì sẽ có ba vị trí tương đối.
+ Hai đường tròn cắt nhau
+ Hai đường tròn tiếp xúc ( Trong , ngoài)
+ Hai đường tròn không cắt nhau,
1; Ba vị trí tương đối của hai đường tròn:
a) Hai đường tròn cắt nhau
b) Hai đường tròn tiếp xúc
c) Hai đường tròn không giao nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường nối tâm
- Thế nào gọi là đường nối tâm? Đường nối tâm có tính chất gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi 2 Sgk(118) sau đó cử một bạn trong nhóm lên bảng trình bày
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày miệng cách lập luận để chứng minh
- Cho học sinh đọc nội dung định lý.
- Học sinh trả lời
- Học sinh hoạt động nhóm nhỏ thảo luận trả lời câu hỏi 2 sgk
- Học sinh trình bày cách chứng minh.
- Một học sinh đọc định lý
2: Tính chất đường nối tâm
- Đường thẳng nối tâm hai đường tròn gọi là đường nối tâm. Đường nối tâm là trục đối xứng của cả 2 đường tròn.
* Ở hình vẽ a) OO' là trung trực của AB
- Thật vậy ta có 0A = 0B ( bán kính)
Nên 0 thuộc trung trực AB
- Tương tự 0' thuộc trung trực AB 
- Vậy 00' là đường trung trực của đoạn AB
* Ở hình vẽ b) Ta có: 0 , 0' , A thẳng hàng
* Định lý Sgk(119)
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập: 
Gọi một em đọc nội dung câu hỏi 3 Sgk(119)
- Em hãy ghi giả thiết kết luận
- Theo hình vẽ hai đường tròn này có vị trí tương đối là gì?
- Cho học sinh lên bảng thực hiện ý b)
- Gọi học sinh nhân xét đánh giá.
- Trong bài ta đã sử dụng những phần kiến thức nào?
- Học sinh đọc bài
- Một em lên bảng trình bày, dưới lớp ghi vào vở
- Học sinh trả lời
- Học sinh lên bảng thực hiện trình bày lời giải. 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời.
3 : Luyện tập
GT Cho (0) cắt (0') tại AB, đường kính AC và AD 
kL: BC // 00'
 C , B , D thẳng hàng
Lời giải:
a) Vị trí tương đối của hai đường tròn là chúng cắt nhau. 
b) Xét D ABC có 00' là trung trực của AB nên AH = HB
Mặt khác 0A = 0C ( bán kính)
Vậy 0H là đường trung bình của D ABC Þ 00' // BC 
* Chứng minh tương tự thì 00' // BD
- Theo tiên đề Ớc lít thì C, B, D thẳng hàng
4 Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại lý thuyết và các bài tập đã chữa . Tiếp tục làm các bài còn lại Sgk(119)
- Đọc trước bài mới về vị trí tương đối tiết sau học tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_30_vi_tri_tuong_doi_cua_hai_duon.doc