Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 28

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phảng song song, Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- Rèn luyện thao tác so sánh, tương tự của tư duy

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song

II. CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ, thước kẻ

III. NỘI DUNG :

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28	
Ngày soạn : 28/03/2005
Ngày dạy : 30/03/2005
Tiết 52 + 53 THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
MỤC TIÊU:
Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế : Đo được chiều cao của một cây cao, một tòa nhà. Đo được khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể đến được
Rèn kĩ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm để giải quyết 1 nhiệm vụ cụ thể trong thực tế
Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học
CHUẨN BỊ : 
HS : làm giác kế ngang, thước ngắm theo từng tổ, chuẩn bị dây, thước dây để đo, giấy, bút, thước đo góc
GV: chẩun bị phương án để chia tổ thực hành căn cứ vào số HS và số dụng cụ có được
NỘI DUNG :
Tiết 52 : 
THỰC HÀNH ĐO GIÁN TIẾP CHIỀU CAO CỦA MỘT VẬT
Bước 1 : 
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Nội dung cần thực hành : Đo chiều cao của một cây cao có trong sân trường
Phân chia địa điểm thực hành cho các tổ
Bước 2 :
Các tổ tiến hành thực hành như những bước đã học trong tiết lí thuyết 
GV theo dõi đôn đốc, giải quyết những vướng mắc của HS nếu có
Bước 3 : 
Kiểm tra, đánh giá kết quả đo đạc tính toán của mỗi nhóm ( mỗi nhóm kiểm tra 2 HS ) về nội dung công việc mà tổ đã làm và kết quả đo được. Cho điểm các tổ
GV làm việc với cả lớp : nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm, GV thông báo kết quả làm đúng và kết quả đúng. Chỉ cho HS thấy ý nghĩa cụ thể khi vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày. Khen thưởng các nhóm có kết quả tốt nhất, trật tự nhất
Tiết 53 : 
THỰC HÀNH ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐIỂM
( Trong đó có một điểm không thể tới được )
Bước 1 : 
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Nội dung cần thực hành : đo khoảng cách giữa hai điểm( trong đó có một điểm không thể tới được )
Phân chia địa điểm thực hành cho các tổ
Bước 2 :
Các tổ tiến hành thực hành như những bước đã học trong tiết lí thuyết 
GV theo dõi đôn đốc, giải quyết những vướng mắc của HS nếu có
Bước 3 : 
Kiểm tra, đánh giá kết quả đo đạc tính toán của mỗi nhóm ( mỗi nhóm kiểm tra 2 HS ) về nội dung công việc mà tổ đã làm và kết quả đo được. Cho điểm các tổ
GV làm việc với cả lớp : nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm, GV thông báo kết quả làm đúng và kết quả đúng. Chỉ cho HS thấy ý nghĩa cụ thể khi vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày. Khen thưởng các nhóm có kết quả tốt nhất, trật tự nhất
BTVN : Bài 53, 54, 55 SGK và chuẩn bị ôn tập chương III ( câu hỏi 1 - > 9 Tr 89 – SGK )
Tuần 29	
Ngày soạn : 28/03/2005
Ngày dạy : 30/03/2005
Tiết 54 + 55 ÔN TẬP CHƯƠNG III
MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản kiến thức của chương III
Rèn luyện các thao tác của tư duy : tổng hợp, so sánh, tương tự
Rèn luyện kĩ năng phân tích, chứng minh, trình bày 1 bài toán hình học
CHUẨN BỊ : 
HS : trả lời các câu hỏi từ 1 đến 9 của SGK, phần Ôn tập chương III
GV : bảng phụ
NỘI DUNG :
Tuần 30	
Ngày soạn : 15/04/2005
Ngày dạy : 18/04/2005
	Tiết 56: KIỂM TRA CHƯƠNG III
MỤC TIÊU:
Qua kiểm tra để đánh giá mức độ nắm kiến thức của 3 đối tượng HS về chương “ Tam giác đồng dạng”
Phân loại được các đối tượng HS từ đó điều chỉnh phươung pháp giảng dạy hợp lý
CHUẨN BỊ :
Đề kiểm tra phô tô
NỘI DUNG : ( đề kèm theo )
Đáp án :
TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 
1C	2D	3B	4A
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1S	2Đ	3Đ	4S	
5Đ	6Đ	7Đ	8S
TỰ LUẬN
a)2 đ 
b) 2 đ
	MN = 5 cm; MB = 4,5 cm; DC = 7,5 cm
c) 1đ 
SBMND = 18 cm2
d) 1 đ
	 Đpcm
	Bảng tổng hợp 
 Điểm
Lớp
0 -> 2
3 -> 4
< TB
5 -> 6
7 -> 8
9 -> 10
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
8A5
8A7
8A9
Nhận xét : 
Tuần 30	
Ngày soạn : 11/04/2005
Ngày dạy : 14/04/2005
Chương IV hình lăng trụ đứng, hình chóp đều
hình lăng trụ đứng
Tiết 57 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I>MỤC TIÊU:
Từ mô hình trực quan, GV giúp HS nắm chắc các yếu tố của hình hộp chữ nhật, biết xác định số đỉnh, số mặt, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, làm quen với khái niệm điểm, đoạn thẳng, mặt phẳng trong không gian, đường cao trong không gian
Rèn luyện kĩ năng nhận biết hình hộp chữ nhật trong thực tế
Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học
II . CHUẨN BỊ : 
Mô hình hình hộp chữ nhật
bảng phụ tranh vẽ hình 69 SGK
thước kẻ 
III. NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 :Hình hộp chữ nhật
Cho HS quan sát hình 69 SGK và giới thiệu khái niệm hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Hình hộp chữ nhật cóbao nhiêu đỉnh, mặt, cạnh
- Chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt của hình hộp lập phương
HS quansát hình vẽ để trả lời câu hỏi
8 đỉnh, 6 mặt, 12 cạnh
HS chỉ trên mô hình
Hình hộp lập phương 
HOẠT ĐỘNG 2 : Mặt phẳng và đường thẳng
Trên hình vẽ, liên hệ với những khái niệm đã biết trong hình học phẳng
Các đỉnh A, B
Các cạnh AB, BC là 
Các đỉnh A, B, C . . . là các điểm
những hình gì ?
GV giới thiệu phần mp chiều cao của hìnhhộp chữ nhật trên mô hình và hình vẽ
Các cạnh AB, BC, . . . là các đoạn thẳng
- HS theo dõi
Các đỉnh A, B, C . . . là các điểm
Các cạnh AB, BC , . . . là các đoạn thẳng
Mỗi mặt ABCD, A’B’C’D’ . . . là một phần của mặt phẳng
Hoạt động 3 : Củng cố
- Làm bài tập 1 SGK
HS làm trên phiếu học tập
HS làm việc theo nhóm 2 HS làm vào phiếu học tập
Bài tập 1 SGK
Các cạnh bằng nhau là : 
AB = CD, AD = BC,
MN = PQ, MQ = NP
DQ = AM, AD = MQ
CP = BN, CB = PN
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
học thuộcv lý thuyết
làm bài tập 2,3 SGK
xem trước bài Hình hộp chữ nhật ( tiếp)
Tuần 31	
Ngày soạn : 17/04/2005
Ngày dạy : 19/04/2005
Tiết 58 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT ( tiếp )
MỤC TIÊU:
HS nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phảng song song, Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
Rèn luyện thao tác so sánh, tương tự của tư duy
Rèn luyện kĩ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song
CHUẨN BỊ : 
Bảng phụ, thước kẻ 
NỘI DUNG :
Giáo viên
Học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm tra bài cũ
Làm bài tập 2 SGK
HOẠT ĐỘNG 2 :Hai đường thẳng song song trong không gian
Hai đường thẳng song song 
VD : AA’ // BB’
Yêu cầu HS tìm thêm những ví dụ khác trên hình vẽ
Chỉ ra những đường thẳng cắt nhau và mặt phẳng chứa 2 đường thẳng đó
Chỉ ra hai đường thẳng không cùng nằm trên mặt phẳng nào đây là hai đườg thẳng chéo nhau
Trong mặt phẳng quan hệ song song giữa hai đường thẳng có tính chất gì ? 
 Trong không gian tính chất đó vẫn đúng
a // b 
VD : AA’ // DD’ 
( cùng thuộc mp(ADD’A’))
Chú ý : 
 a // b và b // c thì a // c
HOẠT ĐỘNG 3 : ø Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
- Quan sát hình vẽ trên bảng phụ
BC có song song với B’C’ không 
BC có chứa trong mặt phẳng A’B’C’D’ không 
- Tìm VD khác
- GV giới thiệu khái niệm 1 đường thẳng song song với mp
- Thực hiện ? 3 
GV giới thiệu về hai mp song song
- HS quan sát hình vẽ
BC // B’C’
BC mp(A’B’C’D’)
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
* Đường thẳng song song với mặt phẳng
 BC // mp(A’B’C’D’)
* Hai mặt phẳng song song
mp(ABCD) // mp (A’B’C’D’) 
Hoạt động 4 : Củng cố
- Thực hiện ? 4 
- làm bài tập 5 SGK
HS hoạt động theo nhóm và trình bày bài giải
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lý thuyết
BTVN : 6 -> 9 SGK
Đọc trước bài : Thể tích hình hộp chữ nhật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_28.doc