Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.

 2. Kĩ năng:

 - Có kĩ năng tính diện tích hình thang, hình bình hành theo công htức đã học. Vẽ được hình chữ nhật hay hình thang có diện tích bằng diện tích của một hình bình hành cho trước

 - Yêu cầu HS chứng minh được định lý về diện tích hình thang, hình bình hành. Bước đầu làm quen với phương pháp đặc biệt hóa.

 3. Thái độ:

 - Rèn ý thức tự giác trong học tập và cẩn thận trong tính toán.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.

- HS: SGK, thước thẳng.

III. Phương pháp:

 - Đặt và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định lớp: 8A3:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy nhắc lại công thức tính diện tích tam giác.

 Viết công thức tính diện tích ABC và ADC ở hình vẽ dưới đây.

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 01/ 2011
Ngày dạy: 10/ 01/ 2011
Tuần: 20
Tiết: 33
§4. DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
 2. Kĩ năng:
	- Có kĩ năng tính diện tích hình thang, hình bình hành theo công htức đã học. Vẽ được hình chữ nhật hay hình thang có diện tích bằng diện tích của một hình bình hành cho trước
	- Yêu cầu HS chứng minh được định lý về diện tích hình thang, hình bình hành. Bước đầu làm quen với phương pháp đặc biệt hóa.
 3. Thái độ:
 - Rèn ý thức tự giác trong học tập và cẩn thận trong tính toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.
- HS: SGK, thước thẳng.
III. Phương pháp: 
 - Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 8A3:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Em hãy nhắc lại công thức tính diện tích tam giác.
	Viết công thức tính diện tích rABC và rADC ở hình vẽ dưới đây.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
	Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu vào bài mới và giới thiệu luôn công thức tính diện tích hình thang.
	Hình bình hành có là hình thang hay không?
	Ta xem hình bình hành ABCD là hình thang với hai đáy là AB và CD, em hãy so sánh hai đáy.
	Từ công thức tính diện tích hình thang ABCD, thay AB = CD vào và suy ra công thức tính diện tích hình bình hành.
Hoạt động 2: 
	GV giới thiệu VD 1 như trong SGK.
	GV yêu cầu HS đọc VD2 trong SGK và giải thích cách vẽ trong sách.
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại công thức.
	Hình bình hành cũng là hình thang.
	AB = CD
	HS thay vào và tìm ra công thức.
	HS chú ý theo dõi và đọc trong SGK
a
a
b
b
2b
2a
	HS thảo luận theo nhóm để tìm ra lời giải thích.
1. Công thức tính diện tích hình thang:
Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao.
2. Công thức tính d.tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó.
3. Ví dụ:
VD 1: Vẽ một tam giác có một cạnh bằng cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật đó.
Giải:
VD 2: Vẽ một hình bình hành có một cạnh bằng một cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật.
a
a
b
b
Giải: 
 	4. Củng Cố: 
 	- GV cho HS làm bài tập 26
	5. Dặn Dò: 
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 28, 29, 31.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Ngày soạn:05/ 01/ 2011
Ngày dạy: 14/ 01/ 2011 
Tuần: 20
Tiết: 34
§5. DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thoi.
 2. Kĩ năng:
	- Biết được 2 cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc. Có kĩ năng vẽ được hình thoi một cách chính xác. Có kí năng phát hiện và chứng minh được định lý về diện tích hình thoi.
 3. Thái độ:
	- Rèn khả năng tư duy cao
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, thước thẳng.
- HS: SGK, thước thẳng.
III. Phương pháp: 
 - Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 8A3:..
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	Viết công thức tính diện tích hình thang, hình hình hành. Làm bài tập 31.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
	GV yêu cầu HS viết công thức tính diện tích tứ giác ABCD bằng cách tính diện tích hai tam giác ABC và ADC.
	Cộng vế theo vế ta được đẳng thức nào?
	Từ đây, GV giới thiệu công thức tính d.tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
	Hình thoi có là tứ giác có hai đường chéo vuông góc hay không?
	Công thức tính diện tích hình thoi là gì?
	Có cách nào khác để tính diện tích hình thoi không?
Hoạt động 2: 
	GV giới thiệu bài toán.
	GV nhắc lại cách chứng minh tứ giác MENG là hình bình hành trong bài tập 48/93 đã giải ở HKI.
	Ở bài tập này thì tứ giác ABCD là hình thang cân. Như vậy, hình bình hành MENG là hình gì? Vì sao?
	Muốn tính diện tích hình thoi ta cần biết độ dài các đoạn thẳng nào?
	GV hướng dẫn HS tính MN và EG. 
	Tính được MN vì MN là đường trung bình của hình thang; tính được EG dựa vào diện tích của hình thang.
HS chú ý theo dõi.
	Hình thoi có hai đường chéo vuông góc.
	Tính theo công thức tính diện tích hình bình hành.
	HS chú ý theo dõi.
	HS chú ý theo dõi.
	Là hình thoi
	Vì AC = BD
	MN và EG
1. Diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc:
Diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo.
2. Công thức tính diện tích hình thoi:
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo.
?3:
3. Ví dụ: (SGK)
AB = 30m, CD = 50m, SABCD = 800m2
a) Tứ giác MENG là hình gì?
Tứ giác MENG là hình bình hành (bài tập 48/93). Vì hai đường chéo AC = BD nên ME = MG. Do đó, MENG là hình thoi.
b) Tính diện tích bồn hoa
MN là đường trung bình của hình thang:
EG là đường cao của hình thang nên:
	MN.EG = 800 
Diện tích của bồn hoa là:
 	4. Củng Cố: 
 	- GV cho HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi.
	5. Dặn Dò: 
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 33, 34, 35.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_20_nam_hoc_2010_2011_hoang_tien.doc