Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh được củng cố kiến thức về đường thẳng song song với đường thẳng cho trước, các đường thẳng song song cách đều.

- Vận dụng để giải một số bài toán quỹ tích đoen giản trong thực tế.

- Tư duy khái quát.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ (BT69 – SGK/t1/103)

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

? Phát biểu lại định nghĩa về khoảng cách giữa hai đường thẳng song song?

? Tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước?

 ? BT69 (SGK/t1/103)? – Bảng phụ.

3) Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết: 19
Ngày soạn: 
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố kiến thức về đường thẳng song song với đường thẳng cho trước, các đường thẳng song song cách đều.
Vận dụng để giải một số bài toán quỹ tích đoen giản trong thực tế.
Tư duy khái quát.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ (BT69 – SGK/t1/103)
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu lại định nghĩa về khoảng cách giữa hai đường thẳng song song?
? Tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước?
	? BT69 (SGK/t1/103)? – Bảng phụ.
Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT70 (SGK/t1/103):
? Đọc bài?
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Vẽ hình minh hoạ và ghi giả thiết, kết luận của bài toán?
? Thử xác định một điểm B’ khác điểm B rồi xác định C’ là trung điểm của AB’ rồi xét xem CC’ có vị trí như thế nào?
? Dự đoán tập hợp các điểm C khi B di chuyển trên Ox?
? Chứng minh dự đoán đó như thế nào?
? Trong trường hợp khác 90O thì có tính chất tương tự không? Vì sao?
*HĐ2: Chữa BT71 (SGK/t1/103):
? Đọc bài?
? Vẽ hình? Ghi giả thiết, kết luận của bài toán?
? Có nhận xét gì về tứ giác ADME?
? Vì sao suy ra được A, O, M thẳng hàng?
? Tương tự BT70, điểm O sẽ di chuyển trên đường nào?
?! DE nhỏ nhất, từ a) thì suy ra AM phải như thế nào?
? Xác định vị trí M trên BC?
?! Có thể thay đổi giả thiết của bài toán để có bài toán tương tự không?
GT
 = 90O
A∈ Oy; OA = 2cm
B ∈ Ox; AC = BC 
KL
(Khi B di chuyển trên Ox) C di chuyển trên đường nào? 
Có thể chứng minh:
1) Kẻ CH ^ Ox
ị CH = 1cm
2) CM: CA = CO
ị C thuộc trung trực AO
GT
∆ABC ( = 90O)
M ∈ BC
MD^AB; ME^AC
OD = OE
KL
a) A, O, M thẳng hàng
b) (Khi M di chuyển trên BC) O di chuyển trên đường nào?
c) Tìm vị trí M để DE nhỏ nhất
Hoạt động nhóm
1) BT70 (SGK/t1/103):
Giải:
 Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng OA, dễ dàng chứng minh được DC là đường trung bình của tam giác AOB
ị DC // OB
 DO = 1cm
Vậy khi điểm B di chuyển trên tia Ox thì trung điểm C của đoạn thẳng AB di chuyển trên tia Dz song song với Ox, cách Ox một khoảng bằng 1cm (nằm trong góc xOy)
2) BT71 (SGK/t1/103):
Chứng minh:
a) Tứ giác ADME có 3 góc vuông ị ADME là hình chữ nhật
O là trung điểm của DE
Suy ra: O là trung điểm của AM
ị A, O, M thẳng hàng
b) Gọi P là trung điểm của AB, Q là trung điểm của AC. 
 Chứng minh được khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên PQ.
c) DE nhỏ nhất khi và chỉ khi AM nhỏ nhất.
AM nhỏ nhất khi M là chân đường vuông góc hại từ A xuống BC.
Hay AM ^ BC
Củng cố:
? Tính chất đường thẳng song song cách đều được ứng dụng như thế nào trong thực tế?
(Cách kẻ dấu của thợ mộc – BT72)
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Làm BT 129_131 (SBT/t1/74)
Đọc trước bài mới
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 20
Ngày soạn: 
Đ11. Hình thoi
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
Biết cách vẽ hình thoi, chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Vận dụng tính chất hình thoi vào giải toán.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ (BT73 – SGK/t1/105) 
Thước vẽ truyền
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu định nghĩa hình thoi:
? Nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết thế nào là hình thoi?
? So sánh định nghĩa hình thoi với định nghĩa hình chữ nhật?
? Cách vẽ hình thoi?
? Hình thoi là hình bình hành nhưng đặc biệt hơn ở điểm nào?
*HĐ2: Tìm hiểu tính chất hình thoi:
? Dự đoán các tính chất của hình thoi:
	Về cạnh?
	Về góc?
	Về đường chéo?
? Hình thoi có những tính chất nào mà hình bình hành không có?
? Chứng minh các tính chất của hình thoi?
? Muốn vẽ hình thoi, ta có thể làm như thế nào? (theo định nghĩa và theo tính chất, cách vẽ nào dễ hơn?)
*HĐ3: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình thoi:
? Để chứng minh một tứ giác là hình thoi, ta có thể làm như thế nào?
*Củng cố: ?3
Học sinh trả lời định nghĩa
- Hình chữ nhật được định nghĩa dựa vào các góc
- Hình thoi được định nghĩa dựa vào các cạnh
Làm ?1
 Hình thoi là hình bình hành có 2 cạnh liên tiếp bằng nhau.
 Học sinh thảo luận, trả lời.
Làm ?2
Học sinh hoạt động nhóm
GT
Hình thoi ABCD
KL
a) AC ^ BD
b) ; 
; 
 Học sinh lên bảng trình bày phần chứng minh
“Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi”
▶ABCD là h.b.h (gt)
ị AB = CD; AD = BC; OA = OC
Do AC ^ BD (gt) nên
∆AOB = ∆COB (c.g.c)
ị AB = BC
Suy ra:
AB = BC = CD = DA
ị ABCD là hình thoi ◀
1) Định nghĩa:
(SGK/t1/104)
 B
 A C
 D
Tứ giác ABCD là hình thoi Û AB = BC = CD = DA
*Nhận xét:
 Hình thoi cũng là một hình bình hành.
2) Tính chất:
+) Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành
*Định lý: (SGK/t1/104)
Chứng minh:
ABCD là hình thoi (gt)
Suy ra ∆ABD cân tại A 
 BO = DO (t/c h.b.h)
 Do đó AO là trung tuyến của tam giác cân ABD
 Suy ra AO là trung trực của BD và là phân giác của 
ị AC ^ BD; 
 Chứng minh tương tự suy ra:
BD là tia phân giác góc B, CA là tia phân giác góc C, DB là tia phân giác góc D
3) Dấu hiệu nhận biết:
(SGK/t1/105)
Củng cố:
+ BT73 (SGK/t1/105) – bảng phụ	Giải thích vì sao?
+ BT78: Học sinh quan sát thước vẽ truyền.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 74_77 (SGK/t1/106)
BT 135_140 (SBT/t1/74)
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_10_le_tran_kien.doc