Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 đến 11 - Trường THCS Hồng Khê

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 đến 11 - Trường THCS Hồng Khê

A. Mục tiêu:

- Học sinh nẵm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (2 đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc trong hình thoi), nẵm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi

- Học sinh biết dựa vào 2 tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó, vận dụng kiến thức của hình thoi trong tính toán.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ hình 100 và bài 73 (tr105-SGK), thước thẳng.

- Học sinh: Thước thẳng.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ: (10')

- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành

- Học sinh 2: Câu hỏi tương tự với hình chữ nhật

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc 12 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 10 đến 11 - Trường THCS Hồng Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 - Tiết 19 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
 Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố khái niệm khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, được ôn lại các bài tập cơ bản về tập hợp điểm.
- Bước đầu làm quen với bài toán tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó thoả mãn yêu cầu của bài.
- Rèn luyện kĩ năng chứng minh một bài toán hình.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập bài 69 (tr103-SGK), thước thẳng, phấn màu, êke.
- Học sinh: Thước thẳng, êke.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (7') 
- Học sinh 1: Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng d cho trước và cách đường thẳng d một đoạn bằng 2 cm ? Nêu cách vẽ.
- Học sinh 2: Phát biểu tính chất của các điểm cách đều 1 đường thẳng cho trước.
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- Giáo viên đưa nội dung bài toán lên bảng và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Lớp nhận xét bài làm của các nhóm đó
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 70
- Học sinh vẽ hình ghi GT, KL
- Cả lớp suy nghĩ làm bài
- 1 học sinh lên bảng trình bày
(Nếu học sinh chưa làm được giáo viên gợi ý)
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên uốn nắn sửa chữ sai xót
Bài tập 69 (tr103-SGK) (10')
(1) (7); (2) (5)
(3) (8) ; (4) (6)
Bài tập 70 (tr103-SGK) (15')
GT
B di chuyển trên Ox
KL
Vị trí của C
Kẻ ( 2 đường thẳng cùng vuông góc với 1 đường thẳng)
Xét 
 CH là đường TB của 
 B di chuyển trên Ox thì C di chuyển trên d // với Ox và cách Ox :1cm
IV. Củng cố: (5')
- Đối với loại toán tìm điểm O khi M di chuyển trước tiên ta phải xác định được điểm O di chuyển như thế nào (có thể vẽ thêm 2, 3 trường hợp của M để xác định vị trí của O từ đó rút ra qui luật)
- Sau đó dựa vào kiến thức đã học (đường trung trực, phân giác, khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng ...) để chứng minh, tìm lời giải của bài toán.
V. Hướng dẫn học ở nhà:(7')
- Xem lại lời giải các bài toán trên.
- Làm bài tập 71 (tr103-SGK)
- Làm bài tập 128, 129, 131 (tr73; 74-SBT)
- Ôn tập lại các tính chất của hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
HD 71:
a) Chứng minh AEMD là hình chữ nhật, OD = OE
 O, A, M thẳng hàng
b) O nằm trên đường thẳng song song BC cách BC bằng AH
c) Khi M trùng với H thì AM là ngắn nhất
 Tuần 10 - Tiết 20 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
Đ11: Hình thoi 
A. Mục tiêu:
- Học sinh nẵm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (2 đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc trong hình thoi), nẵm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi 
- Học sinh biết dựa vào 2 tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó, vận dụng kiến thức của hình thoi trong tính toán.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ hình 100 và bài 73 (tr105-SGK), thước thẳng.
- Học sinh: Thước thẳng.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (10') 
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành 
- Học sinh 2: Câu hỏi tương tự với hình chữ nhật 
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- Giáo viên đưa ra bảng phụ hình 100- SGK 
- Người ta gọi tứ giác ABCD tron hình 100 là hình thoi 
? Hình thoi là hình gì.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Học sinh cả lớp suy nghĩ, 1 em đứng tại chỗ trả lời.
? Ta có thể định nghĩa hình thoi như thế nào 
? Dựa vào hình bình hành, giáo viên vẽ tiếp 2 đường chéo và đặt vấn đề
- Ta đã biết hình thoi là hình bình hành nên nó có các tính chất của hình bình hành.
? Vậy ngoài tính chất của hình bình hành ra thì hình thoi còn tính chất nào khác hay không.
- Giáo viên cho học sinh làm ?2.
- Cả lớp làm bài theo nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK 
- Giáo viên chốt và ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh định lí trên
- Các câu khác chứng minh tương tự.
- Học sinh về nhà tự chứng minh 
? Để vẽ hình thoi ta vẽ như thế nào 
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chốt lại và nêu cách vẽ.
? Ngoài dấu hiệu nhận biết bằng định nghĩa, hãy dự đoán các dấu hiệu nhận biết hình thoi qua hình bình hành.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Giáo viên chốt lại và ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh làm ?3
- Học sinh ghi GT, KL
GT
Hình bình hành ABCD
KL
ABCD là hình thoi 
1. Định nghĩa (5')
Tứ giác ABCD là hình thoi AB = BC = CD =AD
?1
- Hình thoi là hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau.
2. Tính chất (10')
?2
* Định lí: SGK 
GT
 hình thoi ABCD
KL
a) 
b) AC là phân giác 
BD là phân giác 
Cm:
a) Ta có cân (AB = AC) mà BO là đường trung tuyến BO cũng là đường cao của ACBD
b) Xét cân tại B 
 cân tại D mà (2 góc so le trong) Ac là phân giác của 
3. Dấu hiệu nhận biết (15')
- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi 
- Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau là hình thoi 
- Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi 
- Hình bình hành có 1 đường chéo là phân giác của mỗi góc là hình thoi 
?3
Chứng minh : Vì ABCD là hình bình hành AO = OC, BO = OD
Vì 4 tam giác vuông AOB, BOC, COD, DOA bằng nhau 
 AB = BC = CD = AD ABCD là hình thoi 
IV. Củng cố: (7')
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập 73 (tr105-SGK) Học sinh thảo luận nhóm để tìm các hình thoi và giải thích
+ Tứ giác ABCD là hình thoi vì AB = BC = CD = DA
+ Tứ giác EFGH là hình thoi vì EFGH là hình bình hành (EF = GH, EH = FG) và EG là đường phân giác 
+ Tứ giác KINM là hình thoi vì KINM là hình bình hành (KO = ON, IO = IM) và 
+ Hình e) tứ giác ADBC là hình thoi vì AD = DB = BC = CA vì đều bằng R
V. Hướng dẫn học ở nhà:(7')
- Học theo SGK 
- Làm bài tập 75, 76, 77 (tr106-SGK)
 Tuần 11 - Tiết 21 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
 Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa hình thoi, thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành 
- Biết vẽ hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi 
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (8') 
- Học sinh 1: Nêu định nghĩa, tính chất hình thoi (vẽ hình ghi GT, KL của định lí)
- Học sinh 2: Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi
- Học sinh cả lớp vẽ hình và ghi GT, KL của định lí ra nháp, nhận xét
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 74
- Học sinh vẽ hình ghi GT, KL
? Để chứng minh MNPQ là hình thoi ta cần chỉ ra điều gì.
- Học sinh: 4 cạnh của tứ giác đó bằng nhau 
? Chứng minh 4 cạnh bằng nhau như thế nào 
- Học sinh: Chỉ ra 4 tam giác vuông bằng nhau 
- Học sinh cả lớp làm nháp
 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 76
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Học sinh cả lớp làm tại chỗ
- Giáo viên gợi ý:
? MNPQ có là hình bình hành không. Vì sao?
? Hai đường chéo của hình thoi thì như thế nào 
 1 học sinh lên bng trình bày lời giải
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cách trình bày.
Bài tập 74 (SGK-tr106)
GT
ABCD là hình chữ nhật 
NA=NB, PB=PC
QC=QD, MA=MD
KL
MNPQ là hình thoi
CM
Vì ABCD là hình chữ nhật lên AB=CD, AD=BC NA=NB=QC=QD, PB=PC=MA=MD.
Vậy 4 tam giác vuông: MAN, PBN, MDQ, PCQ bằng nhau MN=NP=PQ=MQ
Vậy MNPQ là hình thoi .
Bài tập 76 (tr106-SGK)
GT
ABCD là hình thoi 
MA=MB, NB=NC
QA=QD, PD=PC
KL
MNPQ là hình chữ nhật 
Chứng minh:
Xét ABC: MA=MB (GT), NB=NC (GT)
 MN là đường TB của ABC MN//AC, tương tự PQ là đường TB của ADC PQ//AC
Suy ra MN//PQ
Chứng minh tương tự MQ//NP 
Do đó tứ giác MNPQ là hình bình hành MN//AC và ACBD MNBD
MQ//BD và BDMN MQMN.
Hình bình hành MNPQ có nên là hình chữ nhật (đpcm)
IV. Củng cố: (7')
- Cho học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình thoi.
- Trả lời miệng bài tập 78:
+ Các tứ giác IEKF, KGMH là hình thoi vì có 4 cạnh bằng nhau 
+ Theo tính chất hình thoi KI là tia phân giác của góc EKF, KM là tia phân giác của góc GKH I, K, M thẳng hàng, tương tự I, K, M, N, O cùng nằm trên một đường thẳng 
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập 138, 139, 140 (SBT)
 Tuần 11 - Tiết 22 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
Đ12: hình vuông 
A. Mục tiêu:
- Hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi 
- Biết vẽ 1 hình vuông, biết chứng minh 1 tứ giác là hình vuông 
- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong các bài toán thực tế
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình vuông, bảng phụ ghi ?2, thước thẳng
- Học sinh: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức về hình chữ nhật,hình thoi 
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (8') 
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa và các tính chất của hình chữ nhật, vẽ hình chữ nhật 
- Học sinh 2: Câu hỏi tương tự với hình thoi 
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- Giáo viên treo bảng phụ hình 104
? Quan sát hình 104, tứ giác ABCD có đặc điểm gì.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Giáo viên chốt lại:
+ Các cạnh bằng nhau 
+ Các góc bằng nhau bằng 900 
- Người ta gọi tứ giác đó là hình vuông 
? Thế nào là hình vuông 
- Học sinh trả lời
? So sánh sự khác nhau giữa hình chữ nhật và hình vuông, hình thoi và hình vuông 
- 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của giáo viên 
- Giáo viên chốt lại và ghi bảng
? Hình vuông có những tính chất gì.
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Cả lớp thảo luận theo nhóm
- Giáo viên chốt lại
- Giáo viên đưa ra bảng phụ dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình vuông 
- Học sinh chú ý theo dõi.
1. Định nghĩa (10')
* Định nghĩa (SGK)
Tứ giác ABCD là hình vuông 
- Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau 
- Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông
2. Tính chất (10')
- Có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi 
?1
+ Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau, vuông góc với nhau tại trung điểm, mối đường chéo là đường phân giác của các góc đối.
3. Dấu hiệu nhận biết (5')
* Nhận xét: 1 tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông 
IV. Củng cố: (9')
- Giáo viên treo bảng phụ ?2 lên bảng (học sinh thảo luận nhóm để làm bài)
?2
Các tứ giác là hình vuông là:
ABCD vì ABCD là hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau 
MNPQ vì MNPQ là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau 
RSTU vì RSTU là hình thoi có 1 góc vuông
Bài tập 81 (tr108-SGK) ( Giáo viên treo bảng phụ hình 106 lên bảng, học sinh suy nghĩ trả lời)
Xét tứ giác AEDF có AEDF là hình chữ nhật (1)
Mặt khác AD là phân giác của AEDF là hình thoi (2)
Từ 1,2 AEDF là hình vuông 
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Học theo SGK , chú ý các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông 
- Làm các bài tập 79, 80, 82 (tr108-SBT)
HD 79: Sử dụng định lí Pitago trong tam giác vuông
 Tuần 12 - Tiết 23 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
 Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi , hình vuông (chủ yếu về hình thoi và hình vuông)
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh, cách trình bày lời giải 1 bài toán chứng minh, cách trình bày lời giải 1 bài toán xác định hình dạng 1 tứ giác.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài 83 (tr109-SGK), thước thẳng, phấn màu.
- Học sinh: Ôn lại các tính chất của hình vuông, thước thẳng.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (8') 
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa hình vuông, so sánh sự giống và khác nhau giữa định nghĩa hình vuông với định nghĩa hình chữ nhật và hình thoi.
- Học sinh 2: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông.
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- GV treo bảng phụ lên bảng
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- GV vẽ hình mô tả các câu sai a và d.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 84
? Vẽ hình ghi GT, KL của bài toán.
- Cả lớp làm theo yêu cầu, 1 học sinh lên bảng trình bày
? D]j đoán AEDF là hình gì.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
? Em hãy chứng minh điều dự đoán được.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm
? Khi nào hình bình hành trở thành hình thoi
- HS: Khi AD là phân giác góc BAC
- Yêu cầu học sinh làm các câu còn lại.
- Cả lớp làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 85
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Gv sửa chữa, uốn nắn sai xót.
Bài tập 83 (109-SGK) (5')
- Các câu đúng: b, c, e
- Các câu sai: a và d
BT 84 (tr109-SGK)
GT
ABC có 
DE // AB, DF // AC
KL
a) AEDF là hình gì? vì sao
b) Tìm D để AEDF là hình thoi 
c) Nếu ABC có , tứ giác AEDF là hình gì.Tìm D để AEDF là hình vuông 
CM
a) Xét tứ giác AEDF có: AE // DF (gt)
AF // DE (GT) AEDF là hình bình hành (2 cặp cạnh đối //)
b) Theo dấu hiệu nhận biết hình thoi D thuộc tia phân giác của góc A
Vậy khi D thuộc tia phân giác của góc A thì AEDF là hình thoi 
c) Khi hình bình hành AEDF có 
 AEDF là hình chữ nhật 
- Khi D thuộc tia phân giác của A thì AEDF là hình vuông 
BT 85 (tr109-SGK)
GT
hình chữ nhật ABCD
AB = 2AD, AE = EB
DF = FC, AF BF = M
CE BF = N
KL
a) Từ giác AEFD là hình gì? vì sao
b) Tứ giácEMFN là hình gì? vì sao
CM: 
a) Xét tứ giác AEFD: EF // AD (vì EF là đường TB của hình thang ABCD)
 EFAD AEFD là hình chữ nhật (1)
Vì AB = 2AE (gt)
mà AB = 2AD AE = AD (2)
Từ 1, 2 AEFD là hình vuông.
b) Ta có: AECF là hình bình hành
 FM // EN (1)
EBFD là hình bình hành ME // NF (2)
Từ 1, 2 ENFM là hình bình hành 
mà ENFM là hình chữ nhật 
Ta có è là phân giác góc MEN (DCE là tam giác vuông cân)
Vậy ENFM là hình vuông.
IV. Củng cố: (4')
- Hs nhắc lại các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình vuông 
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Xem lại các bài tập trên
- Trả lời 5 câu hỏi phần ôn tập chương I (tr110)
- Làm bài tập 87, 88, 89 (tr111-SGK)
 Tuần 12 - Tiết 24 
 Ngày soạn: 2005 
 Ngày dạy: 2005
 ôn tập chương I
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ (sơ đồ câm) dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác như hình 79 (tr152 - SGV), phiếu học tập như sau:
Hình vẽ
Tên tứ giác
Tính chất
....................................
.......................................
(Ghi đủ các tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông); Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ hình 109 (tr111-SGK)
- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương, trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110, thước thẳng.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (8') 
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Cả lớp thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV treo tranh vẽ ( phiếu học tập dã hoàn thành) lên bảng.
- GV treo bảng phụ có sơ đồ câm biểu diễn các tứ giác.
- Hs thảo luận và điền vào sơ đồ.
- GV treo bảng phụ bài tập 87.
- HS suy nghĩ làm bài.
- 1 em đứng tại chỗ llàm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 88
- Cả lớp suy nghĩ làm bài
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
? Tứ giác EFGH là hình gì.
- Cả lớp suy nghĩ trả lời
- 1 học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét bài làm của bạn, sửa chữa, bổ sung nếu sai thiếu.
- GV chốt: Cho dù tứ giác ABCD thay đổi như thế nào thì EFGH luôn là hình bình hành 
? Làm các câu hỏi a, b, c.
I. Ôn tập lí thuyết (15')
* Tính chất các loại tứ giác đã học
* Dấu hiệu nhận biết
II. Luyện tập (25')
BT 87 (tr111-SGK)
a) hình chữ nhật là tập con của hình bình hành, hình thang.
b) hình thoi là tập con của hình bình hành, hình thoi 
c) hình vuông 
BT 88 (tr111-SGK)
GT
tứ giác ABCD: AE = EB, BF = FC
CG = GD, AH = HD
KL
tứ giác ABCD cần có điều kiện gì thì:
a) EFGH là hình chữ nhật 
b) EFGH là hình thoi.
c) EFGH là hình vuông
BG:
Xét ABC có EF là đường TB
 ; EF // AC (1)
Xét DGA có HG là đường TB 
 , HG // AC (2)
Từ 1, 2 EF = GH; EF // GH
 tứ giác EFGH là hình bình hành 
a) EFGH là hình chữ nhật khi ADBD
b) EFGH là hình thoi khi AC = BD
c) EFGH là hình vuông khi thoả mãn 2 điều kiện trên.
IV. Củng cố: (2')
- Cho học sinh nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
V. Hướng dẫn học ở nhà:(3')
- Ôn tập lại các kiến thức trong chương
- Làm lại các bài tập trên, bài 89 (tr111-SGK)
- Làm các bài tập 161, 162, 163, 164 (tr77-SBT)
HD 89
a) Ta chứng minh MEAD (do MAB cân tại M MDAB)
b) AEMC là hình bình hành do ME // AC (cùng AB); AE // CM (do DAE = DBM)
c) Chu vi của AEBM khi BC = 4cm
Chu vi AEBM=4.BC = 16 cm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_10_den_11_truong_thcs_hong_khe.doc