Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Trần Đức Minh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Trần Đức Minh

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh củng cố:

Khái niệm hình bình hành; Tính chất của hình bình hành; Cách nhận biết một tứ giác là hình bình hành

 Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:

Vẽ hình bình hành; Vận dụng tính chất của hình bình hành chứng minh hai đường thẳng song song.;Chứng minh một tứ giác là hình bình hành

 Thái độ

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng hợp

 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

-Tính linh hoạt; Tính độc lập

B. Phương pháp: Luyện tập

 C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Trần Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: ..../....
Tiết
13
LUYỆN TẬP
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh củng cố:
Khái niệm hình bình hành; Tính chất của hình bình hành; Cách nhận biết một tứ giác là hình bình hành
Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
Vẽ hình bình hành; Vận dụng tính chất của hình bình hành chứng minh hai đường thẳng song song..;Chứng minh một tứ giác là hình bình hành
	Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập	
B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi, thước
Sgk, thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Tứ giác như thế nào thì là hình bình hành ?
Hình bình hành có tính chất gì ?
Định nghĩa sgk/90
Định lý sgk/90
	III.Luyện tập: (35')
HĐ1: Bài 1: (10’)
GV: Để chứng một tứ giác là hình bình hành ta cần chứng minh điều gì ?
HS: Phát biểu 5 dấu hiệu nhận biết sgk/91
GV: Tứ giác AHCK có AH ? CK
HS: AH // CK (do cùng vuông góc với BD)
GV: AH có bằng CK không ? HS: Suy nghĩ
GV: Tam giác AHD có bằng tam giác CKB không ? Vì sao ?
HS: Tam giác AHD và tam giác CKB là hai tam giác vuông có hai cạnh huyền AD = CB; góc ADH bằng góc CBK nên chúng bằng nhau
GV: Suy ra AH ? CK HS: AH = CK
GV: Suy ra tứ giác AHCK là hình gì ?
HS: Tứ giác AHCK là hình bình hành
GV: AHCK là hình bình hành nên AC và HK có quan hệ gì ?
HS: Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
GV: Suy ra O như thế nào A, C ?
HS: Là trung điểm của AC hay A, O, C thẳng hàng
Bài 1: (47/sgk/93)
Hình 72 sgk/93
HĐ2: Bài 2 (10’)
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình nêu gt, kl
HS: Thực hiện
GV: MN và KI có quan hệ gì với BD ?
HS: Cùng song song và cùng bằng 1 nửa 
GV: Suy ra MNKI là hình gì ?
HS: Tứ giác MNKI có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành
GV: Tìm cách chứng minh khác ?
HS: MN = KI (do cùng bằng một nửa BD)
MI = NK (do cùng bằng một nửa AC) 
Suy ra tứ giác ABCD có các cạnh đối bằng nhau nên nó là hình bình hành
Bài 2: Gọi M, N, K, I lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA của tứ giác ABCD.Chứng minh: MNKI là hình bình hành
HĐ3: Bài 3 (15’)
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu gt, kl
HS: Thực hiện
GV: Tổng các góc EAF, FAD, DAB và BAE là bao nhiêu ? Vì sao ?
HS: Tổng hai góc bẹt 
GV: Suy ra góc EAF bao nhiêu độ ?
HS: 3600 – 1200 - µ = 2400 - µ 
GV: Tính góc FDC ?
HS: 600 + 1800 - µ = 2400 - µ
GV: Tính góc EBC ?
HS: 600 + 1800 - µ = 2400 - µ
GV: Ba tam giác EAF, CDF, EBC có bằng nhau không ? Vì sao ?
HS: DEAF = DCDF = DEBC (g.c.g)
GV: Suy ra EF, EC, FC có quan hệ gì ?
HS: Bằng nhau
GV: Vậy tam giác EFC là tam giác gì ?
HS: Tam giác đều
Bài 3: Cho hình bình hành ABCD có góc A bằng µ > 900. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các tam giác đều ADF và ABE.
a) Tính góc EAF
b) Chứng minh tam giác CEF là tam giác đều
	IV. Củng cố: (3')
Giáo viên
Học sinh
Tứ giác như thế nào thì là hình bình hành ?
Hình bình hành có tính chất gì ?
Định nghĩa sgk/90
Định lý sgk/90
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
	Về nhà thực hiện các bài tập: 48, 49 sgk/93
T13

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_9_luyen_tap_tran_duc_minh.doc