A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố cho HS các phần của một bài toán dựng hình. HS biết vẽ phác họa hình để phân tích miệng bài toán, biết cách trình bày phần cách dựng và chứng minh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng compa thước thẳng để dựng hình vào trong vở.
- Thái dộ: Nghiêm túc trong các hoạt động.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, compa, thước thẳng, thước đo góc.
HS: Compa, thước thẳng, thước đo góc
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
Ngày soạn: 12/09/2010 Ngày giảng: 8A: 15/09/2010 8B: 16/09/2010 Tiết 09 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Củng cố cho HS các phần của một bài toán dựng hình. HS biết vẽ phác họa hình để phân tích miệng bài toán, biết cách trình bày phần cách dựng và chứng minh. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng compa thước thẳng để dựng hình vào trong vở. - Thái dộ: Nghiêm túc trong các hoạt động. B. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, compa, thước thẳng, thước đo góc. HS: Compa, thước thẳng, thước đo góc C. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp gợi mở vấn đáp. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) Câu hỏi Đáp án và biểu điểm - Giải một bài toán dưng hình phải thực hiện mấy phần ? Phải trình bày phần nào? - Làm bài tập 31 (SGK tr83) - Bài toán dựng hình có 4 phần: Phân tích – cách dựng – chứng minh – biện luận. Trình bày hai phần: Cách dựng và chứng minh. 4đ - Bài 31SGK tr83. a) Cách dựng: 3đ + Dựng tam giác ADC có DC = AC = 4cm; AD = 2cm + Dựng tia Ax//DC (Ax cùng phía với C đối với AD). + Dựng B trên tia Ax sao cho AB = 2cm. Nối BC. b) Chứng minh: 3đ ABCD là hình thang vì AB//CD, hình thang ABCD có AB=AD=2cm; AC=DC=4cm III. Giảng bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV cho HS thực hiện bài 33 SGK GV cho HS thực hiện hiện nhóm với nội dung sau: - Vẽ hình giả sử đã dựng được thoả mãn các yêu đề ra của bài toán - Phân tích đề bài toán trên hình vẽ - Chỉ ra cách dựng theo thứ tự từng bước. GV gợi ý: Để làm được bài tập này, hãy chú ý rằng trong hình thang cân hai đường chéo bằng nhau. GV cho HS các nhóm nhận xét bài làm của nhau và chốt lại vấn đề bằng bảng phụ ghi sẵn phần cách dựng và chứng minh GV cho HS làm bài 34 SGK GV vẽ hình vẽ giả sử lên bảng GV (hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán dựng hình): HS1 đọc đề bài - HS làm bài toán theo nhóm - Thảo luận, trao đổi trong nhóm về cách dựng và chứng minh - Sau vài phút tổ trưởng các nhóm đưa bảng phụ lên bảng - HS nghe GV phân tích bài toán đi đến cách dựng và chứng minh bài toán như nào? để hiểu rõ hơn - HS cả lớp sửa lại chỗ sai nếu có. HS đọc đề bài HS vẽ hình vào vở HS nghe để hiểu Bài tập 33. (SGK tr83) a) Cách dựng: - Dựng góc - Dựng điểm C trên tia Dx sao cho DC = 3 cm. - Dựng điểm A trên tia Dy sao cho CA = 4 cm. - Dựng tia Az song song với DC. - Dựng điểm B trên tia Az sao cho DB = 4 cm. Kẻ CB được hình thang ABCD. b) Chứng minh: , DC = 3 cm. AC = 4 cm. DB = 4 cm = AC. + Tứ giác ABCD có AB//DC nên hình thang có đáy là AB và DC. + Theo cách dựng ta có AC = DB nên hình thang ABCD là hình thang cân thoả mãn các yêu cầu đề ra của bài toán. Bài tập 34 (SGK tr83) a) Cách dựng: - Dựng tam giác ADC có AD = 2cm, DC = 3cm, - Qua A dựng tia Az song song với DC (tia Az và điểm C trong cùng nửa mặt phẳng có bờ AD). - Dựng đường tròn tâm C bán kính 3cm. b) Chứng minh: Hình thang ABCD (vì AB//CD) có AD = 2cm; BC =DC=3cm IV. Củng cố: - Nêu lại các bài toán dựng hình cơ bản. V. Hướng dẫn về nhà: - Xem kĩ lại các bài tập đã làm. - Làm bài tập 32 (SGK tr83). E. RÚT KINH NGHIỆM: ... .... ....
Tài liệu đính kèm: