A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần cách dựng và chứng minh.
- Kĩ năng: HS biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dượng hình vào thực tế.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, thước đo độ.
- HS: Thước thẳng, compa, thước đo độ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra).
III. Giảng bài mới:
Ngày soạn: 07/09/2010 Ngày giảng: 8A: 10/09/2010 8B: 15/09/2010 Tiết 08 5. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA. DỰNG HÌNH THANG A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần cách dựng và chứng minh. - Kĩ năng: HS biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dượng hình vào thực tế. B. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, thước đo độ. - HS: Thước thẳng, compa, thước đo độ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp gợi mở, vấn đáp. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra). III. Giảng bài mới: - Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết vẽ hình bằng nhiều dụng cụ: Thước thẳng, com pa, ê ke, thước đo góc ... Ta xét các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước thẳng và compa, chúng được gọi là các bài toán dựng hình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV: Thế nào là bài toán dựng hình? GV: Thước thẳng có tác dụng gì? GV: Compa có tác dụng gì? GV: ở đây ta phải phân biệt rõ các khái niệm sau đây: HS: bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng thước và compa. HS: Nêu tác dụng của thức thẳng. HS: Nêu tác dụng của compa. 1. Bài toán dựng hình: Bài toán dựng hình là bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa. Thước thẳng: - Vẽ được một đường thẳng khi biết hai điểm của nó. - Vẽ được một đoạn thẳng khi biết hai đàu mút của nó. - Vẽ được một tia khi biết gốc và một điểm của tia. Compa: Vẽ được một đường tròn khi biết tam và bán kính. GV: Qua chương trình hình học lớp 6, hình học lớp 7 với thức và compa ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình nào? GV hướng dẫn HS ôn lại cách dựng. HS: Trả lời miệng, nêu các bài toán dựng hình đã biết (SGK tr81, 82) HS: Dựng lại các hình theo hướng dẫn của GV. 2. Các bài toán dựng hình đã biết: - SGK tr 81, 82. GV nêu ví dụ GV nêu GT, KL của bài toán. GV: Thông thường, để tìm ra cách dựng hình, người ta vẽ phác họa hình cần dựng với các yếu tố đã cho. Nhìn vào hình đó phân tích, tìm xem những yếu tố nào dựng được ngay, những điểm còn lại cần thỏa mãn điều kiện gì, nó nằm trên đường nào? Đó là bước phân tích. GV đưa hình vẽ. GV Tam giác nào dựng được ngay? Vì sao? GV (nêu vấn đề và hỏi): GV: Sau khi dựng xong tam giác ACD thì đỉnh B được xác định như thế nào? b) cách dựng GV dựng hình bằng thước và compa theo từng bươc. GV: Tứ giác ABCD vừa dựng ở trên có thỏa mãn tất cả các điều kiện đề bài yêu cầu không? GV: Đó chính là nội dung bước chứng minh. GV: Ta có thể dựng được bao nhiêu hình thang thỏa mãn các điều kiện của đề bài? GV: Khi trình bài bài toán dựng hình chỉ trình bày 2 bước: a) Cách dựng. b)Chứng minh. HS đọc đề bài HS nêu GT, KL. HS nghe giảng. HS quan sát hình vẽ. HS Tam giác ACD dựng được ngay. HS: Đỉnh B nằm trên đường thẳng qua A, song song với DC; B cách A 3 cm nên B nằm trên đường tròn tâm A, bán kính 3 cm. HS dựng hình vào vở và ghi các bước dựng. HS: Thỏa mãn. HS nêu lại bước chứng minh. HS: Chỉ 1 hình thang. 3. Dựng hình thang: Ví dụ: Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3cm; đáy CD = 4cm; cạnh bên AD = 2cm; a) Phân tích: b) Cách dựng: - Dựng có , DC = 4cm, DA = 2 cm. - Dựng tia Ax song song với CD (tia Ax và điểm C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng có bờ là AD). - Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB = 3 cm. Kẻ đoạn thẳng BC. c) Chứng minh: - Theo cách dựng, ta có AB//CD nên ABCD là hình thang có đáy là AB và CD. - Theo cách dựng , ta có , DC = 4 cm, DA = 2 cm. - Theo cách dựng điểm B, ta có: AB = 3 cm. Vậy ABCD là hình thang thoả mãn các yêu cầu của bài toán đề ra. d) Biện luận: Ta luôn dựng được một hình thang thỏa mãn điều kiện củ đề bài. IV.. Củng cố: GV: Thế nào là bài toán dựng hình? GV: Một bài toán dựng hình càn làm những phần nào? Phải trình bày phần nào? + Bài toán dựng hình có 4 phần: Phân tích – cách dựng – chứng minh – biện luận. + Lời giải bài toán dựng hình chỉ yêu cầu trình bày hai phần: Cách dựng và chứng minh. V.. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại bài toán dựng hình cơ bản. - Nắm vững yêu cầu các bước của một bài toán dựng hình, cách trình bày gồm hai phần: Dựng hình và chứng minh. - Làm các bài tập 29, 30, 31 (SGK tr83). E. RÚT KINH NGHIỆM: ... .... ....
Tài liệu đính kèm: