Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 68, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đỗ Minh Trí

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 68, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đỗ Minh Trí

I. MỤC TIÊU :

Kiến thức cơ bản:

- Học sinh nắm khái niệm hình chóp đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, chiều cao)

- Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy

- Vẽ hình chóp tam giác đều theo bốn bước.

Kỹ năng cơ nảm:

- Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở tiết học trước.

Tư duy:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tính toán.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu vấn đề:

III. CHUẨN BỊ :

· GV : SGK, giáo án, phấn màu, thước, mô hình hình chóp, bảng phụ

· HS : SGK, thước

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 68, Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đỗ Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. HÌNH CHÓP ĐỀU
Tuần : 35
Tiết : 68
§7. HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức cơ bản:
Học sinh nắm khái niệm hình chóp đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, chiều cao)
Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy
Vẽ hình chóp tam giác đều theo bốn bước.
Kỹ năng cơ nảm:
Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở tiết học trước.
Tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề:
III. CHUẨN BỊ : 
GV : SGK, giáo án, phấn màu, thước, mô hình hình chóp, bảng phụ
 HS : SGK, thước
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu: (3 ph)
Hình lăng trụ đứng có dạng như thế nào?
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
Cho HS nhận dạng theo mô hình
Đưa ra một mô hình cho HS nhận dạng có phải là lăng trụ đứng hay không ? Tại sao ?
Giới thiệu hình chóp. 
Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là các hình chữ nhật, 2 mặt đáy là 2 đa giác
Khônng phải là hình lăng trụ vì các mặt của nó không có mặt nào là hình chữ nhật (có các mặt tam giác và 2 mặt đa giác) 
Hoạt động 2: Hình chóp: ( 15 ph)
1. Hình chóp: có 
+ Một mặt đáy là 1 đa giác
+ Các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh
Ví dụ: 
Hình chóp tứ giác S.ABCD 
SH là đường cao của hình chóp S.ABCD
HĐ2.1
Quan sát mô hình cụ thể, kết hợp với hình vẽ (GV treo trên bảng), giáo viên hướng dẫn HS phát hiện đâu là đỉnh, mặt bên, đáy, chiều cao.
HĐ2.2
Hình chóp có mấy mặt đáy?
Các mặt bên là những hình gì? Những hình đó có đặc điểm gì?
Hướng dẫn cách gọi tên hình chóp (phụ thuộc vào đáy)
 Hãy đọc tên các cạnh bên? Các mặt bên?
 Hướng dẫn vẽ hình chóp?
+ Vẽ mặt đáy
+ Đặt đỉnh (S, )
+ Nối S với các đỉnh của đa giác đáy 
HS theo dõi và làm theo yêu cầu của GV
Hình chóp có 1 mặt đáy
Các mặt bên là những hình tam giác có chung 1 đỉnh
Đọc tên: đỉnh . mặt đáy
Cạnh bên: SA, SB, SC, SD
Mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA
HS vẽ theo hướng dẫn của GV
Hoạt động 3: Hình chóp đều: (13 ph)
Hình chóp đều:
Có đáy là đa giác đều, các mặt bên là các tam giác 
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD, có 
+ Đỉnh S
+ mặt đáy: hình vuông ABCD
+ Mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA
+ Đường cao SH (H là giao điểm 2 đường chéo của mặt đáy)
Trung đoạn: là đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên
HĐ3.1
 - Đưa ra mô hình hình chóp có đáy là hình vuông?
Hãy cho biết mặt đáy của hình chóp là hình gì?
Hãy đọc tên của hình chóp? Kể tên đỉnh, mặt đáy, cạnh bên, mặt bên?
So sánh các mặt bên?
Tương tự so sánh các cạnh bên? 
Giới thiệu chân đường cao H là tâm đường tròn đi qua 4 đỉnh của mặt đáy
 Gọi 1 HS vẽ hình chóp đều
+ HD: Hình vuông trong không gian được vẽ thành hình gì?
+ Đối với hình chóp tứ giác đều thì chân đường cao nằm ở vị trí nào?
Cho HS làm ? SGK
Cắt rồi ghép lại để có những hình chóp đều
 HS quan sát và trả lời: mặt đáy là hình vuông 
Các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau
Các cạnh bên bằng nhau
 Hình vuông trong không gian được vẽ thành hình bình hành
Đối với hình chóp tứ giác đều, chân đường cao là giao điểm 2 đường chéo
 HS cắt ghép theo yêu cầu của GV
Hoạt động 3: Hình chóp cụt đều: (6 ph)
Hình chóp cụt đều
Mặt bên là các hình thang cân
Chiều cao OI, mp(MNQR) // mp(BEDC)
Cắt hình chóp đều bằng mặt phẳng song song với mặt đáy
Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt đáy là hình chóp cụt đều
Mặt bên của hình chóp cụt đều là hình gì?
Mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân
Hoạt động 4: Củng cố (7 ph)
BT 56 trang 122
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các mặt bên là những tam giác đều, AB = 8 m, O là trung điểm của AC. Độ dài đoạn SO là:
Kết quả nào đúng ?
- Cho HS làm BT 56 trang 122
SO = ?
Ý
SO2 = SA2 – OA2 
 Ý Ý
SA = ? OA = ?
Ý
DSAB là tam giác gì? AC = ?
- Phát biểu sau đây đúng hay sai?
+a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy
+b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy
Thế nào là hình chóp đều?
 BT 56 trang 122
Ta có: DSAB đều (gt) 
Nên SA = AB = 8 m
AD định lí Pitago đối với DABC vuông tại B, ta được:
AC2 = AB2 + BC2 = 128
SO2 = SA2 – OA2 = 82 – 128:4 = 32
Vậy câu c đúng
Sai vì hình chóp đều thì đáy không thể là hình thoi (hình thoi không là đa giác đều)
Sai (vì hình chữ nhật không là đa giác đều)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
BTVN: 36, 38, 39 trang 118, 119; câu hỏi ? SGK trang 119
Xem trước bài “Diện tích xung quanh của hình chóp đều”
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_68_bai_7_hinh_chop_deu_va_hinh_c.doc