I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được công thức tính thể hình lăng trụ đứng.
- Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào tính toán.
- Thái độ: Biết ứng dụng toán học vào đời sống thực tế.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, tranh vẽ hình 106).
- Học sinh: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
§6. THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG Tuần: 33 - Tiết: 61 Ngày soạn: 05.04.11 Ngày dạy: 12à 15.04.11 I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS nắm được công thức tính thể hình lăng trụ đứng. - Kỹ năng: Biết vận dụng công thức vào tính toán. - Thái độ: Biết ứng dụng toán học vào đời sống thực tế. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, tranh vẽ hình 106). - Học sinh: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Kiểm tra (5’) Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Cho lăng trụ đứng tam giác cân ABC.A’B’C’ với các số đo như hình vẽ. a) Tính Sxq ? b) Tính Stp của lăng trụ? Giải: Sxq = (2.13 +10).22 = 792(cm2) Stp = Sxq + 2Sđ Sđ = 5.12 = 60 (cm2) Stp = 792 + 2.60 = 912 (cm2) -Kiểm tra sỉ số lớp -GV đưa đề bài và tranh vẽ lên bảng, nêu yêu cầu câu hỏi -Gọi một HS 22cm 13 10 -Cho cả lớp nhận xét -GV đánh giá cho điểm -Lớp trưởng (cbl) báo cáo -Một HS lên bảng trả bài. Cả lớp theo dõi. Sxq = (2.13 +10).22 = 792(cm2) Stp = Sxq + 2Sđ Sđ = 5.12 = 60 (cm2) Stp = 792 + 2.60 = 912 (cm2) -Nhận xét trả lời của bạn. Hoạt động 2: Công thức (15’) 1. Công thức tính thể tích: Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao V = S.h (S:dtích đáy; h: chiều cao) -Gọi HS nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. -Treo bảng phụ vẽ hình 106 . Cho -HS thực hiện ? sgk 5 4 7 7 5 4 -Hãy tính cụ thể và cho biết lăng trụ đứng tam giác có bằng diện tích đáy nhân với chiều cao của nó hay không? -GV: Với đáy là tam giác thường và mở rộng ra đáy là một đa giác bất kì, người ta đã chứng minh được công thức vẫn đúng. -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và ghi bảng -HS trả lời V = a.b.c = Sđ . chiều cao -HS quan sát và nhận xét : Từ hình hộp chữ nhật, nếu ta cắt theo mặt phẳng chứa đường chéo của hai đáy sẽ được hai lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông bằng nhau. Vậy thể tích lăng trụ đứng tam giác bằng nửa thể tích hình hộp chữ nhật. Vhình hộp = 5.4.7 = 140 Vltrụ tam giác = 70 = ½(5.4).7 = Sđ . chiều cao -HS nhắc lại vài lần công thức tính thể tích lăng trụ đứng. Hoạt động 3: Ví dụ (10’) 5 7 4 2 2. Ví dụ : Cách 1: Thể tích hình hộp chữ nhật: 4.5.7 = 140 (cm3) Thể tích lăng trụ đứng tam giác: (½ .5.2).7 = 35 (cm3) Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là: 140 + 35 = 175 (cm3) Cách 2: Diện tích ngũ giác là : 5.4 + ½.(5.2) = 25 (cm2) Thể tích lăng trụ ngũ giác là: 25.7 = 175 (cm3) -GV đưa hình 107 lên bảng phụ. -Hãy tình thể tích của lăng trụ. -Có thể tính thể tích của hình lăng trụ này như thế nào? -GV yêu cầu mỗi dãy làm theo một cách. Sau đó đại diện mỗi dãy lên trình bày -HS quan sát. -HS: Có thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật cộng với thể tích hình lăng trụ đứng tam giác. -Hoặc có thể lấy diện tích đáy nhân với chiều cao. Cách 1: Thể tích hình hộp chữ nhật: 4.5.7 = 140 (cm3) Thể tích lăng trụ đứng tam giác: (½ .5.2).7 = 35 (cm3) Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là: 140 + 35 = 175 (cm3) Cách 2: Diện tích ngũ giác là : 5.4 + ½.(5.2) = 25 (cm2) Thể tích lăng trụ ngũ giác là: 25.7 = 175 (cm3) -HS lớp nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập (13’) Bài tập 27 (sgk tr 113) – 12’ h h1 b -Đưa đề bài và hình vẽ bài tập 27 lên bảng phụ -Gọi HS lên bảng thực hiện b 5 6 4 h 2 4 h1 8 5 10 Sđ 12 6 V 12 50 -Nêu công thức sử dụng chung và từng trường hợp? -HS điền số vào ô trống: b 5 6 4 2,5 h 2 4 3 4 h1 8 5 2 10 Sđ 12 6 5 V 40 60 12 50 Công thức: Sđ = ½.(b.h) Þ b = 2Sđ /h Þ h = 2Sđ /b V = Sđ .h Þ Sđ = V/h Hướng dẫn học ở nhà (2’) Học bài : nắm vững công thức và phát biểu thành lời cách tính thể tích lăng trụ đứng Làm bài tập: 28, 30 trang 114 sgk. Ôn lại đường thẳng song song với đường thẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian. -Nghe dặn -Ghi chú vào vở
Tài liệu đính kèm: