Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 61, Bài 1: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Đỗ Minh Trí

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 61, Bài 1: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Đỗ Minh Trí

I. MỤC TIÊU :

Kiến thức cơ bản:

 - Học sinh nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.

- Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu về đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song với nhau

- Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

Kỹ năng cơ bản:

- Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt,

Tư duy:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

II. PHƯƠNG PHÁP:

IV. Nêu vấn đề.

III. CHUẨN BỊ :

· GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước, bảng phụ, các mô hình hình: hộp chữ nhật, hình lập phương, que

· HS : SGK, thước

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 61, Bài 1: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo) - Đỗ Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33
Tiết : 61
§1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tt)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức cơ bản: 
 - Học sinh nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu về đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song với nhau
Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Kỹ năng cơ bản:
Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt, 
Tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề.
III. CHUẨN BỊ : 
GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước, bảng phụ, các mô hình hình: hộp chữ nhật, hình lập phương, que
HS : SGK, thước
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
1) Hãy kể tên các mặt của hình hộp.
2) BB’ và AA’ có cùng nằm trong một mặt phng83 hay không?
3) BB’ và AA’ có điểm chung hay không?
Lần lượt gọi từng HS trả lời 3 câu hỏi trên.
- Nhận xét kết quả.
BB’ và AA’ không có điểm chung
BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng mặt phẳng (ABB’A’)
Hoạt động 2: Hai đường thẳng song song trong không gian :( 13 ph)
Hai đường thẳng song song trong không gian:
Trong không gian hai đường thẳng a, b song song với nhau khi chúng cùng nằm trong 1 mặt phẳng và không có điểm chung
Kí hiệu: a // b
Chẳng hạn: AA’ // BB’ 
HĐ2.1
Từ kết quả trả bài: 
+ BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng (ABB’A’)
+ BB’ và AA’ không có điểm chung
 Nên AA’và BB’ song song với nhau
Trong không gian hai đường thẳng song song với nhau khi nào ?
a // b thỏa mấy điều kiện ?
Quan sát hình vẽ trả bài hoặc. Tìm các cặp đường thẳng song song với nhau?
Khi xét hai đường thẳng a, b phân biệt có mấy vị trí tương đối ?
Trong mặt phẳng (ADD’A’), tìm các cặp đường thẳngsong song, cắt nhau ?
Tìm 2 đường thẳng không cùng nằm trong mặt phẳng nào?
-Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
- Khi không có điểm chung và cùng nằm trong một mặt phẳng
- a // b thỏa 2 điều kiện:
 a, b cùng nằm trong một mặt phẳng
a,b không có điểm chung
AA’ // BB’; BB’ // CC’; CC’ // DD’; DD’ // AA’; BC // B’C’; AB // A’B’
- Cùng nằm trong 1 mp:
+ a, b cắt nhau ( có 1 điểm chung)
+ a, b không có điểm chung (song song)
+ a, b trùng nhau (có vô số điểm chung)
- Không cùng nằm trong mp nào 
mặt phẳng (ADD’A’) có: 
AD // A’D’; AA’ // DD’
AA’ cắt A’D’; A’D’ cắt DD’
AB và B’C’ không cùng nằm trong mặt phẳng nào
Hoạt động 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc: ( 13 ph)
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc: 
Một đường thẳng song song với mặt phẳng khi nó không nằm trong mặt phẳng đó và song song với 1 đường thẳng chứa trong mặt phẳng đó 
Ví dụ: AB // mp(A’B’C’D’)
Hai mặt phẳng song song khi có 2 đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng này lần lượt song song với 2 đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng kia
Ví dụ: mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
HĐ2.2
Cho HS làm ?2 
+ AB và A’B’ có song song với nhau không? Vì sao ?
+ AB có nằm trong mp(A’B’C’D’) không?
- Kết luận AB // mặt phằng (A’B’C’D’)
Khi nào một đường thẳng song song một mặt phẳng ?
HĐ2.1
Cho HS làm ?3
- Tìm đường thẳng song song với một mặt phẳng? (h.77) 
Giới thiệu hai mặt phẳng song song
+ Hỏi Trong mặt phẳng (ABCD): AB cắt đường thẳng nào?
+ Trong mặt phẳng (A’B’C’D’): A’B’ cắt đường thẳng nào?
+ So sánh quan hệ giữa AB và A’B’
+ Tương tự quan hệ giữa AD và A’D’
 Kết luận mặt phẳng (ABCD) // mặt phẳng (A’B’C’D’)
Cho HS làm ?4
+ Tìm các cặp mặt phẳng song song với nhau
Chốt lại: Hai mặt phẳng song song với nhau khi nào?
Tìm hình ảnh đường song song với mặt, mặt song song với mặt ngoài thực tế? 
 Cho HS đọc nhận xét SGK
Chú ý: 2 mặt phẳng có 1 điểm chung thì chúng cắt nhau
HS làm ?2
AB // A’B’ (cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’) 
AB không nằm trong mp(A’B’C’D”)
Khi đường thẳng không nằm trong mặt phẳng đó và song song với một đường thẳng thuộc mặt phẳng đó
?3 DC // mặt phẳng (ABB’A’)
Trong mặt phẳng (ABCD): AB cắt AD 
Trong mặt phẳng (A’B’C’D’): A’B’ cắt A’D’
 AB // A’B’
AD // A’D’
mặt phẳng (ADD’A’) // mặt phẳng (BCC’B’)
SGK
 HS nêu một vài ví dụ về hình ảnh đường song song với mặt, mặt song song với mặt ngoài thực tế
Hoạt động 4: Củng cố (13 ph)
1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, tìm những cặp cạnh song song và bằng nhau ?
2. Cho hình lập phương ABCD.MNPQ
+ Những cạnh nào song song với CP?
+ Những cạnh nào song song với MQ?
Cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có AB // mp(EFGH)
Kể tên các cạnh khác AB và song song với mp(EFGH)
CD song song với mặt phẳng nào?
AH không song song mp(EFGH). Chỉ ra mặt phẳng song song với đường thẳng đó?
Những cạnh song song và bằng nhau là: AA’, BB’, CC’, DD’
Hoặc AD, BC, B’C’, A’D’
Hoặc AB, DC, D’C’, A’B’ 
Những cạnh song song với CC’ là: AA’, BB’, DD’
Những cạnh song song với A’D’ là AD, BC, B’C’
HS hoạt động nhóm
Các cạnh khác AB và song song với mp(EFGH) là BC, DC, AD
CD // mp(EFGH) 
 và CD // mp(ABFE)
AH // mp(BCGF)
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: (1 ph)
BTVN: 5, 6, 7 trang 100
Xem trước bài : “Thể tích của hình hộp chữ nhật”
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_61_bai_1_hinh_hop_chu_nhat_tiep.doc