- GV cho HS quan sát mô hình một số vật thể trong không gian và giới thiệu: Ở lớp 5 đã được làm quen với một số hình trong không gian như hình lập phương và hình hộp chữ nhật, bên cạnh đó chúng ta cũng gặp một số hình không gian như hình lăng trụ, hình chóp đều, hình trụ.
- GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các hình không gian trong cuộc sống
- HS: Hình hộp chữ nhật: Bao diêm, viên gạch; hình lập phương: xúc xắc; hình chóp: kim tự tháp; hình trụ: li nước,
- GV: Những hình trên các điểm của chúng có thể không cùng nằm trên một mặt phẳng, ta gọi những hình đó là các hình trong không gian. Ở chương IV chúng ta sẽ tìm hiểu về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều
GVHD: Trần Thị Kim Nhung Ngày soạn: 26/03/2013 SV: Phạm Thị Trúc Linh Tiết 57 GIÁO ÁN Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU A – HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG §1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Kiến thức: Nắm được số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian Kỹ năng: Nhận biết hình hộp chữ nhật trong thực tế Vẽ hình hộp chữ nhật Thái độ: Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận II. CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK, giáo án, các mô hình trực quan, thước thẳng Học sinh: SGK, dụng cụ vẽ hình: thước thẳng, viết chì, III. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Nội dung bài mới Thời gian Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS 5’ - GV cho HS quan sát mô hình một số vật thể trong không gian và giới thiệu: Ở lớp 5 đã được làm quen với một số hình trong không gian như hình lập phương và hình hộp chữ nhật, bên cạnh đó chúng ta cũng gặp một số hình không gian như hình lăng trụ, hình chóp đều, hình trụ. - GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các hình không gian trong cuộc sống - HS: Hình hộp chữ nhật: Bao diêm, viên gạch; hình lập phương: xúc xắc; hình chóp: kim tự tháp; hình trụ: li nước, - GV: Những hình trên các điểm của chúng có thể không cùng nằm trên một mặt phẳng, ta gọi những hình đó là các hình trong không gian. Ở chương IV chúng ta sẽ tìm hiểu về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều 25’ Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG HÌNH CHÓP ĐỀU A – HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG §1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT Hình hộp chữ nhật Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ - Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, các mặt là hình chữ nhật: ABCD , A’B’C’D’ , AA’D’D , BB’C’C, CC’D’D , A’B’C’D’ - Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh: AB, AC, CD, DA, A’B’, A’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’ - Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông. - Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện (Hay mặt đáy), các mặt còn lại là mặt bên - GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ * Các bước vẽ: - Vẽ hình chữ nhật ABCD - Vẽ mặt AA’B’B, BB’C’C: trên giấy kẻ ô vuông là hình bình hành - Vẽ các nét khuất DD’// CC’, A’D’// B’C’, D’C’// A’B’ (nét đứt) - GV giới thiệu các mặt, các cạnh, các đỉnh của hình hộp chữ nhật - GV: Hình hộp chữ nhật có mấy mặt? Các mặt là những hình gì? Kể tên các mặt. - HS: 6 mặt là các hình chữ nhật: ABCD, A’B’C’D’, AA’D’D, BB’C’C, CC’D’D, A’B’C’D’ - GV: Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh? Kể tên các cạnh. - HS: 12 cạnh là AB, AC, CD, DA, A’B’, A’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’ - GV: Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh? Kể tên các đỉnh. - HS: 8 đỉnh là : A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ - GV cho HS quan sát mô hình hình lập phương và yêu cầu HS cho biết các mặt là hình gì? - HS: Hình vuông - GV: Vậy hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không, vì sao? - HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật, vì hình vuông cũng là hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu khái niệm hình lập phương - HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. - HS: Sxp = Pđáy . h - GV: Muốn tìm chu vi đáy và chiều cao, ta phải xác định được các mặt đáy và chiều cao. - GV giới thiệu khái niệm mặt đáy và yêu cầu HS xác định các mặt đáy và đo chiều cao tương ứng của hình hộp chữ nhật 10’ 2. Mặt phẳng và đường thẳng * Trên mặt phẳng ta xem: - Các đỉnh: A, B, C, như các điểm - Các cạnh: AB, BC, CD, như các đoạn thẳng * Trong không gian, mặt phẳng trải dài về mọi phía · Kí hiệu: mặt phẳng (ABCD) * Đường thẳng đi qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng) - GV yêu cầu 2 HS xác định hai đáy và chiều cao tương ứng của hình hộp chữ nhật, sau đó dùng thước thẳng đo chiều cao đó - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV - GV giới thiệu khái niệm mặt phẳng và đường thẳng trong không gian. - GV yêu cầu HS cho ví dụ về mặt phẳng và đường thẳng trong không gian - HS: + Mặt phẳng: trần nhà, tường, cái bàn, + Đường thẳng: đường giao giữa hai bức tường, mép bàn, 4’ * Củng cố Bài 1 (SGK trang 96) Các cặp cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ: AB = MN = QP = DC BC = NP = MQ = AD;AM = BN =CP = DQ Bài 3 (SGK trang 97) Bài 2 (SGK trang 96) Vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của đoạn CB1 cũng là trung điểm của đoạn BC1 Điểm K không thể thuộc cạnh BB1 1’ * Hướng dẫn về nhà: - Học các khái niệm và làm các bài tập SGK Xác nhận của nhóm Xác nhận của GVHD Nguyễn Ngọc Minh Sơn Trần Thị Kim Nhung
Tài liệu đính kèm: