Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp) - Nguyễn Hữu Vinh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp) - Nguyễn Hữu Vinh

A. MỤC TIÊU

-Nhận biết qua mô hình về hai đường thẳng song song.

-Bằng hình ảnh cụ thể HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song. Đối chiếu và so sánh được các dấu hiệu song song đó.

B. CHUẨN BỊ:

Gv: Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ghi hình 77-SGK

 Hs: Thước thẳng, giấy nháp

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

*Giới thiệu ( 5 phút)

Hãy chỉ ra các đỉnh, các cạnh, các mặt của hình hộp chữ nhật bên?

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiếp) - Nguyễn Hữu Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên:Nguyễn Hữu Vinh	Ngày dạy: /4/09
Tiết: 56
Bài: hình hộp chữ nhật(Tiếp)
A. mục tiêu
-Nhận biết qua mô hình về hai đường thẳng song song.
-Bằng hình ảnh cụ thể HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song. Đối chiếu và so sánh được các dấu hiệu song song đó. 
B. chuẩn bị:	
Gv: Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ghi hình 77-sgk
 Hs: Thước thẳng, giấy nháp 
C. các hoạt động dạy học trên lớp
*Giới thiệu ( 5 phút)
Hãy chỉ ra các đỉnh, các cạnh, các mặt của hình hộp chữ nhật bên?
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
phút
Trong không gian ta thấy có rất nhiều hình ảnh về hai đường thẳng song song. Vậy hai đường thẳng song song là hai đường thẳng như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hình hộp chữ nhật bên có những mặt nào?
AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mặt phẳng không?
AA’ và BB’ có điểm chung không?
AA’ và BB’ được gọi là hai đường thẳng song song. Vậy hai đường thẳng song song là hai đường thẳng như thế nào? Chúng thoả mãn mấy điều kiện?
Hai đường thẳng phân biệt trong không gian (a và b) có thể xảy ra những trường hợp nào?
AA’ và CC’ có song song với nhau không?
Khái niệm đường thẳng song song mặt phẳng, Mặt phẳng song song với mặt phẳng được hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong mục 2.
1, Hai đường thẳng song song trong không gian
?1
Các mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; 
 BCC’B’; CDD’C’; ADD’A’
BB’; AA’ cùng thuộc mặt phẳng AA’B’B
BB’ và AA’ không có điểm chung.
* AA’ và BB’ là hai đường thẳng song song ( AA’// BB’)
Hai đường thẳng a và b trong không gian:
a, cắt nhau
b, Song song.
c, Không cùng nằm trong một mặt phẳng.
AA’//DD’
CC’//DD’	AA’//CC’
2.Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song
17 phút
Trong hình bên, AB có song song với A’B’ không?
AB có thuộc mặt phẳng (A’B’C’D’) không?
Gv giới thiệu đường thẳng AB song song với mp(A’B’C’D’)
Vậy một đường thẳng song song với một mặt phẳng khi nào?
Trong hình bên còn đường thẳng nào song song với mp(A’B’C’D’) không?
Gv giới thiệu 
mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’) vì có hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng này lần lượt song song với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng kia.
Trên hình bên còn có những cặp mặt phẳng nào song song với nhau không?
Đường thẳng và mặt phẳng song song thì có điểm chung không?
Hai mặt phẳng song song thì có điểm chung không?
Hai mặt phẳng phân biệt nếu có điểm chung thì có bao nhiêu điểm chung?
?2
AB//A’B’
AB mp(A’B’C’D’) AB//mp(A’B’C’D’)
?3
 AB // mp(A’B’C’D’)
AD// mp(A’B’C’D’)
BC // mp(A’B’C’D’)
CD // mp(A’B’C’D’)
 mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
?4
 mp(ABB’A’) // mp(CDD’C’)
 mp(ADD’A’) // mp(BCC’B’)
Nhận xét:
(SGK)
D.Củng cố ( 8 phút)
Bài 6
a, Trong hình bên những đường thẳng nào 
 song song với CC1?
 C1C // D1D 
 C1C // B1B
 C1C // A1A
b, Trong hình bên những đường thẳng nào 
 song song với A1D1?
 A1D1 // B1C1
A1D1 // AD
A1D1 // BC
 Bài tập về nhà: 7,8,9 (SGK) Ngày /3/09 
 Xác nhận của chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_56_hinh_hop_chu_nhat_tiep_nguyen.doc