Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Bản chuẩn)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết (qua mô hình) 1 dấu hiệu về 2 đường thẳng song song.

- Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu biết nhận dạng đường thẳng song song với mp và 2 mp song song.

- Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

- Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt .

2. Kĩ năng

 Chỉ trên hình vẽ và trên mô hình : Hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.

3. Thái độ

 Nghiêm túc, cẩn thận khi vẽ hình, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Mô hình hình hộp chữ nhật, que nhựa, ., thước thẳng, bảng phụ hình 75, 77

III.PHƯƠNG PHÁP

 Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Ổn định tổ chức(2)

2. Kiểm tra bài cũ(5)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 56: hình hộp chữ nhật (tiếp )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết (qua mô hình) 1 dấu hiệu về 2 đường thẳng song song.
- Bằng hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu biết nhận dạng đường thẳng song song với mp và 2 mp song song.
- Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- Học sinh đối chiếu, so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt ...
2. Kĩ năng
 Chỉ trên hình vẽ và trên mô hình : Hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
3. Thái độ
 Nghiêm túc, cẩn thận khi vẽ hình, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình hình hộp chữ nhật, que nhựa, ..., thước thẳng, bảng phụ hình 75, 77
III.phương pháp
 Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học
ổn định tổ chức(2’)
Kiểm tra bài cũ(5’)
* HS 1 : cầm mô hình hình hộp chữ nhật yêu cầu chỉ ra các cạnh, mặt, đỉnh, vẽ hình hộp chữ nhật.
* HS 2: Làm bài tập 4 SGK - 97 
Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thày, trò
Nội dung
HĐ1. Khởi động (1') 
 GV: Trong không gian, hai đường thẳng song song được xác định như thế nào? Thế nào là đường thẳng song song với mặt phẳng; thế nào là hai mặt phẳng song song? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
HĐ2 : Hai đường thẳng song song trong không gian (10')
Mục tiêu: Chỉ ra được hai đường thẳng song song trên mô hình và trên hình vẽ, giải thích được lí do song song. 
- Nêu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ hình 75.
- Học sinh quan sát và trả lời ?1
? Hai đường thẳng song song trong không gian cần thoả mãn điều kiện nào.
- Cần nằm trong 1 mặt phẳng, không có điểm chung.
GV treo bảng phụ hình 76 SGK -98
- Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK kết hợp quan sát hình 76 
- Cả lớp nghiên cứu nội dung trong SGK.
? Lấy ví dụ về 2 đường thẳng song song, cắt nhau, không cùng nằm trong một mp.
? Kể tên các đường thẳng song song với AA'.
- Học sinh: DD', CC', BB'.
HĐ3 : Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
(20’) 
Mục tiêu: Chỉ ra được trên mô hình và trên hình vẽ đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song và nêu được điều kiện của nó.
- Giáo viên treo bảng phụ hình 77
- Cả lớp quan sát và trả lời ?2.
? AB có song song với A’B’ hay không ?
vì sao ? 
? AB có nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’) hay không 
- HS đọc nhận xét SGK – 99 
- Yêu cầu học sinh làm ?3
? Tìm trên hình 77 các đường thẳng song song với mặt phẳng ( A’B’C’D’ ) ?
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK – 99 
- GV chốt ĐK để hai mặt phẳng song song 
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời ?4
- Giáo viên treo bảng phụ phần nhận xét cuối sách tr 99 lên bảng.
- Học sinh chú ý theo dõi.
HĐ4 . Củng cố: (6’)
Mục tiêu: - Chốt được kiến thức cơ bản trong bài.
- Nhớ lại và áp dụng được cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
GV: Qua bài học này chúng ta cần nhớ được những kiến thức cơ bản nào?
HS: Nêu những kiến thức cơ bản:
- Dấu hiệu về 2 đường thẳng song song; 
- Nhận dạng được đường thẳng song song với mp và 2 mp song song.
- Yêu cầu HS làm bài7 ( SGK – 100 ) 
- HS làm bài vào vở 
- Gọi một HS lên bảng làm bài
- Hướng dẫn HD nhận xét chữa bài 
1. Hai đường thẳng song song trong không gian 
D
C
D'
C'
B'
A'
B
A
?1 - Các mặt ccủa hình hộp:ABCD, ADD'A', DCC'D', ABB'A', BCC'B', A'B'C'D'.
- BB' và AA' không có điểm chung, ta gọi BB' và AA’ là 2 đường thẳng song song.
- a,b cùng nằm trong một mặt phẳng
- a,b không có điểm chung nào => a//b
* Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
C’
B’
B
A
C
D
A’
D’
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song 
?2
- AB // A'B' vì AB và a'b' thuộc mp(abb'a'), AB không nằm trong mp(AB'C'D')
* Nhận xét : SGK 
?3
DC // mp(A'B'C'D')
CB // mp(a'b'c'd')
AD // mp(A'B'C'D')
* Nhận xét: SGK
AB//A’B’=> AB // mp( A’B’C’D’)
AD //A’D’=> AD //mp (A’B’C’D’)
AB cắt AD tại A và cùng nằm trong mp(ABCD) 
vậy mp ( ABCD) // mp ( A’B’C’D’)
?4
* Nhận xét: SGK 
Bài 7 ( SGK – 100 )
Diện tích trần nhà: 4,5.3,7 = 16,65 m2
Diện tích các mặt xung quanh (4 mặt)
3,0. 3,7. 2+ 4,5.3,7.2 = 9. 7,5 = 67,5 m2
Diện tích cửa là 5,8 m2.
Diện tích cần quét vôi là 67,5 + 16,65 - 5,8 = 78,35 m2
4 . Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
- Học theo SGK
- Làm bài tập 5, 6, 8, 9 (tr100-SGK)
- Làm bài tập 9, 10, 11, 12 (tr106, 107-SGK) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_56_hinh_hop_chu_nhat_ban_chuan.doc