Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I - Trần Đức Minh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I - Trần Đức Minh

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức:

Về tứ giác các loại; Các công thức tính diện tích tam giác, hình chữ nhật. Giúp học sinh có kỷ năng:

Vẽ hình; Vận dụng kiến thức giải các bài tập tính toán và chứng minh

Thái độ

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

 Phân tích, so sánh, tương tự, tổng hợp *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống

 B. Phương pháp: Luyện tập

 C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên Học sinh

Phiếu học tập đánh trắc nghiệm Ôn tập ở nhà, thước, compa, MTBT

 D. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I - Trần Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
32
Ngày: 25/12/05
ÔN TẬP HỌC KỲ I
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức:
Về tứ giác các loại; Các công thức tính diện tích tam giác, hình chữ nhật...
Giúp học sinh có kỷ năng:
Vẽ hình; Vận dụng kiến thức giải các bài tập tính toán và chứng minh
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
 Phân tích, so sánh, tương tự, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống	
 	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên
Học sinh
Phiếu học tập đánh trắc nghiệm
Ôn tập ở nhà, thước, compa, MTBT
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định lớp: (1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Ôn tập: (35')
HĐ1: Trắc nghiệm khách quan (20')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các câu trắc nghiệm sau: 
Câu 1: Khoanh tròn câu đúng
Cho hình vẽ. Độ dài đường trung bình MN của hình thang là:
A. 22
B. 22,5
C. 11
D. 10
Câu 2: Khoanh tròn câu đúng
Cho một hình vuông và một hình thoi có cùng chu vi. Khi đó:
A. Diện tích hình thoi lớn hơn diện tích hình vuông.
B. Diện tích hình thoi nhỏ hơn diện tích hình vuông.
C. Diện tích hình thoi bằng diện tích hình vuông.
D. Diện tích hình thoi nhỏ hơn hoặc bằng diện tích hình vuông.
Câu 3: Khoanh tròn câu đúng
Một tứ giác là hình vuông nếu nó là:
A. tứ giác có ba góc vuông.
B. hình bình hành có một góc vuông.
C. hình thang có một góc vuông.
D. hình thoi có một góc vuông.
Câu 4: Khoanh tròn câu đúng
Tam giác cân là hình
A. không có trục đối xứng B. có một trục đối xứng
C. có hai trục đối xứng D. có ba trục đối xứng
Câu 5: Khoanh tròn câu đúng
Tính các góc của tứ giác MNPQ biết ÐM:ÐN:ÐP:ÐQ = 1:3:4:4
A. 250, 750, 1000, 1000
B. 300, 900, 1200, 1200
C. 200, 600, 800, 800
D. 280, 840, 1120, 1120
Câu 6: Khoanh tròn "Đ" hay "S"
Hình chữ nhật MNPQ có E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh MN, NP, PQ, QM. Khẳng định sau đúng hay sai ?
Tứ giác EFGH là hình thang cân 
 Đ S
Câu 7: Khoanh tròn câu đúng
Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng ?
A. Hình thang cân
B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi
Câu 8: Đánh "X" thích hợp vào ô trống
Nội dung
Đúng
Sai
Nếu 3 điểm thẳng hàng thì 3 điểm đối xứng với chúng qua cùng một tâm bất kì cũng thẳng hàng.
Một tam giác và tam giác đối xứng với nói qua một trục có cùng chu vi nhưng khác diện tích.
Đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: S
Câu 7: B
Câu 8:
Đúng
Sai
X
X
HĐ2: Tự luận (15')
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, GT, KL ?
HS: Vẽ hình và nêu GT, KL 
GV: DEHK là hình bình hành khi nào ?
HS: DE//HK và EH//DK
HS: DE//HK và DE=HK
HS: EK và HD cắt nhau tại trung điểm của chúng
GV: HK ? BC và ED ? BC
HS: HK //BC và HK = BC
ED//BC và ED = BC
GV: Suy ra DEHK là hình gì?
HS: DEHK là hình bình hành 
GV: Nếu DEHK là hình chữ nhật thì EC ? BD HS: EC = BD
GV: Tam giác có hai trung tuyến bằng nhau là tam giác gì ? HS: Tam giác cân
GV: Như vậy, tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật ? HS: Cân tại A
GV: Hình bình hành DEHK có BD và CE vuông góc với nhau thì DEHK là hình gì ? HS: Hình thoi
GV: HG = ?BD; GK = ?EC
HS: GH=BD=a và GK=EC=b
GV: Suy ra SDEHK = ?
HS: SDEHK =4..a.b = a.b (đvdt) 
Bài tập: Cho tam giác ABC, các trung tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi H là trung điểm của GB, K là trung điểm của GC.
a) Chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành.
b) Tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật.
c) Tứ giác DEHK hình gì khi các trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau ?
d) Trong điều kiện câu c hãy tính diện tích tứ giác DEHK khi biết BD = a, 
CE = b.
	IV. Củng cố: (5')
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện câu a của bài tập
Bài tập: Cho tam giác ABC. E và D lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Gọi G là giao điểm của CE và BD; H và K là trung điểm của BG và CG.
a) Tứ giác DEHK là hình gì ? Vì sao ?
b) Tam giác ABC cần thỏa điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật.
c) Trong điều kiện b hãy tính tỉ số diện tích của hình chữ nhật DEHK với diện tích tam giác ABC
Thực hiện 
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà (4')
	Về nhà hoàn thành bài tập phần củng cố
	Làm thêm bài tập: 
	Bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A và có BC = 2AB = 2a. ở phía ngoài tam giác vẽ hai tam giác đều ABF và ACG. Hai đường cao xuất phát từ G và F của hai tam giác đều này cắt nhau tại E.
	a) Tính các góc B, C và cạnh của tam giác ABC
	b) Chứng minh tứ giác AEBF là hình thoi
	c) Tính diện tích tích giác ABF và hình bình hành AEBF

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_32_on_tap_hoc_ky_i_tran_duc_minh.doc