Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I - Đỗ Minh Trí

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I - Đỗ Minh Trí

I. MỤC TIÊU :

Kiến thức cơ bản:

- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm đã học chuẩn bị thi học kì I.

Kỹ năng cơ bản:

- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.

Tư duy:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, trình bày lời giả 1 bài toán.

II. PHƯƠNG PHÁP :

Đàm thoại.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước, compa, êke; đề cương ôn tập, bảng phụ.

- HS : Ôn tập lý thuyết theo đề cương.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I - Đỗ Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Tiết : 31
ÔN TẬP HỌC KÌ I 
Ngày soạn :05/ 12
Ngày dạy:10/ 12
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức cơ bản:
 Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm đã học chuẩn bị thi học kì I. 
Kỹ năng cơ bản:
 Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. 
Tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, trình bày lời giả 1 bài toán.
II. PHƯƠNG PHÁP : 
Đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ:
GV: Thước, compa, êke; đề cương ôn tập, bảng phụ. 
HS : Ôn tập lý thuyết theo đề cương. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn lý thuyết và bài tập trắc nghiệm (15 ph) 
1.Hướng dẫn HS tự ôn lý thuyết theo đề cương đã phổ biến. 
2. Oân Tập trắc nghiệm:
Câu 1 :Câu nào sau đây đúng ?
a. Hình chữ nhật là một đa giác đều b. Hình thoi là một đa giác đều
c. Hình thang cân là một đa giác đều d. Hình vuông là một đa giác đều
Câu 2 :Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
a. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật
b. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình hình vuông
c. Tứ giác có hai đương chéo vuông góc là hình thoi 
. d Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
Câu 3: Tổng các góc trong của một tứ giác bằng:
a. 4v	 b. 2700 c. 3600 	 d. Cả a và c đúng.
Câu 4: Hình thang là:
a. Hình có hai cạnh song song. b. Tứ giác có hai cạnh đối song song.
c. Tứ giác có hai cạnh bằng nhau.	d. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Hình thang ABCD (AB//CD), ta có:
a. 	 b. 	 c. Cả a, b đúng.	 d. Cả a, b sai.
Câu 6:Cho hình thang cân ABCD (AB//CD), có thì:
a. ABCD là hình bình hành.	b. ABCD là hình chữ nhật.
c. ABCD là hình thoi.	d. ABCD là hình vuông.
Câu 7: Tứ giác nào không có trục đối xứng:
a. Hình thang.	 b. Hình thoi.	
c. Hình chữ nhật.	 d. Hình thang cân.
Câu 8: Hai đường chéo của một hình thoi bằng 6 cm và 8 cm. Cạnh của hình thoi bằng.
a. 5 cm 	 b. cm	 c. 10cm 	 d. cm
Câu 9: Điều kiện của hai đường chéo để một tứ giác là hình vuông:
a. Bằng nhau.	b. Vuông góc với nhau.
c. Cắt nhau tại trung điểm của mõi đường.	 d. Cả ba điều kiện trên.
Câu 10: Tổng số đo các góc của hình n- góc là:
a. n.1800 b. (n – 1) 1800 c. (n + 1) 1800 d. (n – 2) 1800
 Hoạt động 2 : Tổ chức ôn tập (28 ph)
Bài tập 1:
Cho tam giác ABC cân ở A. Đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác AKMB là hình gì? Vì sao?
c) Tìm điều kiện của DABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
Bài 2:
 Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và = 600. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của BC, AD.
a) Tứ giác ECDF là hình gì? Vì sao?
b)Tứ giác ABED là hình gì? Vì sao?
c) Tính số đo của góc AED.
HĐ2.1
- Gọi HS đọc đề và cho biết dề bài cho ta biết gì và ta phải tìm gì?
- Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL bài toán.
- Gọi HS nêu hướng giải.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
-Nhận xét kết quả thực hiện và uốn nắn những chỗ HS dễ sai sót.
HĐ2.2
- Gọi HS đọc đề và cho biết dề bài cho ta biết gì và ta phải tìm gì?
- Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL bài toán.
- Gọi HS nêu hướng giải.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
-Nhận xét kết quả thực hiện và uốn nắn những chỗ HS dễ sai sót.
Bài tập 1:
GIẢI
a)Tứ giác AMCK là hình chữ nhật.Vì tứ giác AMCK co:ù 
 IA = IC (gt)
 IK = IM ( K đối xứng với M qua I)
- Suy ra: Tứ giác AMCK là hình bình hành 
- Mặt khác: DABC cân ở A có AM là trung tuyến nên AM cũng là đường cao. 
Do đó:
- Vậy hình bình hành AMCK có nên nó là hình chữ nhật. 
b) Tứ giác AKMB là hình bình hành. Vì tứ giác AKMB có AK //BM ( AK //MC và BỴ MC ) 
 và AK = BM ( BM = MC và MC = AK )
Nên tứ giác AKMB là hình bình hành. ( Một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)
c) DABC phải vuông ở A thì hình chữ nhật AMCK là hình vuông.
- Thật vậy, nếu DABC phải vuông ở A thì đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền. Vậy hình chữ nhật AMCK có AM = MC nên nó là hình vuông.
Bài 3
GIẢI
a) Tứ giác ECDF là hình thoi. Vì ABCD là hbh nên AD // BC và AD = BC mà FA = FD và EB = EC nên ta có FD // EC và FD = EC.
Do đó, ECDF là hbh. Trong hbh ECDF có 
CD = CE nên hbh ECDF là hình thoi.
b)Tứ giác ABED là hình thang. Vì tứ giác ABED có BE //AD (BC //AD) nên ABED là hình thang.
c) Tính số đo của góc AED
Xét DABE có AB = BE nên DABE cân ở B, do đó: (vì = 600) 
Suy ra (1)
Xét DCDE có CD = CE và nên DCDE đều 
Suy ra: (2)
T a co:ù 
 Þ 
 Þ
 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
Oân thật kỹ lý thuyết.
Coi lại các dạng bài tập đã giải từ đầu năm.
Xem kỹ ba dạng bài tập vừa giải.
Chuẩn bị tuần sau thi học kỳ I.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_31_on_tap_hoc_ky_i_do_minh_tri.doc