I/ MỤC TIÊU :
- Hs nắm được khái niệm đa giác lồi – đa giác đều.
- Hs biết cách tính tổng số đo các góc của đa giác.
- Vẽ được vá nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều.
II/ CHUẨN BỊ :
- Gv và Hs : các dụng cụ đo và vẽ hình.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ;
1/ On định : Kiểm tra sỉ số.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài kiểm tra1 tiết cho Hs.
3/ Bài mới :
Gv giới thiệu : ở chương 1 các em đã được học về tứ giác , ở tiết học này các em học về đa giác.
Ngày soạn : /../ Ngày dạy : /./ Tuần 13 Tiết 26 CHƯƠNG II: ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC §1. ĐA GIÁC – ĐA GIÁC ĐỀU I/ MỤC TIÊU : Hs nắm được khái niệm đa giác lồi – đa giác đều. Hs biết cách tính tổng số đo các góc của đa giác. Vẽ được vá nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều. II/ CHUẨN BỊ : Gv và Hs : các dụng cụ đo và vẽ hình. III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ; 1/ Oån định : Kiểm tra sỉ số. 2/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra1 tiết cho Hs. 3/ Bài mới : Gv giới thiệu : ở chương 1 các em đã được học về tứ giác , ở tiết học này các em học về đa giác. TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung Hoạt động 1 : Xây dựng khái niệm đa giác lồi Gv : Tứ giác là gì ? Gv : Thế nào là tứ giác lồi ? Gv : Em hãy nhìn hình trong SGK trang 113, hãy xem hình 117 có mấy đoạn thẳng ? Gv : Có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng không ? Gv: Ta gọi ABCDE là đa giác. Vậy thế nào là đa giác ABCDE ? Gv : Tóm lại và ghi bảng cho học sinh. Gv : Vẽ hình lên bảng Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng như hình vẽ khôngđược gọi là đa giác? Gv : Các đa giác ở hình 115, 116, 117 được gọi là đa giác lồi. Người ta định nghĩa đa giác lồi như sau ( Gv nêu định nghĩa và ghi lên bảng ) Gv : Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi ? Gv chia lớp ra thành các nhóm, thực hiện ?3 Gv nói : chú ý từ nay nếu nói đến đa giác mà không nói gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi. Hs : Nêu khái niệm tứ giác. Hs: Nêu khái niệm tứ giác lồi. Hs: Năm đoạn thẳng. Hs: Không có. Hs: Một số Hs trả lời. Hs : Vì có hai đoạn thẳng ED và DC cùng nằm trên đường thẳng. Hs: Vì đa giác nằm trong hai nửa mặt phẳng. Hs : Thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút . 1/ Khái niệm về đa giác : Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE , EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó. T Chú ý từ nay nếu nói đến đa giác mà không nói gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi. Hoạt động 2 : Xây dựng khái niệm đa giác đều Gv : Tam giác đều có các cạnh và các góc như thế nào ? Gv : Còn các cạnh và các góc của ngũ giác đều, lục giác đều ? Gv : Vậy thế nào là đa giác đều ? Gv yêu cầu Hs thực hiện ?4 Hs : Có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau. Có các cạnh và các góc bằng nhau. Hs : Đa giác đều là đa giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau. Hs : Mỗi hình 1 Hs lên vẽ. 2/ Đa giác đều : Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau. Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác. Gv : Dùng bảng phụ có vẽ sẵn bài tập 4, yêu cầu Hs điền vào bảng. Gv : Vậy để tính tổng số đo các góc của đa giác n cạnh ta thực hiện như thế nào ? Gv : Bây giờ các em hãy thực hiện bài tập 5 Gv : Nếu đa giác n cạnh thì đa giác đó có bao nhiêu góc ? Gv : Tổng số đo các góc là ( n – 2 ). 1800 Vậy số đo của một góc là bao nhiêu ? Hs : Điền vào đa giác n cạnh có tổng số đo các góc ( n – 2 ). 1800 Hs : Lấy tổng số cạnh trừ 2 nhân với 1800 Hs : Có n góc. Hs: Suy nghĩ trả lời Số đo một góc của một đa giác n cạnh sẽ là : Để tính tổng số đo các góc của đa giác n cạnh ta lấy tổng số cạnh trừ 2 nhân với 1800 ( n – 2 ). 1800 Số đo một góc của một đa giác n cạnh sẽ là : 4/ Củng cố : Hãy tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều. HS : Hãy tính tổng số đo các góc của lục giác đều và số đo mỗi góc của lục giác đều. HS : Tổng số đo các góc của lục giác đều ( n – 2 ). 1800 = ( 6 – 2 ). 1800 = 4 . 1800 = 7200 Số đo mỗi góc của lục giác đều. 5/ Dặn dò : Về nhà xem lại định nghĩa, học thuộc theo sách và theo vỡ ghi. Làm bài tập 1, 3 SGK. Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. Xem bài : DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT. Ngày soạn : /../ Ngày dạy : /./ Tuần 14 Tiết 27 §2. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT. I/ MỤC TIÊU : Hs nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật , hình vuông, tam giác vuông. Hshie6u3 rằng, để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác . Hs vận dụng các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. II/ CHUẨN BỊ : Gv : Các câu hỏi cho bài học. Hs : Xem bài ở nhà. III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ; 1/ Oån định : Kiểm tra sỉ số. 2/ Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều? 1200 1200 1200 Giải bài tập 3 SGK ABCD là hình thoi, ÐA = 600 nên ÐB = 1200 , ÐD = 1200 DAEH là tam giác đều nên ÐE = 1200, ÐH = 1200 , cũng thế ÐF = 1200, ÐG = 1200 Vậy EBFGDH có tất cả các góc bằng nhau , nên EBFGDH cũng có tất cả cac1canh5 bằng nhau. Vậy EBFGDH là một lục giác đều. 3/ Bài mới : Gv giới thiệu : Tiết trước các em đã biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác , đồng thời biết tính số đo một góc của một đa giác đều, ở tiết học này các em sẽ được học cách tính diện tích của đa giác. TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm diện tích đa giác. Gv : Yêu cầu Hs thực hiện ?1 Gv : Từ phần trên em hãy nói diện tích đa giác là gì ? Gv : Mỗi đa giác có một diện tích xác định, diện tích đa giác là một số dương. Gv : Nếu có hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng như thế nào ? Gv: Nếu đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó. Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm,.. làm đơn vị đo diện tích thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2, 1dm2 Gv : Diện tích đa giác ABCDE được kí hiệu là hoặc Gv : Nếu gọi a là kích thước thứ nhất , b là kích thước thứ hai của hình chữ nhật ta thừa nhận rằng : Diện tích hình chữ nhật = a.b Gv : Em hãy phát biểu, Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta sẽ tính như thế nào ? Gv : Nếu có a = 3,2cm và b = 1,7cm thì diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu ? Hs:Trả lời lần lượt các câu hỏi. a/ Diện tích hình A là 9 ô vuông, diện tích hình B có 9 o vuông. b/ Diện tích hình D có 8 ô vuông, diện tích hình C có 2 ô vuông. c/ Diện tích hình E bằng 4 lần diện tích hình C Hs: là phần mặt phẳng giới hạn bởi đa giác. Hs : Diện tích của chúng bằng nhau. Hs : Lấy tích hai kích thước của chúng. Hs : = a.b = 3,2 . 1,7 = 5,44cm2 1/ Khái niệm diện tích đa giác : Số đo phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó. Mỗi đa giác có một diện tích xác định, diện tích đa giác là một số dương. Diện tích đa giác có các tính chất sau : + Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. + Nếu đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó. + Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm,.. làm đơn vị đo diện tích thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2, 1dm2 + Diện tích đa giác ABCDE được kí hiệu là hoặc 2/ Công thức tính diện tích hình chữ nhật : Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó. = a.b Nếu có a = 3,2cm và b = 1,7cm thì diện tích hình chữ nhật = a.b = 3,2 . 1,7 = 5,44cm2 Hoạt động 2 : Thực hiện ?2 Gv : Chia lớp ra 4 nhóm Nhóm 1, 2 Viết công thức và phát biểu định lý về diện tích hình vuông Nhóm 3, 4 Viết công thức và phát biểu định lý về diện tích tam giác vuông. + Gợi ý : Hình vuông là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật. Tam giác vuông là một nửa diện tích hình chữ nhật. Hs : Thảo luận theo nhóm, sau đó trình bày kết quả vừa thảo luận. 3/ Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông : Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó. Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác. 4/ Củng cố : Hãy tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều. HS : Hãy tính tổng số đo các góc của lục giác đều và số đo mỗi góc của lục giác đều. HS : Tổng số đo các góc của lục giác đều ( n – 2 ). 1800 = ( 6 – 2 ). 1800 = 4 . 1800 = 7200 Số đo mỗi góc của lục giác đều. 5/ Dặn dò : Về nhà xem lại định nghĩa, học thuộc theo sách và theo vỡ ghi. Làm bài tập 1, 3 SGK. Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. Xem bài : DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT.
Tài liệu đính kèm: