I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đa giác, đa giác đều, tính tổng số đo các góc của một đa giác.
- Kĩ năng: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi, đa giác đều, biết cách xây dựng công thức, tính số đo của các góc trong đa giác.
- Thái độ: Kiên trì trong suy luận (tìm đoán và suy diễn).
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
- Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Tổ chức:
Tuần 13 Ngày soạn: 15.11.09 Ngày giảng: Chương II. đa giác - diện tích đa giác Tiết 26. đa giác - đa giác đều I.mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đa giác, đa giác đều, tính tổng số đo các góc của một đa giác. - Kĩ năng: Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi, đa giác đều, biết cách xây dựng công thức, tính số đo của các góc trong đa giác. - Thái độ: Kiên trì trong suy luận (tìm đoán và suy diễn). II.phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ - Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm. iii. các phương pháp dạy học: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp luyện tập thực hành. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. iv. tiến trình lên lớp: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu định nghĩa tứ giác? Tứ giác lồi? - Học sinh trả lời. 3.Bài mới: Hoạt động 1. 1.Khái niệm về đa giác. Giáo viên treo bảng phụ H112-117 cho học sinh quan sát và giới thiệu. - Xét 2 đa giác H114, H117 bất kỳ 2 đoạn thẳng nào có 1 điểm chung có nằm trên 1 đường thẳng không? - Vậy đa giác là gì? GV giới thiệu các đỉnh, các cạnh của đa giác. GV: H116 là 1 tứ giác lồi => đa giác lồi tương tự như tứ giác lồi, vậy đa giác lồi là gì? Giáo viên nêu chú ý (SGK - 114). Giáo viên treo bảng phụ ?3.Yêu cầu các nhóm học sinh làm ra bảng nhóm. Mỗi hình 112,113,.,117 là 1 đa giác Đa giác (vd H114, 117) là hình gồm các đoạn thẳng trong đó bất kỳ 2 đoạn nào có 1 điểm chung cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng. ?1. H118 không phải là đa giác vì : 2 đoạn thẳng AE và ED cùng 1 đường thẳng. Định nghĩa: Đa giác lồi (sgk - 114) ?2. H112-114 không phải là đa giác lồi vì chúng nằm trên 2 nửa mặt phẳng có bờ là 1 cạnh của đa giác. * Chú ý: SGK ?3. Học sinh làm ra bảng nhóm. * Đa giác có n đỉnh (n3) được gọi là hình n giác hay n cạnh. Hoạt động 2. 2. Đa giác đều. Giáo viên treo bảng phụ H120 và giới thiệu đây là những đa giác đều - Tam giác đều có mấy trục đối xứng? - Hình vuông có mấy trục đối xứng? - Ngũ giác đều có mấy trục đối xứng? - Lục giác đều có mấy trục đối xứng? Giáo viên thu bảng nhóm, nhận xét bài làm của các nhóm. * Định nghĩa : SGK - 115 ?4.Các nhóm làm ra bảng. - Tam giác đều có 3 trục đối xứng - Hình vuông có 4 trục đối xứng; tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo. - Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng - lục giác đều có 6 trục đối xứng, có 1 tâm đối xứng 4.Củng cố: - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm điền vào bảng phụ của giáo viên. BT 1(SGK- 115): BT 4 (tr115- SGK): Cả lớp thảo luận nhóm Đa giác n cạnh Số cạnh 4 5 6 n Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh 1 2 3 n-3 Số tam giác được tạo thành 2 3 4 n – 2 Tổng số đo các góc của đa giác 2.1800 =3600 3.1800 =5400 4.1800 =7200 (n - 2) .1800 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo SGK - BTVN: 2, 3, 5 (SGK - 115) HD BT 5 (SGK - 115): Tổng số đo các góc của hình n cạnh là (n - 2) ) .1800 Số đo mỗi góc của đa giác đều là Từ đó áp dụng vào giải các hình trên. rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: