Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Hình thang - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Hình thang - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức :

+ HS nắm đựơc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.

+ HS biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông.

- Kĩ năng :

+ HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hính thang, hình thang vuông.

+ HS biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang. Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác.

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.

- Phương tiện:

 GV: Thước thẳng , bảng phụ, ê ke.

 HS : Thước thẳng, bảng phụ, ê ke.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Hình thang - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2. §2. HÌNH THANG
Ngày soạn: 14/08/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : 
+ HS nắm đựơc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
+ HS biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Kĩ năng :
+ HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hính thang, hình thang vuông.
+ HS biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang. Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.
- Phương tiện: 
 GV: Thước thẳng , bảng phụ, ê ke.
 HS : Thước thẳng, bảng phụ, ê ke.
III. Tiến trình bài dạy
1- Ổn định tổ chức lớp. (2')
2.Kiểm tra bài cũ (5')
 ? Tứ giác lồi là tứ giác như thế nào? Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác. Tìm x ở hình vẽ dưới đây?
 A 120O 1000 B
 60O x
 C D
3.Bài mới
* GV ĐVĐ: ?Tứ giác ABCD có tính chất gì đặc biệt? Giải thích ?
Tứ giác ABCD có AB // CD là 1 hình thang. Vậy thế nào là hình thang Þ bài mới.
* Phần nội dung kiến thức:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
23'
7'
Từ t/c đặc biệt của tứ giác trên, đó là một hình thang.Hãy nêu đn hình thang?
GV nêu các kn của hình thang: cạnh đáy(đáy lớn,đáy nhỏ) , cạnh bên, đường cao.
GV: Đường cao AH là đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng CD, đoạn AH gọi là một đường cao của hình thang ABCD
? trả lời ? 1 ở SGK.
? Có nx gì về hai góc kề của một cạnh bên trong hình thang ?
? trả lời ?2 ở SGK rồi rút ra nx?
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài và yêu cầu HS vẽ hình 16,17 vào vở.
? Yêu cầu HS ghi GT,KL
GV: hướng dẫn HS chứng minh ý a
? Để CM 2 cạnh bằng nhau ta thường CM gì?
? Hãy chứng minh 2 tam giác bằng nhau
? HS tự chứng minh ý b
GV chốt lại ý b và đưa đến nhận xét
HS: 2 HS đọc NX
Hãy vẽ 1 hình thang có 1 góc vuông và đặt tên cho hình thang đó.
- Hình thang vừa vẽ có gì đặc biệt ?
(Hình thang vừa vẽ là hình thang vuông)
- Thế nào là hình thang vuông ?
- HS nêu định nghĩa hình thang vuông.
Để CM một tứ giác là hình thang , là hình thang vuông ta cần chứng minh điều gì ?
- Chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song.
- Cần chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song và có một góc bằng 900.
1.Định nghĩa:
* ĐN: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
 A B
 H
 D 	 C
Tứ giác ABCD có AB//CD
=> ABCD là hình thang.
AH là đường cao
Cạnh đáy: AB,CD
Cạnh bên: AD,BC
?1 
Giải:
a) H15a: Tứ giác ABCD là hình thang vì BC//AD(Do BC và AD tạo với BA 2 góc so le trong bằng nhau và = 600)
H15b: TG EFGH là hình thang vì GF//EH( Do GF và EH tạo với GH hai góc trong cùng phía bù nhau).
H15c: Tg IMKN không là hình thang vì không có cặp cạnh đối nào song song.
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau vì đó là hai góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song.
?2 
Giải:
a) 
GT ABCD là hình thang
 AB//CD; AD//BC
KL AD=BC
 AB=CD
Chứng minh:
Ta có: AB//CD ( Vì AB,CD là 2 đáy của hình thang)
-> góc A1=góc C1 (so le trong) (1)
Ta lại có: AD // BC (gt) 
-> Góc A2 = góc C2 (2)
Mặt khác, AC là cạnh chung của tam giác ACB và tam giác CAD (3)
Từ (1), (2), (3) => 
tam giác ACB = tam giác CAD (g.c.g)
=> AD = BC và AB = CD
b)
GT Hình thang ABCD
 AB//CD; AB = CD
KL AD//BC; AD=BC
Chứng minh:
AB//CD (gt)
=> góc A1=góc C1 (so le trong) (*)
Mặt khác: AB = CD (gt)
AC là cạnh chung của tam giác ACD và tam giác CAD
=> tam giác ACB = tam giác CAD (c.g.c)
=>AD = BC
+ Từ tam giác ACB = tam giác CAD 
-> Góc ACB = góc CAD
hai góc này ở vị trí so le trong
=> BC // AD
* Nhận xét: 
2. Hình thang vuông
 * Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
 A B
 D C
ABCD là hình thang vuông
ó AB//CD và góc A = 900
4. Củng cố 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
6'
GV: Chốt lại toàn bài
? Cho HS làm bài 6 tr70,71
GV: Hướng dẫn HS cách kiểm tra hai đường thẳng song song bằng thước và êke
* Bài 6 
Giải:
Tứ giác ABCD và tứ giác MNIK là hình thang
Tứ giác HEFG không phải là hình thang.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Nắm vững định nghĩa hình thang, hình thang vuông và 2 nhận xét . Ôn định nghĩa và tính chất của tam giác cân.
- BTVN: 7,8, 9 
- Xem trước bài "Hình thang cân".
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng .................................................................................................................
.................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2.doc