Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Ninh Đình Tuấn

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Ninh Đình Tuấn

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững định nghĩa hai điểm, hai hình đói xứng với nhau qua một điểm.

 - Nhận biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.

2. Kĩ năng:

 - Biết vẽ điểm, đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm.

 - Chứng minh được hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

 - Nhận ra được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, giải toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 GV: Thước thẳng, com pa, một số hình có tâm đối xứng

 HS: Thước thẳng, com pa, chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các chữ cái có tâm đối xứng.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Ninh Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguời soạn: Ninh Đình Tuấn
Ngày soạn: 22/10/2007
	Tiết: 14 Đ8. Đối xứng tâm
Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững định nghĩa hai điểm, hai hình đói xứng với nhau qua một điểm.
	- Nhận biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
2. Kĩ năng:
	- Biết vẽ điểm, đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm.
	- Chứng minh được hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
	- Nhận ra được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, giải toán.
Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: Thước thẳng, com pa, một số hình có tâm đối xứng
	HS: Thước thẳng, com pa, chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các chữ cái có tâm đối xứng.
Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1.
Kiểm tra bài cũ: (7phút)
Cho điểm A và điểm M. Gọi một HS lên bảng vẽ điểm A/ sao cho M là trung điểm của A A/.
GV gọi HS lên bảng thực hiện.
GV gọi HS nhận xét đánh giá qua điểm số.
HS lên bảng thực hiện.
Hoạt động 2.
Hai điểm đối xứng qua một điểm 
GV cho HS thực hiện ?1
GV giới thiệu hai điểm A và A/ đối xứng qua điểm O. 
- Vậy thế nào là 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm O cho trước ?
GV yêu cầu HS phát biểu Đ/N hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
- Hãy vẽ điểm B’ là điểm đối xứng của B qua điểm O cho trước ?
Gọi HS đọc qui ước trong SGK .
Điểm A’ gọi là điểm đối xứng của A qua điểm O.
1. Hai điểm ĐX qua một điểm
HS thực hiện ?1
- HS vẽ hình 
 A O A’
A’ là điểm đối xứng của A qua điểm O.
 Định nghĩa : (SGK) HS nêu ĐN
- HS nêu cách vẽ ( Có thể chưa chính xác GV cần sửa chữa).
Qui ước : (SGK)
HS tìm được điểm ĐX với điểm O là chính nó.
Hoạt động 3.
Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
Yêu cầu HS thực hiện ?2
GV gọi HS lên bảng thực hiện, HS khác thực hiện vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện
- GV giới thiệu: Đoạn thẳng AB và A/B/ đối xứng với nhau qua điểm O
- Gọi HS phát biểu Đ/N hai hình đối xứng qua một điểm.
- Cho HS nhận xét, GV nhận xét sửa chữa củng cố định nghĩa hai hình đối xứng qua một điểm.
Giới thiệu khái niệm tâm đối xứng.
* Dùng bảng phụ vẽ hình 77 để HS chỉ ra các hình đối xứng. Chú ý khắc sâu cách vẽ tam giác đối xứng, đoạn thẳng đối xứng, đường thẳng đối xứng qua một điểm.
- Giới thiệu chú ý: Hai đoạn thẳng( hai tam giác, hai góc..) đối xứng qua 1 điểm thì bằng nhau.
Cho HS quan sát hình 78, quay để hai hình trùng nhau.
GV củng cố. 
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
HS lên bảng thực hiện ?2
C' thuộc A/B/
- HS vẽ hình vào vở, suy nghĩ để phát biểu Đ/N hai hình đối xứng qua một điểm.
O
 A C B
Định nghĩa: SGK
- HS phát biểu định nghĩa.
 B’ C’ A’
Lớp nhận xét và ghi nhớ Đ/N hai hình đối xứng qua một điểm
- Ghi nhớ khái niệm tâm đối xứng của hai hình (Tâm O)
- HS chỉ ra các hình đối xứng
HS nhận xét về độ lớn của tam giác, góc, đoạn thẳng qua phép đối xứng tâm.
Ghi nhớ chú ý: SGK
 Hai đoạn thẳng (góc, tam giác ) đối xứng nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau. 
Hoạt động 4.
Hình có tâm đối xứng
HS thực hiện ?3 SGK.
GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV cho HS sửa chữa bài làm, lưu ý cách trình bày của HS.
- GV giới thiệu thiệu O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD (O là giao điểm hai đường chéo Ac và BD).
- Vậy tâm đối xứng của một hình là gì?
- Gọi HS định nghĩa tâm đối xứng của một hình, hình có tân đối xứng
GV sửa chữa hoàn thiện định nghĩa.
Yêu cầu HS tìm trong thực tế một số hình có tâm đối xứng
HS hoạt động nhóm giải ?4 SGK
GV nhận xét sửa chữa cho HS. Dùng một số hình mẫu để minh hoạ.
GV gọi HS nhận xét đánh giá để hoàn thiện bài toán.
3. Hình có tâm đối xứng
B
A
O
HS làm ?3 SGK chỉ ra hình đối xứng của các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA qua điểm O và giải thích.
C
D
- HS phát biểu định nghĩa.
- HS vẽ hình bình hành ABCD, ghi nhớ giao điểm hai đường chéo là tâm đối xứng của hình bình hành.
- HS chỉ ra các hình có tâm đối xứng
- HS hoạt động nhóm giải ?4 SGK
* Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận trên lớp kết quả tìm được.
Hoạt động 4.
Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hai hình đối xứng qua một điểm, phép đối xứng tâm có tính chất gì?
- Làm tại lớp bài tập 50 SGK
- Lưu ý HS cách vẽ các đoạn thẳng, tam giác. đối xứng qua một điểm.
HS thực hiện tại lớp
Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn bài theo Sgk, vở ghi.
	- Làm các bài tập: 51 – 55 SGK
	- Chuẩn bị tiết luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_14_doi_xung_tam_ninh_dinh_tuan.doc