Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Lê Bá Coóng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Lê Bá Coóng

I- MỤC TIÊU:

 Kiến thức: - HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng tâm (đối xứng qua một điểm), hai hình đối xứng tâm và khái niệm hình có tâm đối xứng

 Kĩ năng: - HS vẽ được đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm cho trước, biết chứng minh hai điểm đối xứng qua tâm, biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

 Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình

II- CHUẨN BỊ:

 GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 HS: Đọc trước bài . Học sinh : dụng cụ học tập

 PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .

III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Lê Bá Coóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08. Tiết: 14
Ngày: 08/10/2008
 W
Bài 8
ĐỐI XỨNG TÂM
I- MỤC TIÊU: 
Kiến thức: - HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng tâm (đối xứng qua một điểm), hai hình đối xứng tâm và khái niệm hình có tâm đối xứng
Kĩ năng: - HS vẽ được đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm cho trước, biết chứng minh hai điểm đối xứng qua tâm, biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình
II- CHUẨN BỊ:
GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.
HS: Đọc trước bài .. Học sinh : dụng cụ học tập
PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .
III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Kiểm tra(8 phút )
GV: (đưa câu câu hỏi kiểm tra)
1. Phát biểu định nhĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
2. Hia hình H và H ' khi nào thì được gọi là hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng cho trước.
3. Cho trước tam giác ABC và đường thẳng d. Hãy vẽ hình đối xứng với tam giac ABC qua đường thẳng d.
- Giới thiệu bài.
- GV: Ở hình vẽ trên, đoạn thẳng AB được gọi là đối xứng với đoạn thẳng CD và đoạn thẳng AD được gọi là đối xứng vối đoạn thẳng BC qua O.
HS 1: lên bảng trả lới câu hỏi và vẽ hình.
HS còn lại làm bài tập 3 vào vở bài tập.
A
D
C
B
O
*Hoạt động 2:Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng (6 phút)
Hãy lấy điểm E tuỳ ý trên đoạn thẳng AB. Lấy E' đối xứng với E qua O. Thử kiểm tra xem, E' có hay không thộc đoạn thẳng CD? (Bằng thước)?, kết luận?
(Chứng minh, xem là bài tập ở nhà cho HS)
(Vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một trục)
HS trình bày cách vẽ dựa vào định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm cho trước.
HS vẽ hình vào vở.
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm:
a. Định nghĩa:
 A
O
B
Hai điểm gọi là đối xứng qua O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng tạo bởi hai điểm đó.
b. Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
*Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua 1 điểm (13 phút)
Cho tam giác ABC và một điểm O tuỳ ý, vẽ điểm đối xứng của A, B, C qua O. Nhận xét gì về hai tam giác ABC và A'B'C'?
Từ đó có thể rút ra kết luận gì? (GV có thể gợi ý nếu HS không nhận xét được).
- Qua nội dung từ đầu bài học, em có nhận xét gì về hình bình hành (về giao điểm hai đường chéo của nó đối với phép đối xứng tâm?)
Bằng thực nghiệm, kiểm tra dự đoán tính chất thẳng hàng của 3 điểm qua phép đối xứng tâm 
Vẽ hình theo yêu cầu GV.
Kiểm tra bằng thước thẳng về sự thẳng hàng của C, E', D.
Mọi điểm trên đoạn thẳng AB khi lấy đối xứng qua O đều thuộc đoạn thẳng CD.
2. Hai hình đối xứng qua một điểm:
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một điểm O, nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua O và ngược lại. Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình đó.
Chú ý: nếu hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng qua một điểm thì bằng nhau.
Hoạt động 4: Hình có tâm đối xứng:(10 phút)
- Giới thiệu khái niệm hình có tâm đối xứng.
Định lý rút ra từ những nhận xét trên cho hình bình hành?.
Trên hình 80 SGK chỉ ra chữ cái N, S là những hình có tâm đối xứng. HS tìm thêm vài chữ cái in hoa khác cũng có tâm đối xứng?
- Vẽ trên giấy.
- Rút ra kết luận:
ABC =A'B'C' (c-c-c), suy ra: nếu hai góc, hai đoạn thẳng, hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì bằng nhau.
- Mọi điểm trên hình bình hành, lấy đối xứng qua giao điểm hai đường chéo, các điểm đó cũng thuộc hình bình hành.
- Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó
3. Hình có tâm đối xứng:
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng mội điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.
Hình H trong trường hợp này gọi là hình có tâm đối xứng.
Định lý:
Giao điểm hai đường chéo hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
*Hoạt động 5: Củng cố ø( 6 phút )
Bài tập 52 SGK, HS làm trên phiếu học tập, GV thu chấm điểm một số bài.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế :
- Tìm chữ cái in hoa có tâm đối xứng.
- Làm trên phiếu học tập.
Trong tam giác EDF, A là trung điểm ED, AB // DF (gt). Nên AB đi qua trung điểm B' của EF và AB' = DC, mà AB // DC và AB = DC nên B trùng B' (trung điểm EF) hay nói cách khác E, F đối xứng qua B.
Bài tập 52 SGK.
F
C
D
B
E
A
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà( 2 phút) 
Làm các bài tập: 51, 52, 53 SGK.
Các bài tập trong phần luyện tập.
IV- RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_14_doi_xung_tam_le_ba_coong.doc