Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản mới)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản mới)

A/ Mục tiêu:

- HS hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.

- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.

- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.

- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.

- Hs biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

B/ Chuẩn bị: Thước thẳng, com pa, giấy kẻ ô vuông

C/ Tiến trình lên lớp:

 I/ Kiểm tra :

Nêu định nghĩa và tính chất trung điểm của đoạn thẳng

Cho A và O. Hãy vẽ A/ đối xứng với A qua O

 II/ Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI XỨNG TÂM
Tiết 14: 
A/ Mục tiêu: 
- HS hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.
- Hs biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
B/ Chuẩn bị: Thước thẳng, com pa, giấy kẻ ô vuông
C/ Tiến trình lên lớp: 
	I/ Kiểm tra :
Nêu định nghĩa và tính chất trung điểm của đoạn thẳng
Cho A và O. Hãy vẽ A/ đối xứng với A qua O
 II/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
 - GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1
Cho điểm O và A .Hãy vẽ A/ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng A/
- HS: Lên bảng thực hiện
- GV: Giới thiệu A/ là điểm đối xứng với A qua O; A là điểm đối xứng với A/ qua O, A và A/ là hai điểm đối xứng nhau qua O
Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua điểm O ?
 Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm
- GV: Nếu AO thì A/ ở đâu?
Nếu AO thì A/O
- GV: yêu cầu hs thực hiện ?2 SGK
- HS: Vẽ hình vào vở, một học sinh lên bảng vẽ
- GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C/ ?
 Điểm C/ thuộc đoạn thẳng A/B/
- GV: Hai đoạn thẳng AB và A/B/ trên hình vẽ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O
Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm O?
Hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại
- GV: Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó
- GV: Vẽ hình 77 sgk vào bảng phụ, giới thiệu hai đoạn thẳng,hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua tâm O
- GV: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm
- HS: Nếu hai đoạn thẳng( góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau
- GV: Quan sát hình 78 cho biết hình H và H/ có quan hệ gì ?
- HS: Hình H và H/ đối xứng nhau qua tâm O
- GV: Yêu cầu hs làm ?3 sgk
- HS: Hình đối xứng của cạnh AB qua tâm O là cạnh CD, hình đối xứng của cạnh AD qua tâm O là cạnh CB
- GV: Điểm đối xứng qua tâm O với điểm M bất kỳ thuộc hình bình hành ABCD ở đâu ? 
- HS: Lên vẽ điểm M/ đối xứng với M qua O
 Giới thiệu điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD và nêu định nghĩa như sgk
- GV: Yêu cầu HS làm ?4 sgk
- HS: Trả lời miệng
.
Ghi bảng 
I) Hai điểm đối xứng qua một điểm:
 Định nghĩa: (SGK)
A O A/
 A và A/ đối xứng nhau qua d
 Quy ước: (SGK)
 II) Hai điểm đối xứng qua một điểm:
 Định nghĩa: (SGK)
 A B C
 C’ B’ A’
 Hai đoạn thẳng AB và A/B/ 
 đối xứng nhau qua O 
 Nhận xét: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 
III) Hình có tâm đối xứng:
 Định nghĩa: (SGK)
 Định lý: (SGK)
O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
 D
 C 
 O 
 B
A
	III/ Củng cố: 
 - GV: Trong các hình sau đây, hình nào là hình có tâm đối xứng? hình 
 nào có trục đối xứng? Có mấy trục đối xứng?
 x
GV đưa hình vẽ trên bảng phụ ( Bài tập 51 tr96) 2 H
Yêu cầu hs vẽ điểm K đối xứng với H qua gốc O 
và tìm toạ độ của K 0 3 y 
 IV/Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm,
 hai hình đối xứng qua một tâm, hình có tâm đối xứng
- So sánh với phép đối xứng trục
- Bài tập về nhà 50,52,53,56 tr96 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_14_doi_xung_tam_ban_moi.doc