Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản đẹp)

I/ Mục tiêu :

- Hs hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.

- Hs biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

II/ Chuẩn bị :

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, Compa, bảng phụ.

 - HS : Thước thẳng, thước đo góc, Eke, Compa. Giấy kẻ ô vuông bài tập 43.

III/ Các bước tiến hành :

 1/ On định : Kiểm tra sĩ số.

 2/ Kiểm tra bài cũ :

- Chữa bài tập 42 SGK.

 3/ Bài mới :

 GV giới thiệu : Ở tiết trước các em đã biết được một số tứ giác, hôm nay ta xét tiếp một tứ giác nữa đó là : Hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tuần 6
Tiết 12
 §7. HÌNH BÌNH HÀNH
I/ Mục tiêu : 
- Hs hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- Hs biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
II/ Chuẩn bị :
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, Compa, bảng phụ.
 - HS : Thước thẳng, thước đo góc, Eâke, Compa. Giấy kẻ ô vuông bài tập 43.
III/ Các bước tiến hành :
	1/ Oån định : Kiểm tra sĩ số.
	2/ Kiểm tra bài cũ :
Chữa bài tập 42 SGK.
 3/ Bài mới :
	GV giới thiệu : Ở tiết trước các em đã biết được một số tứ giác, hôm nay ta xét tiếp một tứ giác nữa đó là : Hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
Thời gian
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Hình thành định nghĩa hình bình hành
Gv : treo bảng phụ dã vẽ sẵn
 1/ 2/
Gv hỏi : Các em xem tứ giác ở hình 1 và tứ giác ở hình 2 có gì khác nhau ?
Gv nói : Tứ giác ở hình 2 là hình bình hành. Vậy hình bình hành là gì ?
Gv hỏi : Dựa vào định nghĩa này , để chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta chứng minh tứ giác đó có đặc điểm gì ?
Gv nói : Hình bình hành là trường hợp đặc biệt của hình thang và có hai cạnh bên song song nhau.
Hs : Tứ giác ở hình 1 có hai cạnh song song, tứ giác ở hình 2 có từng cặp cạnh đối song song.
Hs : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Hs : Các cạnh đối song song.
1/ Định nghĩa :
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
A
B
D
C
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
{
Hoạt động 2 : Thực hiện ?2
Gv : chia lớp ra 4 nhóm thực hiện ?2
Gv : Chốt lại và ghi bảng, và nói đó là định lí mà ta cần chứng minh.
Gv vẽ hình bình hành ABCD lên bảng, yêu cầu Hs lên bảng ghi GT – KL
Gv nói : để chứng minh câu a/ em xem ABCD là hình thang. Dựa vào tính chất của hình thang có hai cạnh bên bằng nhau.
Gv nói : Để chứng minh được câu b/ em hãy vẽ đường chéo AC sau đó chứng minh hai tam giác DABC và DADC bằng nhau, suy ra : ÐB = ÐD tương tự kẻ đường chéo BD chứng minh ÐA = ÐC
Gv nói : Để chứng minh được câu c/ em hãy vẽ đường chéo AC và BD cắt nhau tại O, sau đó chứng minh hai tam giác DOAB = DOCD từ đó suy ra yêu cầu của đề bài.
Gv nói : Như vậy chúng ta đã chứng minh xong định lý. Đó là tính chất của hình bình hành , đây là một tính chất quan trọng mà ta cần nhớ để chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
Hs : Hoạt động theo nhóm khoảng 5 phút.
Nhóm 1 : Phát hiện t/c về cạnh.
Nhóm 2 : Phát hiện t/c về góc.
Nhóm 3 : Phát hiện t/c về đường chéo.
Hs : từng nhóm đứng lên phát biểu.
Hs : lên bảng ghi GT – KL
Hs : Một Hs lên bảng, cả lớp cùng thực hiện.
Hs : Một Hs lên bảng, cả lớp cùng thực hiện.
Hs : Suy nghĩ dưới lớp vài phút, sau đó lên bảng, cả lớp cùng thực hiện.
2/ Tính chất :
Trong hình bình hành : 
Các cạnh kề đáy bằng nhau.
Các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung của điểm mỗi đường.
Chứng minh :
A
B
D
C
1 ((
1 (
)) 1
) 1
1
2
O
GT ABCD là hình bình hành 
 AB // CD, AD // BC
KL a/ AB = CD, AD = BC
 b/ ÐA = ÐC, ÐB = ÐD
 c/ OA = OC, OD= OB
chứng minh :
a/ AB = CD, AD = BC
vì AB // CD nên ABCD là hình thang, trong hình thanh ABCD có AD // BC nên AD = BC và AB = CD
b/ ÐA = ÐC, ÐB = ÐD
xét DABC và DADC có :
AB = CD ( cạnh hình bình hành )
BC = AD ( cạnh hình bình hành )
 AC cạnh chung.
DABC = DADC ( c-c-c _
Tương tự có : ÐB = ÐD ta cũng có 
ÐA = ÐC
c/ OA = OC, OD= OB
xét DOAB và DOCD có :
ÐA1 = ÐC1 ( so le )
AB = CD ( chứng minh trên )
ÐO1 = ÐO2 ( so le )
ÞDOAB = DOCD ( g-c-g )
Nên OA = OC, OD = OB.
Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết.
Gv hỏi : Dựa vào định nghĩa, để nhận biết một tứ giác là hình bình hành ta dựa vào đặc điểm gì ?
Gv hỏi : Tính chất a/ em hãy phát biểu mệnh đề đảo của tính chất a/ ?
Gv nói : Đó là dấu hiệu nhận biết thứ hai.
Gv hỏi : Kết hợp dấu hiệu 1 và dấu hiệu 2 để hình thành dấu hiệu 3?
( Bằng những câu hỏi tương tự , gv gợi ý để Hs hình thành các dấu hiệu còn lại )
Hs : Tứ giác đó có các cạnh đối song song.
Hs : Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
Hs : Tứ giác có các cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
3/ Dấu hiệu nhận biết :
Tứ giác đó có các cạnh đối song song là hình bình hành.
Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có các cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có các đường chéo cắt nhau tại tyrung điểm mỗi đường là hình bình hành.
4/ Củng cố :
GV yêu cầu Hs dùng giấy ô vuông đã chuẩn bị sẵn vẽ hình 42 và làm bài tập 43.
5/ Dặn dò : 
Về nhà xem kỹ lại bài học hôm nay.
Làm bài tập 46, 47, 48, 49 SGK.
Tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_12_hinh_binh_hanh_ban_dep.doc