1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
b. Kỹ năng:
- HS biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.
c. Thái độ:
- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Bài soạn, SGK, thước thẳng, compa, bảng phụ ( ? 3 /SGK/T 92)
b, Học sinh:
- Vở ghi, SGK, thước thẳng, compa, bảng nhóm.
3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp
- Đàm thoại gợi mở, vấn đáp.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Trực quan, thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức:
Điểm danh:( Học sinh vắng)
* Lớp 8A1:
* Lớp 8A5:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Tuần : 6 Tiết : 11 ND : //2010 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. b. Kỹ năng: HS biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành. Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song. c. Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy cho HS. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước thẳng, compa, bảng phụ ( ? 3 /SGK/T 92) b, Học sinh: Vở ghi, SGK, thước thẳng, compa, bảng nhóm. 3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp Đàm thoại gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Trực quan, thực hành, hợp tác nhóm nhỏ. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức: Điểm danh:( Học sinh vắng) * Lớp 8A1: * Lớp 8A5: 4.2 Kiểm tra bài cũ: HS1: Thế nào là hai hình đối xứng qua một đường thẳng d ? Vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua đường thẳng d HS2 GV treo bảng phụ vẽ sẳn các hình. GV yêu cầu quan sát mô tả từng biển báo giao thông và quy định của luật giao thông. Sau đó trả lời: biển nào có trục đối xứng? Sửa bài tập 35/SGK/87 Vẽ hình đối xứng của của các hình đã cho của hình 58 qua trục d d (H-58) HS1: - Nêu đúng định nghĩa hai hình đối xứng qua một đường thẳng d ( 5 đ) - Vẽ đúng ∆ DEF đối xứng với ∆ ABC qua d ( 5đ) HS2 * Biển a); b); d) mỗi biển báo có một trục đối xứng * Biển c) kông có trục đối xứng ( 5đ) Bài tập 35/SGK/T87 d d - Vẽ đúng các hình ( 5đ) 4.3 Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Quan sát hình 65 trang 90 . Tại sao khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống ABCD luôn luôn là hình bình hành? Tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu. (Hình 65) Hoạt động 1: Nhận dạng hình bình hành ? 1 Xem hình 66 SGK, tìm xem tứ giác ABCD có gì đặc biệt? HS: AB//CD ; AD//BC GV:Tứ giác ABCD nêu trên là hình bình hành GV:Vậy hình bình hình là hình như thế nào? HS: Nêu định nghĩa SGK/T90. GV: Hình bình hành cũng là một dạng đặc biệt cuả hình thang. Hoạt động 2: Các tính chất HS: làm ? 2 /SGK/T90 Cho hình bình hành ABCD (h.67). hãy thử phát hiện các tính chất về cạnh , về góc , về đường chéo của hình bình hành đó. GV hỏi HS: Hình bình hành có những tính chất gì? Em hãy thử phát hiện các tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành đó. * HS: Trong hình bình hành: - Các cạnh đối bằng nhau. - Các góc đối bằng nhau. - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. GV khẳng định: Nhận xét của các em là đúng, đó chính là nội dung của định lý về tính chất hình bình hành. GV: Hường dẫn HS chứng minh a/. Hình bình hành ABCD có hai cạnh bên AD và BC song song , ta suy ra được điều gì? b/. GV hướng dẫn HS tự chứng minh câu b). c/. Gọi O là giao điểm hai đường chéo hình bình hành ABCD (Hình 69) ∆ AOB và ∆ COD có: AB = CD (cạnh đối hình bình hành) ( so le trong) ( so le trong) Do đó: DAOB = DCOD ( c-g-c ) Suy ra : OA = OC ; OB = OD Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết GV: Nhờ vào dấu hiệu gì để nhận biết một hình bình hành? HS: Dựa vào định nghĩa. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành GV: Còn có thể dựa vào dấu hiệu nào nữa không ? GV: Đưa năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành, nhắc lại , nhấn mạnh. - HS đọc SGK /T91. * GV yêu cầu HS tự chứng minh các dấu hiệu nhận biết vừa nêu. (bài tập về nhà). 1. Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song . ABCD là Hình bình hành Û Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. Hình bình hành là hình thang có hai đáy bằng nhau. 2.Tính chất: * Định lý: Trong hình bình hành a/. Các cạnh đối bằng nhau. b/. Các góc đối bằng nhau. c/. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường . GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại O KL a/. AB = CD; AD = BC b/. c/. OA = OC ; OB = OD Chứng minh: a/. Hình bình hành ABCD (hình 68) là hình thang có hai cạnh bên AD, BC song song nên AD = BC ; AB = CD b/. Kẻ đường chéo AC ABC = CDA (c-c-c) Þ Kẻ đường chéo BD DAB = BCD (c-c-c) Þ c). HS tự hoàn chỉnh bài chứng minh. 3. Dấu hiệu nhận biết: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (theo định nghiã) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm cuả mỗi đường là hình bình hành. 4.4 Củng cố và luyện tập: Trở lại hình 65 SGK , khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống , tứ giá ABCD luôn luôn là hình bình hành vì ta luôn luôn có AB = CD và AD = BC (Dấu hiệu 2 ) Bài1: Cho hình 40 trong đó D, E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC. a) Chứng minh rằng BDEF là hình bình hành . b) Chứng minh Giải: a) Ta có D, E lần lượt là trung điểm cùa AB , AC DE là đường trung bình của ∆ ABC DE // BF ( Vì F BC) (1) Tương tự E, F lần lượt là trung điểm của AC, BC. EF // DB ( Vì D AB ) (2) Từ (1) và (2) BDEF là hình bình hành (Theo ĐN) b) BDEF là hình bình hành (cmtr) Bài 2: ( ? 3 / SGK/T92): Trong các tứ giác hình 70 , tứ giác nào là hình bình hành ?Vì sao? A (HS trả lời miệng ) Giải : Hình a) Tứ giác ABCD là hình bình hành ( Vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau ). Hình b) Tứ giác EFGHlà hình bình hành ( Vì có hai cặp góc đối bằng nhau ). Hình d) Tứ giác PSRQ là hình bình hành ( Vì có hai đường chéo cằt nhau tại trung điểm mỗi đường) Hình e) Tứ giác VUYX là hình bình hành ( Vì có môt cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau ). 4.5: Hướng dẫn HS tự học học ở nhà: A. Lý thuyết: Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành. B. Bài tập: Làm các bài tập: 45, 46, 47/SGK/T 92 C. Chuẩn bị: Xem trước bài “Đối xứng tâm” Mang theo thước thẳng, giấy kẻ ô vuông, compa. Hướng dẫn bài 45/T92 Chứng minh : ( so le trong :AB // CD) (cùng bằng nửa hai góc bằng nhau ) Suy ra: (Vị trí đồng vị) Suy ra điều cần chứng minh. b) Chứng minh theo định nghĩa Hướng dẫn bài 44 /trang 92 Chứng minh BE = DF * Chứng minh tứ giác EBFD là hình bình hành Dựa vào: (1) + Tứ giác ABCD có DE = AD (gt) , + AD = BC ( cạnh đối của hình bình hành ABCD ) + Ngoài ra DE // BF (EF là đường trung bình ) (2) Từ (1) và (2) EBFD là hình bình hành * Suy ra: BE = DF (Tính chất hình bình hành) 5. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: