Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy

* Qua phần kiểm tra bài cũ các em đã biết được thế nào là hình bình hành, vậy để tìm hiểu tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình bình hành . Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 * Hoạt động 1 : ( 3’) Định nghĩa

GV: Chiếu bảng phụ hình 66/ SGK / 90 ( ?1)

 ( Slide 3 )

- Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 có gì đặc biệt ? vì sao ?

HS: các cạnh đối song song với nhau vì có các góc trong cùng phía bù nhau.

GV: Khẳn định tứ giác ABCD là hình bình hành.

- Vậy hình bình hành là tứ giác thế nào ?

HS: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

GV: Chiếu hình vẽ và tóm tắt ( Slide4 )

- Yêu cầu HS nhắc lại.

GV:Vậy hình bình hành có phải là hình thang hay không? Nếu phải thì hình thang này có gì đặc biệt ?

HS: Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song.

GV: khẳn định Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song là định nghĩa 2 của hình bình hành.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 – Tiết : 11 
Ngày dạy : 26 / 9 / 2012
 §7 HÌNH BÌNH HÀNH
1.MỤC TIÊU
1. 1 Kiến thức:
* Hoạt động 1:
- HS biết: 2 cách định nghĩa hình bình hành.
* Hoạt động 2:
- HS biết: các tính chất của hình bình hành.
- HS hiểu: cách chứng minh định lí về tính chất của hình bình hành
* Hoạt động 3:
- HS biết: 5 dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
1.2. Kỹ năng :
- HS thực hiện được : dựa vào dấu hiệu nhận biết để nhận dạng một tứ giác là hình bình hành.
- HS thực hiện thành thạo : 
+ Dựa vào định lí ghi gt,kl của định lí.
+ Vận dụng cách chứng minh 2 tam giác bằng nhau để chứng minh định lý.
1.3. Thái độ :
- Thói quen : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác .
- Tính cách : Tư duy độc lập, phân tích và suy luận .
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
 - Định nghĩa và tính chất hình bình hành.
 - Dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
3. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước, máy chiếu
3.2 Học sinh : 
- Mang thước thẳng có chia khoảng, thước đo góc.
- Ôn tính chất hình thang. ( phần nhận xét bài hình thang ) 	
 - Xem bài” Hình bình hành” ( định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành )
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
- GV ổn định lớp và kiểm diện học sinh : 
 8A1 :.8A2 :. 8A3 :.
4.2.Kiểm tra miệng : ( slide 2 )
Câu 1: a) Định nghĩa trục đối xứng của một hình ? ( 3đ)
b) Tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân, đường tròn mỗi hình có bao nhiêu trục đối xứng ? ( 6đ)
 Đáp án: * Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H, qua đường thẳng d cũng thuộc hình H 
* Tam giác cân có một trục đối xứng, tam giác đều có 3 trục đối xứng, hình thang cân có một trục đối xứng, đường tròn có vô số trục đối xứng .
Câu 2 : Cho tứ giác ABCD có AB CD ; AD BC như hình vẽ . Tứ giác ABCD là hình gì ? ( 1đ)
Đáp án: ABCD là hình bình hành . 
Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Qua phần kiểm tra bài cũ các em đã biết được thế nào là hình bình hành, vậy để tìm hiểu tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình bình hành . Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1 : ( 3’) Định nghĩa
I. Định nghĩa :
GV: Chiếu bảng phụ hình 66/ SGK / 90 ( ?1)
 ( Slide 3 )
- Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 có gì đặc biệt ? vì sao ?
HS: các cạnh đối song song với nhau vì có các góc trong cùng phía bù nhau.
GV: Khẳn định tứ giác ABCD là hình bình hành.
- Vậy hình bình hành là tứ giác thế nào ?
HS: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
GV: Chiếu hình vẽ và tóm tắt ( Slide4 )
- Yêu cầu HS nhắc lại.
1. Định nghĩa 1 :
 Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
GV:Vậy hình bình hành có phải là hình thang hay không? Nếu phải thì hình thang này có gì đặc biệt ?
HS: Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song.
GV: khẳn định Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song là định nghĩa 2 của hình bình hành.
2. Định nghĩa 2: Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song
* Hoạt động 2 : ( 17’ ) Tính chất
 GV: Chiếu nội dung bài tập ? 2 / SGK/ 90 
( Slide 5 )
-Yêu cầu HS đứng tại chổ trả lời : nhận xét cạnh đối, góc đối. Đường chéo ( giao điểm O là gì của 2 đường chéo AC và BD ? )
HS: - Các cạnh đối bằng nhau.
 - Các góc đối bằng nhau.
- O là trung điểm của 2 đường chéo.
GV khẳn định O là trung điểm của 2 đường chéo.ta nói : Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Tất cả các điều mà các em vừa nhận xét đó chính là nội dung của định lí và cũng là tính chất của hình bình hành.
- Chiếu nội dung của định lí ( Slide 6 )
- Yêu cầu HS đọc định lý và một HS nhắc lại .
 GV: cho HS vẽ hình, ghi GT, KL của ĐL	 
II. Tính chất :
1.Định lí:
 Trong hình bình hành:
a) Các cạnh đối bằng nhau.
Các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
GT
ABCD hình bình hành.
AC cắt BD tại O
KL 
 a) AB = CD, AD = BC
 b) 
c) OA = OC, OB = OD
GV: Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD // BC nên theo nhận xét bài 2 hình thang ta suy ra điều gì ?
HS: AD = BC, AB = CD.
CM
a) CM : AB = CD, AD = BC
 Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD // BC nên: AD = BC, AB = CD.
GV: Nối đường chéo BD và gợi ý để chứng minh ta xét 2 tam giác nào ? 
HS : !ABD và ! CDB
GV: Gọi HS đứng tại chổ trả lời hoặc lên bảng làm . 
- Gợi ý chứng minh bằng cách dựa vào 2 góc trong cùng phía hoặc có thể CM tương tự : !ABC = !CDA (c-c-c).
GV: nếu có thời gian GV có thể chỉ cho HS chứng minh câu a) b) bằng cách chứng minh :
!ABD = !CDB (g-c-g)
b) CM : .
Xét : !ABD và ! BCD.
 Có: AB = CD (cmt)
 AD = BC (cmt)
 BD cạnh chung
Vậy: !ABD = !CDB (c-c-c) 
* Xét tứ giác ABCD có:
 ( AB DC ) 
 ( AD BC ) 
 Mà: ( CMT ) 
GV: Nối thêm đường chéo AC bổ sung các góc trên hình và gợi ý cho HS chứng minh câu c.
- Gọi HS lên bảng CM : !AOB = !COD
HS: Thực hiện.
GV: Gọi HS khác nhận xét.
HS: thực hiện
GV: nhận xét và hồn chỉnh.
c) CM: OA = OC; OB = OD
Xét : !AOB và !COD có : 
Vậy : !AOB = !COD (g-c-g)
OA = OC và OB = OD (cạnh tương ứng).
* Hoạt động 3 : ( 5’) Dấu hiệu nhận biết 
GV: gợi ý cho HS phát biểu mệnh đề ngược lại định nghĩa và tính chất ta được 5 dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
HS: thực hiện, 1 học sinh đọc lại ( GV chiếu nội dung , Slide 7 )
GV nhấn mạnh : trong 5 dấu hiệu có 3 dấu hiệu về cạnh, một dấu hiệu về góc, một dấu hiệu về đường chéo.
III. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
1.Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
 4. 4. Tổng kết :
	Câu 1 : Nêu định nghĩa 1 , tính chất và dấu hiệu hình bình hành? 
 Đáp án: * Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
* Trong hình bình hành:
a) Các cạnh đối bằng nhau.
Các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
* 1.Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
 2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
 3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
 4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
Câu 2 : ?3 ( GV chiếu nội dung bài tập ? 3 , Slide 8 ) 
Cho HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 3’ 
Đáp án: a)ABCD là hbh (dh2)	c) PQRS là hbh (dh5)
 b) EFGH là hbh (dh4)	d) XYUV là hbh (dh3)
 * Bài tập dành cho lớp chọn . GV chiếu nội dung bài tập và hình vẽ Slide 9,10
 ( GV gợi ý cho HS làm câu a ) câu b) gợi ý sơ lược cho HS về nhà làm )
Câu 3 : Cho hình bình hành ABCD . Gọi E,F theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. M là giao điểm của AF và DE . N là giao điểm của BF và CE.
CMR : a) EMFN là hình bình hành.
	b)* Các đường thẳng AC, EF, MN đồng qui .
a) Ta có: AE FC ( ABCD là HBH )
 AE = FC ( gt )
 AECF là HBH ( dấu hiệu 3 )
 MF FC (1)
 Tương tự : BE DF ( ABCD là HBH )
 BE = DF ( gt )
 EBF D là HBH ( dấu hiệu 3 )
 ME N F (2)
Từ (1) và (2) EMFN là hình bình hành( dh1 )
b) Gợi ý dựa vào tính chất của đường chéo HBH 
 Các đường thẳng AC, EF, MN đồng qui
( Cho HS về nhà làm )
4.5Hướng dẫn học tập ( Slide 11 )
* Đối với bài học ở tiết này :
 - Học thuộc ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - BTVN: Câu b bài tập củng cố ; 44, 45/ 92/SGK
- Hướng dẫn bài 44/ SGK/ 92 ( GV chiếu nội dung bài tập và hình vẽ , Slide 12 , 13)
 + Yêu cầu của đề bài là gì? (C/m BE = DF)
+ Để c/m hai đoạn thẳng bằng nhau ta thường c/m như thế nào?( C/m hai tam giác bằng nhau)
+ Cụ thể là tam giác nào? (ABE và CDF)
 + Cacùh khác : CM: tứ giác E BFD là hình bình hành. 
 - Vẽ sơ đồ tư duy bài học hôm nay trên giấy A4
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Vẽ trước hình và ghi gt ,kl , bài tập 47, 48/ SGK / 92- 93 tiết sau học luyện tập.
- Mang thước thẳng, ê ke và compa
5. PHỤ LỤC
...............................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH BINH HANH.doc