Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Trần Đình Thanh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Trần Đình Thanh

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu định nghiã 2 điểm đối xứng, 2 hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

-Học sinh nhận biết được hai đường thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng.

-Biết vẽ, chứng minh hai điểm đôí xứng với nhau qua một đường thẳng, nhận biết được hình có trục đối xứng trong đời sống.

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Thước , com pa, Hình 53, 54. Một tấm bìa hình chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang .

*Học sinh: chuẩn bị tấm bìa hình thang, thước , com pa, bảng nhóm, bút viết bảng.

III.Tiến trình dạy học

 1.ổn định tổ chức:

 2. kiểm tra bài cũ:(kết hợp trong tiết)

 3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Trần Đình Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:
D:
 Tiết 10
 Đối xứng trục
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu định nghiã 2 điểm đối xứng, 2 hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
-Học sinh nhận biết được hai đường thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng.
-Biết vẽ, chứng minh hai điểm đôí xứng với nhau qua một đường thẳng, nhận biết được hình có trục đối xứng trong đời sống.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Thước , com pa, Hình 53, 54. Một tấm bìa hình chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang .
*Học sinh: chuẩn bị tấm bìa hình thang, thước , com pa, bảng nhóm, bút viết bảng.
III.Tiến trình dạy học
 1.ổn định tổ chức:
 2. kiểm tra bài cũ:(kết hợp trong tiết)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới.
? Đường trung trực của đoạn thẳng là gì?
-Cho đường thẳng d và một điểm A nằm ngoài d. Hãy vẽ điểm A/ sao cho d là trung trực của đường thẳng AA/
Giáo viên vào bài.
*Hoạt động 2 : Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
? Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng?
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc định nghiã.
GV: Cho đường thẳng d, M d, Bd. Vẽ M/ đối xứng với M qua d, vẽ B/ đối xứng với B qua d.
? Nhận xét gì về vị trí của hai điểm B và B/.
-GV nêu quy ước SGK.
? Ta vẽ được mấy điểm đối xứng với M qua d.
*Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
-Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ?2.
? Nêu nhận xét về điểm C/?
? Hai đường thẳng AB và A/B/ có đặc điểm gì?
GV: A/B/ vàAB là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường thẳng d .
? Thế nào là 2 hình đối xứng nhau qua một đường thẳng?
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK.
GV: Tìm các hình đối xứng nhau qua d.
? Tìm trong thực tế những hình đối xứng nhau qua một trục trục đối xứng?
? Cho AB để dựng A/B/đối xứng với AB qua d ta làm như thế nào?
? Cho tam giác ABC dựng tam giác A/B/C/ đối xứng với nhau qua d ta làm như thế nào?
* Hoạt động 4: Hình có trục đối xứng.
GV: Cho học sinh làm? 3 SGK.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nhỏ.
? Điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác ABC nằm ở đâu?
-GV: AH là trục đối xứng của tam giác ABC.
Định nghiã.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?4.( vẽ hình ra bảng phụ).
Giáo viên dùng tấm bìa hình chữ A, tam giác, để gấp lại minh họa.
? Hình thang cân ABCD có trục đối xứng không ?
 - Gấp hình minh họa.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK.
Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
-Một học sinh lên bảng vẽ hình . Học sinh khác làm ra nháp.
Nhận xét bài bạn thống nhất kết quả.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh đọc định nghĩa SGK.
-Một học sinh lên bảng vẽ hình , học sinh khác vẽ vào vở.
-B B/.
-Vẽ được một điểm đối xứng với M qua d.
-Một học sinh đọc to đề bài.
-Học sinh vẽ hình vào vở.
Một học sinh lên bảng vẽ.
-C/ A/B/.
-A/ đối xứng với A.
B/ đối xứng với B qua d.
-Học sinh phát biểu.
-Học sinh đọc định nghĩa SGK.
-Học sinh tìm.
-Dựng A/ ,B/đối xứng với A,B qua d.
Vẽ đoạn thẳng AB.
-Dựng A/,B/,C/ đối xứng với A,B, C qua d.
-Học sinh hoạt động nhóm.
-Vẫn thuộc tam giác ABC.
-Học sinh đọc định nghĩa
-Học sinh trả lời.
-Là đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đáy.
-Học sinh đọc định nghĩ
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
(SGK)
A và A/ đối xứng nhau qua đường thẳngd
d là trung trực của AA/.
* Quy ước( SGK).
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
*Định nghĩa. (SGK-85)
-Kết luận : Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3.Hình có trục đối xứng(SGK)
4. Hướng dẫn về nhà
-Học kỹ, hiểu nội dung định nghĩa, định lý, tính chất.
-BTVN: 35,36, 37, 39 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_tran_dinh_thanh.doc