Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Đặng Thị Kim Chi

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Đặng Thị Kim Chi

I. MỤC TIÊU : Qua bài này, HS phải:

- Kiến thức : Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được một hình thang cân là hình có trục đối xứng.

- Kỹ năng : Biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một một đường thẳng.

- Thái độ : HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào việc vẽ hình, gấp hình.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước, compa, êke, giấy bìa các hình có trục đối xứng.

- Học sinh: Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Vấn đáp – Trực quan

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục - Đặng Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§6. ĐỐI XỨNG TRỤC
Tuần: 5 – Tiết: 10
Ngày soạn: 07.09.2010
Ngày dạy: 14à 17.09.2010
I. MỤC TIÊU : Qua bài này, HS phải: 
- Kiến thức : Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được một hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Kỹ năng : Biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một một đường thẳng. 
- Thái độ : HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào việc vẽ hình, gấp hình. 
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước, compa, êke, giấy bìa các hình có trục đối xứng. 
- Học sinh: Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà 
III. PHƯƠNG PHÁP : 
	Vấn đáp – Trực quan 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm ra bài cũ (5’)
Ổn định : 
Kiểm tra bài cũ : 
Hãy dựng một góc bằng 300 
-Kiểm tra sỉ số 
-Ghi đề bài toán lên bảng 
-Gọi một HS làm ở bảng và yêu cầu các HS khác làm vào vở 
-Cho HS nhận xét ở bảng và chốt lại cách làm 
-Hoàn chỉnh hình vẽ để giới thiệu bài mới 
-Lớp trưởng báo cáo. 
-Một HS lên bảng trình bày:
Cách dựng:
Dựng tam giác đều ABC 
Dựng phân giác của một góc chẳng hạn góc A, ta được góc BAE = 300 
Chứng minh: 
– Theo cách dựng DABC là tam giác đều nên BAC = 600 
– Theo cách dựng tia phân giác AE ta có BAE = EAC = ½ BAC = ½ 600 = 300 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (3’)
§6. Đối xứng trục
-Qua bài toán trên, ta thấy: 
B và C là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng AE; Hai đoạn thẳng AB và AC là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng AE. Tam giác ABC là hình có trục đối xứng  
-Để hiểu rõ các khái niệm trên, ta nghiên cứu bài học hôm nay. 
-HS nghe giới thiệu, để ý các khái niệm mới 
-Ghi tựa bài 
Hoạt động 3: (điểm đối xứng) – 7’
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng :
Định nghĩa: (sgk)
–
 A 
·
–
 H B d 
 A’ 
Qui ước: (sgk) 
-Nêu ?1 (bảng phụ có bài toán kèm hình vẽ 50 – sgk) yêu cầu HS thực hành 
-Nói: A’ là điểm đx với điểm A qua đường thẳng d, A là điểm đx với A’ qua d => Hai điểm A và A’ là hai điểm đx với nhau qua đường thẳng d. Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua d? 
-GV nêu qui ước như sgk 
-HS thực hành ?1 :
-Một HS lên bảng vẽ điểm A’ đối xứng với A qua d, còn lại vẽ vào giấy. 
-HS nghe, hiểu 
-HS phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d 
-HS ghi bài 
Hoạt động 4: (Hình đối xứng) – 12’
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
Định nghĩa: (sgk) 
 B
 A
 A’ 
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
d gọi là trục đối xứng 
Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. 
-Hai hình H và H’ khi nào thì được gọi là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d? 
-Nêu bài toán ?2 kèm hình vẽ 51 cho HS thực hành B
 A
 d 
-Nói: Điểm đx với mỗi điểm CỴ AB đều Ỵ A’B’và ngược lại Ta nói AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đx nhau qua d. Tổng quát, thế nào là hai hình đx nhau qua một đường thẳng d? 
-Giới thiệu trục đối xứng của hai hình 
-Treo bảng phụ (hình 53, 54): 
-Hãy chỉ rõ trên hình 53 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng đxứng nhau qua d? giải thích? 
-GV chỉ dẫn trên hình vẽ chốt lại 
-Nêu lưu ý như sgk 
-HS nghe để phán đoán 
-Thực hành ?2 :
-Một HS lên bảng vẽ các điểm A’, B’, C’ và kiểm nghiệm trên bảng  
-Cả lớp làm tại chỗ  
-Trả lời: điểm C’ thuộc đoạn A’B’ 
-HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d 
-HS ghi bài 
-HS quan sát, suy ngĩ và trả lời: 
-Các cặp đoạn thẳng đx: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’
-Góc: ABC và A’B’C’,  
-Đthẳng AC và A’C’, tam giác ABC và tam giác A’B’C’ 
Hoạt động 5: (hình có trục đx) – 10’
3. Hình có trục đối xứng: 
Định nghiã: (sgk) 
 A 
 đường thẳng AH 
 là trục đối xứng 
của DABC
 B H C
Định lí: (sgk) 
Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD
-Treo bảng phụ ghi sẳn bài toán và hình vẽ của ?3 cho HS thực hiện. Hỏi:
-Hình đx với cạnh AB là hình nào? Đx với cạnh AC là hình nào? Đối xứng với cạnh BC là hình nào? 
-GV nói cách tìm hình đối xứng của các cạnh và chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa hình có trục đối xứng 
-Nêu ?4 bằng bảng phụ 
-GV chốt lại: một hình H có thể có trục đối xứng, có thểà không có trục đối xứng  
-Đưa ra tranh hình thang cân ABCD (AB//CD), hỏi: 
-Hình thang có trục đối xứng không? Đó là đường thẳng nào? --GV chốt lại và phát biểu định lí 
-Thực hiện ?3 : 
-Ghi đề bài và vẽ hình vào vở 
-HS trả lời : đx với AB là AC
-Đx với AC là AB, đx với Bc là chính nó  
-Nghe, hiểu và ghi chép bài
-Phát biểu lại định nghĩa hình có trục đối xứng. 
-HS quan sát hình vẽ và trả lời 
-HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV 
-HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời 
-HS nhắc lại định lí 
Hoạt động 6: Luyện tập (6’)
Bài tập 35 (sgk) 
Bài tập 37 (sgk) 
-GV chuẩn bị bảng phụ vẽ hình 58 cho một HS lên bảng 
-Cho HS xem hình 59 sgk và hỏi: -Tìm các hình có trục đối xứng 
-GV nhận xét 
-Một HS lên bảng, cả lớp vẽ vào sgk theo yêu cầu đề bài. 
-HS quan sát hình trong sgk và trả lời (tất cả các hình, trừ h) 
-HS theo dõi
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà (2’) 
Học bài: thuộc các định nghĩa 
Làm các bài tập 36, 38 sgk trang 87, 88
-HS ghi nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_dang_thi_kim_ch.doc