Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ

Thực hiện ?1

Gv: Giới thiệu: Trong hình vẽ trên, Hai điểm và B gọi là đối xưng nhau qua đường thẳng d.

Vậy khi nào hai điểm được gọi là đói xứng nhau qua một đường thẳng?

Hs: Trả lời

Gv; Khi B nằm trên d thì đối xứng với B qua d là điểm nào?

Hs: Nêu nhận xét của mình

Gv; giới thiệu quy ước

Hoạt động 2

+HS thực hiện ?2

GV: Điểm đối xứng với mỗi điểm đều thuộc A’B’, điểm đối xứng với mỗi điểm đều thuộc AB. Ta gọi hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai hình đối xứng nhau qua d.

 Vậy Khi nào thì hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

Hs: Nêu định nghĩa

GV: đường thẳng d gọi là trục đối xứng.

?Cho và đường thẳng d. Hãy vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của qua d.

GV giới thiệu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua đường thẳng d; hai hình đối xứng nhau qua trục d.

Gv: Em có nhận xét gì về hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng.

Hoạt động 3

HS thực hiện ?3

Gv: Giới thiệu cho học sinh tam giác cân ABC có trục đối xứng

Giới thiệu định nghĩa hình có trục đối xứng.

HS thực hiện ?4

+GV đưa tấm bìa hình thang cân ABCD. Gấp bìa sao cho (lưu ý để HS thấy nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang).

?Em có nhận xét gì về hai phần tấm bìa sau khi gấp.

?Nếp gấp đó gọi là gì.

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 27/ 9/ 2011
TIẾT 10:	 ĐỐI XỨNG TRỤC
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh biết được định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. 
 - Biết thế nào là trục đối xứng của một hình, thế nào là hình có trục đối xứng
 - Biết trục đối xứng được hình thang cân.
 - Biết cách vẽ điểm đối xứng của một điểm cho trước qua một trục
 - Biết cách chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một trục
2. Kỹ năng: - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước.
 - Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
3. Thái độ: - Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước, bảng phụ, tấm bìa hình tam giác cân, hình thang cân.
* Học sinh: Thước, thước kẻ ô vuông, tấm bìa hình thang cân.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’) 
2. Kiểm tra bài củ:
 Không
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: (1’) Vì sao một số chữ cái in hoa A; O; M... ta có thể căt bằng cách gấp hình? 
b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
HS: Thực hiện ?1
Gv: Giới thiệu: Trong hình vẽ trên, Hai điểm và B gọi là đối xưng nhau qua đường thẳng d.
Vậy khi nào hai điểm được gọi là đói xứng nhau qua một đường thẳng?
Hs: Trả lời
Gv; Khi B nằm trên d thì đối xứng với B qua d là điểm nào?
Hs: Nêu nhận xét của mình
Gv; giới thiệu quy ước
Hoạt động 2
+HS thực hiện ?2
GV: Điểm đối xứng với mỗi điểm đều thuộc A’B’, điểm đối xứng với mỗi điểm đều thuộc AB. Ta gọi hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai hình đối xứng nhau qua d.
 Vậy Khi nào thì hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
Hs: Nêu định nghĩa
GV: đường thẳng d gọi là trục đối xứng.
?Cho và đường thẳng d. Hãy vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của qua d.
GV giới thiệu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua đường thẳng d; hai hình đối xứng nhau qua trục d.
Gv: Em có nhận xét gì về hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng.
Hoạt động 3
HS thực hiện ?3
Gv: Giới thiệu cho học sinh tam giác cân ABC có trục đối xứng
Giới thiệu định nghĩa hình có trục đối xứng.
HS thực hiện ?4
+GV đưa tấm bìa hình thang cân ABCD. Gấp bìa sao cho (lưu ý để HS thấy nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang).
?Em có nhận xét gì về hai phần tấm bìa sau khi gấp.
?Nếp gấp đó gọi là gì.
1.Hai điểm đôí xứng với nhau qua một đường thẳng (8’)
Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
*Định nghĩa: Hai điểm được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường thẳng đó.
*Quy ước: (SGK)
2.Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng: (13’)
Hai đoạn thẳng AB và A’B’đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
*Định nghĩa: (SGK)
* Hình vẽ: 
- Hai đoạn thẳng AB và A'B'; AC và A'C'; BC và B'C' đối xứng nhau qua d.
- Hai góc ABC và A'B'C' đối xứng nhau qua đường thẳng d.
- Hai tam giác ABC và A'B'C' đối xứng nhau qua đường thẳng d.
* Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3.Hình có trục đối xứng	 (12’ A
AH là trục đối xứng
củacân tại A.
	 B H C
*Định nghĩa: (SGK)
*Định lí: A B
 H
 D K C
Đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đáy của tam giác là trục đối xứng của hình thang đó.
4 .Củng cố: (8’)
- Nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng
- Nhắc lại hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng
- Nhắc laoij định nghĩa, định lí hình có trục đối xứng
Bài tập 37 (SGK): Tìm các hình có trục đối xứng? Ứng với mỗi hình có bao nhiêu trục đối xứng?
?Vì sao có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H.
5. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc các khái niệm.
- BTVN: 35, 36, 39, 40 (SGK).
- Xem trước các bài tập để tiết sau Luyện tập
	 	 Ngày soạn: 08/ 10/ 2011
Tiết 11:	 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh củng cố và hoàn thiện hơn về lí thuyết: HS hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục.
2. Kỹ năng: - ThS thực hành vẽ hình đối xứng của một điểm, của một đoạn thẳng qua trục đối xứng; vận dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toán thực tế.
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
Kiểm tra, thực hành
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước, bảng phụ hình 61.
 * Học sinh: Thước, thước kẻ ô vuông, 
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (10’)
HS 1: Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.	A
	Cho đoạn thẳng AB và đường thẳng d (hình vẽ)	d
	Hãy vẽ hình đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
	Hình đó có tính chất gì?	B
HS 2: Định nghĩa trục đối xứng của một hình. Vẽ tam giác ABC (AB=AC). Tam giác đó có trục đối xứng không? Hãy vẽ trục đối xứng của tam giác đó (trục d). Kể tên hình đối xứng của AB, AC, qua d.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Nhằm củng cố các kiến thức về đối xứng trục và hình có trục đối xứng, tiết này các em làm một số bài tập.
b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Gv: Yêu càu hs làm bài tập 36 sgk
HS 1 đọc đề bài 
HS 2 vẽ hình.
Gv gợi ý để HS so sánh OB và OC
?So sánh OA và OB, OA và OC.
?Từ đó rút ra OB và OC.
?So sánh góc O1 và O2, góc O3 và O4?
Từ đó suy ra O2 + O3 ?
Hoạt đông 2
GV đưa hình 61 (SGK) lên bảng phụ.
GV (giới thiệu): các biển a, b, c, d theo thứ tự là các biển203a, 210, 207b, 233 của Luật giao thông đường bộ. Xem cuốn “Giáo dục luật về trật tự an toàn giao thông”.
Trong hình vẽ trên, hình nào có trục đối xứng?
Hs: Trao đổi theo nhóm và trả lời.
Bài tập 36 (SGK): (13’)
	C	y
	1 2	A
	O	3	x
	4	B
a)Ta có: A và B đối xứng nhau qua Ox nên Ox là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Suy ra OA = OC (1)
Hơn nữa, A và C đối xứng nhau qua Oy
Nên Oy là đường trung trrực của đoạn thẳng AC.
Suy ra OA = OC (2)
Từ (1) và (2) suy ra OB = OC.
b)Tính góc BOC.
Ta có OA = OBcân ở O có Ox là đường cao đồng thời là đường phân giác.
 (3)
Tương tự, ta có:(4)
Từ (3) và (4)
Bài tập 40 (SGK): (10’)
Các biển a, b, d có trục đối xứng.
4. Củng cố: (8’)
Tìm số trục đối xứng của mỗi hình sau:
a) Tam giác cân
b) Tam giác đều
c) Hình vuông
d) Hình chữ nhật
e) Hình tròn.
5. Dặn dò: (2’)
- Tìm các chữ cái in hoa có trục đối xứng.
- Xem các bài tập đã giải.
- Làm bài thực hành 38 và 42 (SGK)
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.
- Xem trước bài :	Hình bình hành
	 	 Ngày soạn:11/ 10/ 2011
Tiết 12:	 HÌNH BÌNH HÀNH
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh biết định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - Biết cách vẽ hình bình hành
 - Biết chứng minh tứ giác là hình bình hành
 - Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành để giải các bài tập về tính toán và chứng minh đơn giản
2. Kỹ năng: - Biết vẽ một hình bình hành
 - Biết chứng minh tứ giác là hình bình hành
 - Biết vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành để giải các bài tập về tính toán, chứng minh đơn giản
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
Hoạt động nhóm nhỏ
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước
 * Học sinh: Ôn tính chất tứ giác, hình thang, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (8’)
?Phát biểu định nghĩa về hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
?Nêu tính chất của hình thang, của hình thang cân.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Ở các tiết trước, chúng ta đã nghiên cứu về hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. Trong tiết học này, chúng ta sẽ nghiên cứu về một loại hình thang đặc biệt và có tên gọi riêng của nó. Đó là hình bình hành. 
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV vẽ hình 66 (sgk) lên bảng
?Các cặp góc đối của tứ giác có gì đặc biệt
GV: tứ giác ABCD trên hình là một hình bình hành.
?Hình bình hành là gì
?vì sao hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang.
GV: như vậy hình bình hành có các tính chất của hình thang (tính chất đường trung bình)
+Cho hình bình hành ABCD. Thử phát hiện các tính chất đặc biệt về cạnh, góc, đường chéo của hình bình hành?
?HS phát hiện dự đoán dưới dạng một định lí.
Gv: giới thiệu định lí.
Hs: Nhắc lại
Gv: yêu cầu hs viết gt - kl của định lí trên.
Gv: Hướng dẫn hs cm định lí, yêu cầu hs về nhà xem lại cách cm định lí ở sgk.
Hoạt động 3
Gv: Từ định nghĩa và tính chất của hình bình hành, gv giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
Hs: Mắm các dấu hiệu nhận biết
Gv: Muốn cm một tứ giác là hình bình hành, ta cm tứ giác đó thoả mản một trong năm dấu hiệu nhận biết của nó.
Gv: Củng cố kiến thức của học sinh bằng bài tập ở bảng phụ.
Hs: Quan sát hình trao đổi theo nhóm cùng thực hiện
Gv: Gọi đại diện các nhóm trả lời
Chú ý uonns nắn các câu trả lời của hs.
1.Định nghĩa: (SGK) (5’)
	A	B
	D	C	
* Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD là hbh
* Nhận xét: Hình bình hành là hình thang đặc biệt - Hình thang có hai cạnh bên song song.
2.Tính chất: (8’)
*Định lí: (sgk)
	A	B
	I
	D	C
GT	ABCD là hình bình hành
	AC cắt BD tại I
KL	a)AB = CD, AD = BC
	b)
 c) IA =IA; IB = ID
Chứng minh:
(sgk)
3. Dấu hiệu nhận biết: (10’)
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
* Áp dụng:
Trong các tứ giác ở mỗi hình sau, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?
Hình 70: Bảng phụ
Hình a: Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Hình b: Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau.
Hình d: Tứ giác PSRQ ... hai cạnh đối song song và bằng nhau.
4.Củng cố: (10’)
-Nhắc lại định nghĩa, tính chất của hình binh hành.
-Dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
-Làm bài tập 43 (sgk): GV đưa hình 71 lên bảng phụ.
5. Dặn dò: (2’)
-Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
-BTVN: 44, 45, 46 (sgk); 79, 80, 81, 82 (sbt)
- Xem trước các bài tập phần Luyện tập
	 	 Ngày soạn:15/ 10/ 2011
Tiết 13:	 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức về hình bình hành.
2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình bình hành và các yếu tố của hình bình hành.
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
Thực hành
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước
 * Học sinh: Thước thẳng.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (6’)
?Nêu định nghĩa và tính chất của hình bình hành.
Các dấu hiệu để nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
?CMR: tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm cảu mỗi đường thì tứ giác đó là hình bình hành.
3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1’) Nhằm củng cố và khắc sâu các kiến thức về hình bình hành, tiết này các em làm một số bài tập.
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Gv: Dùng bảng phụ ghi nội dung bài tập 46 sgk treo lên bảng
Yêu cầu hs đọc và thảo luận theo nhóm để thực hiện
Hs: Trao đổi theo nhóm
Gv: gọi hs trả lời và giải thích kết quả. 
Gv: Chốt lại các câu trả lời và đưa ra các ví dụ minh hoạ
Hoạt động 2
GV đưa ra bài tập 45 (sgk)
Hs: Đọc đề, vẽ hình nêu gt - kl của bì toán.
Gv: Để chứng minh BF//DE ta cần chứng minh điều gì.
HS: Trả lời
Gv: Em hãy so sánh với
HS: Thực hiện
GV: ?BEDF là hình gì, vì sao?
HS: Trả lời
Hoạt động 3
Gv: Vẽ hình 72 lên bảng, yêu cầu hs quan sát hình và mô tả
HS: Mô tả hình vẽ
Gv: Hướng dẫn hs chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.
Muốn chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành ta cần chứng minh điều gì?
HS: Chứng minh AH//KC và 
AH = CK.
Gv: Vì sao AH // CK
Hai tam giác AHD và CKB có các yếu tố nào bằng nhau?
Gv: Hai đường chéo của hbh có tính chất gì?
Hs: Nhắc lại
Gv: O là trung điểm của BD ta suy ra được điều gì?
Bài tập 46 (7’) 
Các câu sau đúng hay sai?
a) Hình thang có hai cạnh đáy song song là hình bình hành. (Đúng)
b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành. ( Đúng)
c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. (Sai)
d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành. (Sai)
Bài tập 45 (Sgk): (12’)
	A	E	B
	1 
	2
 	 1 2
	 D	 F	C
GT	ABCD là hình bình hành
KL	a)BF//DE
	b)BEDF là hình gì?
Chứng minh:
a)Ta có:
mà(ABCD là hình bình hành)
Mặt khác, (so le trong, do AB//CD)
suy ra DE//BF (1)
b) Ta có: EB//DF (2)
Từ (1) và (2) suy ra BEDF là hình bình hành (định nghĩa)
Bài tập 47.(10’)
Cho hình vẽ: ABCD là hình bình hành.
a) Chứng minh: AHCK là hình bình hành.
Ta có: AH BC và CK BC nên AH//CK (1)
Xét hai tam giác vuông AHD và CKB có: Cạnh huyền AD = CB (vì ABCD là hbh)
 (so le trong)
Do đó: AHD = CKB
Suy ra: AH = CK (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: AHCK là hình bình hành.
b) Gọi O là trung điểm của BC. Chứng minh rằng A, O, C thẳng hàng.
Vì hai đường chéo của hình bình cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường mà O là trung điểm của đường chéo BD nên O củng là trung điểm của đường chéo AC.
Do đó: A, O, C hẳng hàng.
 4.Củng cố: (5’)
 - Nhắc lại tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - Nhắc lại các bài tập vừa làm
5. Dặn dò: (3’)
- Nắm các tính chất và dấu hiệu hình bình hành
- BTVN: 48 (sgk); 74, 75, 77 (SBT)
- Chuẩn bị: giấy kẻ ô vuông (hình 81_sgk), một tấm bìa hình bình hành.
- Xem trước bài “Đối xứng tâm”
	 	 Ngày soạn:18/ 10/ 2011
Tiết 14:	 ĐỐI XỨNG TÂM
.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh biết thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một tâm
- Biết thế nào là tâm đối xứng của một hình, thế nào là hình có tâm đối xứng 
- Biết tâm đối xứng của hình bình hành 
2. Kỹ năng: - Biết cách vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm
- Biết cách chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một tâm trong những trường hợp đơn giản
3. Thái độ: - Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
Thực hành
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 * Giáo viên: Thước chia khoảng, một tấm bìa hình bình hành, bảng phụ.
 * Học sinh: Thước, một tấm bìa, giấy kẻ ô vuông (hình 81).
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: ( 6)
?Cho ba điểm A, B, C. Khi nào ta nói điểm A nằm giữa B và C? Định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Ta nói hai điểm A và B đối xứng nhau qua tâm M. Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua tâm. Đó là một trong những nội dung chúng ta nghiên cứu về hai hình đối xứng qua tâm, hình có tâm đối xứng.
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(5’)
GV: Yêu cầu hs đọc ?1
Hs: Thực hiện ?1
GV: Giới thiệu hai điểm đối xứng qua một điểm như sgk.
?Vậy hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O khi nào?
HS: Trả lời
GV: Nêu quy ước.
HS: Theo dõi
Gv: ?Nêu cách dựng điểm A’ đối xứng với A qua O.
HS: Thực hiện
Hoạt động 2(10’)
Gv: Yêu cầu HS thực hiên ?2
HS: Thực hiện ?2
GV: Giới thiệu hai đoạn thẳng đối xứng.
Hs: Theo dõi
Gv: ?Hai hình gọi là đối xứng qua O khi nào
Hs: Trả lời Định nghĩa SGK
Gv: ? Để vẽ đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn thẳng AB qua O, ta làm như thế nào.
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu tính chất hai hình đối xứng.
HS: Theo dõi
GV: Hình 78 (sgk) lên bảng phụ và giới thiệu: hai hình H và H’ đối xứng với nhau qua tâm O.
HS: Theo dõi
Hoạt động 3(10’)
GV: Vẽ hình bình hành ABCD lên bảng.
HS: Trả lời ?3
GV: giới thiệu: điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc cạnh của hình bình hành qua O cũng thuộc cạnh của hình bình hành. Thì O như thế được gọi là tâm đối xứng
Hs: Theo dõi
GV: ? Vậy thế nào là tâm đối xứng của một hình
HS: Trả lời định nghĩ SGK
GV: Chốt lại
Gv: ?Qua ?3, tìm tâm đối xứng của hình bình hành.
Hs: Trả lời
GV: Giới thiệu định lí.
GV: Đưa hình 80 sgk lên bảng phụ giới thiệu các hình có tâm đối xứng, không có tâm đối xứng.
HS: Theo dõi
1.Hai điểm đối xứng qua một điểm: 
	A	O	A’
Ta nói: hai điểm A và A’ đối xứng với nhau qua điểm O.
*Định nghĩa: (sgk)
*Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
2.Hai hình đối xứng qua một điểm: 
 C B
 A 
 O
 B’ C’ A’ 
Ta nói: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua điểm O.
Điểm O: tâm đối xứng.
*Định nghĩa: (sgk)
* Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng(góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thi chúng bằng nhau.
3.Hình có đối xứng: 
Điểm O làm tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.
 A B
 O
 D C
*Định nghĩa: (sgk)
*Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành.
4.Củng cố: (10’)
-Nhắc lại định nghĩa:
	+Hai điểm đối xứng qua một điểm.
	+Hai hình đối xứng qua một điểm.
	+Tâm đối xứng của một hình.
-Làm bài tập 50 (sgk), GV đưa hình 81 lên bảng phụ, một HS lên bảng thực hiện, HS còn lại làm vào tấm bìa đã chuẩn bị sẵn.
5. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc các định nghĩa và định lí (sgk).
- BTVN: 51, 53, 54 (sgk); 97 (SBT)
- Xem trước các bài tập phần “Luyện tập”
	 	 Ngày soạn:22/ 10/ 2011
Tiết 15:	 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh củng cố lại các kiến thức về tâm đối xứng của một hình. Dựng hình đối xứng qua tâm O của hình cho trước.
2. Kỹ năng: - Khắc sâu định nghĩa hai hình đối xứng qua tâm, hình có tâm đối xứng, các tính chất của hình bình hành.
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
Kiểm tra
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước, phấn màu, bảng phụ
 * Học sinh: Thước 
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (6’)
HS 1:	Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm.
	Vẽ hình đối xứng của đoạn thẳng AB qua điểm O (OAB). Hai hình này có tính chất gì?
HS 2: Định nghĩa tâm đối xứng của một hình. Cho ví dụ về hình có tâm đối xứng.
	Tìm tâm đối xứng của hình bình hành ABCD? giải thích.
3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1’) Nhằm củng cố và khăc sâu các kiến thức về tính chất đối xứng tâm, hình có tâm đối xứng, tiết này các em làm một số bài tập. 
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(15’)
GV: Vẽ hình 82 lên bảng phụ;
 Hãy nêu GT,KL?
 HS: Nêu giả thiết, kết luận của bài toán.
GV: ? Để chứng minh A đối xứng với M qua I tức là chứng minh điều gì.
HS: AI = MI
GV : ?Tứ giác ADME là hình gì.
Hs : Hình bình hành
Gv : ?Nhắc lại tính chất hai đường chéo hình bình hành.
Hs : Nhắc lại
Gv : Từ đó ta suy ra điều gì ?
HS : Trả lời
Hoạt động 2( 14’)
GV : Đưa bài tập 54
HS : Theo dõi
Gv : ?Nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
Hs : Nhắc lại
GV : Gợi ý HS chứng minh theo hai ý:
	.Cm OB=OC
	.Cm B, O, C thẳng hàng
Hs : Suy nghĩ
Gv : ? Để chứng minh B, O, C thẳng hàng ta chứng minh điều gì.
Hs : Trả lời
GV : Yêu cầu hs lên bảng trình bày
HS : Thực hiện
GV : Gọi Hs nhận xét
HS : Nhận xét
GV : Chốt
Bài tập 53: (SGK) 
 A
 I
 E D
 M 
 B C
GT	
	MD//AB, ME//AC, IE=IM
KL	IA=IM
Chứng minh:
Ta có: MD//AB, ME//AC
Nên ADME là hình bình hành có I là trung điểm của ED nên cũng là trung điểm của AM.
Suy ra A đối xứng với M qua I
Bài tập 54: (sgk) y
 C A
 4 3 2
 O 1 x
 B
Chứng minh:
Ta có: A đối xứng với B qua Ox
Nên Ox là đường trung trực của AB
Suy ra OA=OB (1)
Ta lại có: A đối xứng với C qua Oy
Suy ra OA= OC (2)
Từ (1) và (2), suy ra: OB=OC (*)
Mặt khác, (1)cân tại O
Nên(3)
Hơn nữa, từ (2) cân tại O
Nên (4)
Từ (3) và (4)
Nên B, O, C thẳng hàng (**)
Từ (*) và (**) suy ra B đối xứng với C qua O
4. Củng cố: (5’) 
- Gv nhắc lại các tính chất của hai hình đối xứng tâm, đối xứng trục.
- Nhắc lại các bài ập vừa làm
5. Dặn dò: (3’)
- BTVN: 55 (sgk); 92, 94, 95, 96 (SBT)
*Hướng dẫn bài tập 55: (SGK)
	. Để chứng minh điểm M đối xứng với điểm N qua O ta chứng minh OM=ON
	.Từ đó ta đi chứng minh (g-c-g)
- Xem trước bài “ Hình chử nhật”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HINH 8 T1016.doc