I. Mục tiêu
1,Kiến thức
- Định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng. Biết được hình thang cân có một trục đối xứng
2,Kĩ năng
- Biết vẽ 1 điểm, 1 đoạn thẳng đối xứng với 1 điểm, 1 đoạn thẳng qua 1đường thẳng
- Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau 1 đường thẳng
- Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế và bước đầu áp dụng trong thực tiễn
3,Thái độ:
- Ngiêm túc,hăng hái trong việc tiếp thu kiến thức mới
Tiết 10. §6. ĐỐI XỨNG TRỤC Ngày soạn: 15/09/2010 Giảng dạy ở các lớp: Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú I. Mục tiêu 1,Kiến thức - Định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng. Biết được hình thang cân có một trục đối xứng 2,Kĩ năng - Biết vẽ 1 điểm, 1 đoạn thẳng đối xứng với 1 điểm, 1 đoạn thẳng qua 1đường thẳng - Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau 1 đường thẳng - Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế và bước đầu áp dụng trong thực tiễn 3,Thái độ: - Ngiêm túc,hăng hái trong việc tiếp thu kiến thức mới II. Đồ dùng dạy học - Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS. - Phương tiện: - GV : Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước - HS : Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà III. Tiến trình bài dạy 1- Ổn định tổ chức lớp. (2') 2.Kiểm tra bài cũ ( 3’) ? Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? Trả lời: Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó. 3.Bài mới: * GV ĐVĐ: (2’) : GV chỉ vào hình 49 tr 84: Tại sao có thể tự gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H? * Phần nội dung kiến thức TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG 6’ 14’ 12’ ? Yêu cầu HS làm ?1 tr 84 HS: làm ?1 ( Chưa có điểm B) ? A’ là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d, A là điểm đx với A’ qua d => Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. Vậy thế nào là hai điểm đx nhau qua d? GV: nêu qui ước như sgk ( và vẽ thêm điểm B trên hình ?1) ? Yêu cầu HS làm ?2 tr 84 HS: Làm ?2 tr84 GV: Ta nói hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d Ứng với mỗi điểm C thuộc đoạn AB đều có một điểm C’ đối xứng với nó qua d thuộc đoạn A’B’ và ngược lại . Một cách tổng quát thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d? GV yêu cầu hs đọc lại định nghĩa tr 85 sgk GV: Treo bảng phụ H.53 và giới thiệu những hình đối xứng với nhau GV : Người ta chứng minh được rằng nếu hai đoạn thẳng ,góc ,tam giác đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. ? Về nhà tìm trong thực tế hình ảnh hai hình đối xứng với nhau qua một trục. GV: Treo bảng phụ ghi sẵn bài toán và hình vẽ của ?3 cho HS thực hiện. ? Hình đx với cạnh AB là hình nào? đối xứng với cạnh AC là hình nào? Đối xứng với cạnh BC là hình nào? HS: đối xứng với AB là AC; đối xứng với AC là AB, đối xứng với BC là chính nó GV : cách tìm hình đối xứng của các cạnh và chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa hình có trục đối xứng GV: Nêu ?4 bằng bảng phụ GV chốt lại: một hình H có thể có trục đối xứng, có thể không có trục đối xứng ? Hình thang cân có trục đối xứng không ? Đó là đường thẳng nào? - GV chốt lại và phát biểu định lí 1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng : ?1 Giải : A’ là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d a) Định nghĩa : (Sgk - 84) b) Qui ước : (Sgk - 84) 2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng ?2 Giải: C B A d A’ C’ B’ AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d. d gọi là trục đối xứng * ĐN * Lưu ý: 3. Hình có trục đối xứng ?3 Giải: * Định nghĩa: SGK/86 ?4 Giải: -Chữ cái in hoa A có 1 trục đối xứng -Tam giác đều ABC có 3 trục đối xứng. -Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng * Định lí: SGK/87 A H B D K C Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD 4. Củng cố ( 4') ? Hai điểm, hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng khi nào? ? Những hình như thế nào thì có trục đối xứng? ? Hình tròn, hình tam giác cân, hình tam giác đều có trục đối xứng là đường nào? Có bao nhiêu trục đối xứng? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Học kĩ để thuộc, hiểu các định nghĩa, định lí và tính chất trong bài. BTVN: 35, 36, 39 (SGK/87, 88). Tiết sau luyện tập. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng ......................................................................................................................... ....................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: