Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2008-2009 - Trương Thanh Bình

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2008-2009 - Trương Thanh Bình

HĐ : 1 Định nghĩa :

GV cho HS nhắc lại định nghĩa tam giác

GV treo bảng phụ hình 1

Hỏi : Tìm sự giống nhau của các hình trên.

GV giới thiệu : Mỗi hình a ; b ; c của hình 1 là một tứ giác.

GV treo bảng phụ hình 2 và giới thiệu không phải là tứ giác, vì sao ?

Hỏi : Vậy thế nào là một tứ giác ?

Hỏi : Vì sao hình 2 không phải là một tứ giác ?

GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác và các yếu tố đỉnh ; cạnh ; góc

GV cho HS làm bài ?1

GV giới thiệu hình 1a là hình tứ giác lồi

Hỏi : Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?

GV : (chốt lại vấn đề bằng định nghĩa và nhấn mạnh) : Khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi

GV cho HS làm bài ?2 SGK

GV treo bảng phụ hình 3 cho HS suy đoán và trả lời

GV ghi kết quả lên bảng

GV Chốt lại : Qua ?2 các em biết được các khái niệm 2 đỉnh kề, 2 cạnh kề, 2 đỉnh đối, 2 cạnh đối, góc kề, góc đối, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.

 

doc 149 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2008-2009 - Trương Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/08/08
Ngày dạy: 27/08/08
Tiết : 1
Tuần : 1
Chương I : 	 TỨ GIÁC
§1. TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU :
	- Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Biết vẽ , gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản
- Cẩn thận trong hình vẽ, kiên trì trong suy luận
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : - Các dụng cụ vẽ - đo đoạn thẳng và góc.
 - Bảng phụ vẽ các hình 1, 2, 3, 4, 5 và hình 6
2. Học sinh : - Xem bài mới - thước thẳng
 - Các dụng cụ vẽ ; đo đoạn thẳng và góc
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	(5’) Thay cho việc kiểm tra bài cũ, GV có thể :
- Nhắc lại sơ lược chương trình hình học 7
- Giới thiệu khái quát về chương trình hình học 8
- Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình I vào bài mới 
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Kiến thức
12’
HĐ : 1 Định nghĩa :
GV cho HS nhắc lại định nghĩa tam giác
GV treo bảng phụ hình 1
Hỏi : Tìm sự giống nhau của các hình trên.
GV giới thiệu : Mỗi hình a ; b ; c của hình 1 là một tứ giác.
GV treo bảng phụ hình 2 và giới thiệu không phải là tứ giác, vì sao ?
Hỏi : Vậy thế nào là một tứ giác ?
Hỏi : Vì sao hình 2 không phải là một tứ giác ?
GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác và các yếu tố đỉnh ; cạnh ; góc
GV cho HS làm bài ?1 
GV giới thiệu hình 1a là hình tứ giác lồi
Hỏi : Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
GV : (chốt lại vấn đề bằng định nghĩa và nhấn mạnh) : Khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi
GV cho HS làm bài ?2 SGK
GV treo bảng phụ hình 3 cho HS suy đoán và trả lời 
GV ghi kết quả lên bảng
GV Chốt lại : Qua ?2 các em biết được các khái niệm 2 đỉnh kề, 2 cạnh kề, 2 đỉnh đối, 2 cạnh đối, góc kề, góc đối, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác. 
1. Định nghĩa :
a/ Tứ giác : 
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
A 
B 
C 
D 
t Tứ giác ABCD (BDCA, CDAB ...) có :
- Các điểm : A ; B ; C ; D là các đỉnh.
- Các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; DA là các cạnh
b) Tứ giác lồi : Là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
t Chú ý : (xem SGK)
10’
HĐ : 2 Tổng các góc của tứ giác : 
GV : Ta đã biết tổng số đo 3 góc của một D ; bây giờ để tìm hiểu về số đo 4 góc của một tứ giác ta hãy làm bài ?3 
a) Nhắc lại định lý về tổng ba góc của một tam giác ?
b) Hãy tính tổng :
 + = ?
Hỏi : Vì sao 
 + = 3600
GV : Tóm lại để có được kết luận trên ta phải vẽ thêm một đường chéo của tứ giác rồi sử dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để chứng minh như các bạn đã giải
2. Tổng các góc của tứ giác : 
Tứ giác ABCD có : 
 + = 3600
t Định lý : 
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
15’
HĐ : 3 Củng cố
GV hệ thống lại nội dung bài giảng thông qua hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4
GV cho HS làm bài tập 1 66 SGK
GV : Treo bảng phụ hình vẽ 5, 6 và cho HS hoạt động nhóm (chia thành 6 nhóm)
- Nhóm 1 ; 2 : Hình 5a, 6a
- Nhóm 3, 4 : Hình 5b, 6b
- Nhóm 5, 6 : Hình 5c ; d
GV nhận xét ; ghi kết quả lên bảng phụ
t Bài 1 (66) : 
t Kết quả hình 5 :
a/ x = 500
b/ x = 900
c/ x = 1150
d/ x = 750
t Kết quả hình 6 
a/ x = 1000
b/ x = 360
GV cho HS làm bài tập 2 (66) SGK
GV giới thiệu các góc ngoài của tứ giác
GV treo bảng phụ hình 7a, b nhưng chưa vẽ góc ngoài
- Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ góc ngoài của tứ giác trên
GV : Cho HS trả lời kết quả hình 7a và giải thích vì sao ?
GV gọi 1 HS lên bảng giải câu b.
GV có thể gợi ý
GV Nhận xét sửa sai nếu có và chốt lại 
Â1 + = 3600
Hỏi : Qua câu b em có nhận xét gì về tổng của tứ giác
GV cho HS kiểm tra lại khẳng định trên thông qua hình 7a
t Bài 2 (66) : 
a) = 3600 - (Â + )
 = 750
 Â1 = 1800 - 750 = 1050
 = 1800 - 900 = 900
 = 1800 - 1200 = 600
b) Â1 = 1800 - Â
 = 1800 - 
 = 1800 - 
 = 1800 - 
Þ Â1 + + + 
= 7200 - (Â + ) 
= 7200 - 3600 = 3600
Vậy : Tổng các góc ngoài của tứ giác bằng 3600
4. Hướng dẫn học ở nhà :
 - Ôn lại các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lý tổng các góc của tứ giác
- Về nhà làm bài tập 3, 4, 5 (67) SGK
- Chuẩn bị thước, ê ke
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn : 27/08/08
Ngày dạy: 30/08/08
Tiết : 2
Tuần : 1
§2. HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông.
- Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, của hình thang vuông.
- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang
- Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hay đáy bằng nhau)
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - Bảng phụ các hình vẽ 15 và 21
2. Học sinh : - Xem bài mới - thước thẳng
 - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	8’
HS1 : Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi - Giải bài 4 tr 67
HS2 : 	- Nêu định lý tổng các góc của tam giác. Giải bài 3 tr 67
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Kiến thức
7’
HĐ : 1 Định nghĩa :
GV giới thiệu hình thang như cách đặt vấn đề
Hỏi : Tứ giác như thế nào được gọi là hình thang ?
Hỏi : Minh họa hình thang bằng ký hiệu
GV giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình thang.
GV cho HS làm bài ?1 
GV đưa bảng phụ vẽ hình 15
- Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm một hình a ;b; c
GV gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 
Hỏi : có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang
1 Định nghĩa :
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
ABCD hình thang 
Û AB // CD
- AB và CD : Các cạnh đáy (hoặc đáy)
- AD và BC : Các cạnh bên
- AH : là một đường cao của hình thang.
8’
HĐ 2 : Làm bài ?2 
GV treo bảng phụ vẽ hình 16 và 17 tr 70 SGK
Hỏi : Em nào chứng minh được câu a.
GV gợi ý : Nối AC
Chứng minh : 
D ABC = DCDA Þ đpcm.
Hỏi : Em nào rút ra nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song 
Hỏi : Em nào có thể chứng minh câu b
GV cũng gợi ý
Hỏi : Em nào có thể rút ra nhận xét về hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
t Nhận xét :
AD = BC
AB = CD
-Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên ấy bằng nhau ; hai cạnh đáy bằng nhau:
AD // BC Þ
- Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
AD // BC
AD = BC
AB = CD Þ 
5’
HĐ 3 : Hình thang vuông
GV vẽ hình 18 tr 70 SGK lên bảng
Hỏi : Hình thang ABCD có gì đặc biệt ?
GV : hình thang ABCD là hình thang vuông. Vậy thế nào là hình thang vuông?
Hỏi : Em hãy minh họa hình thang vuông bằng ký hiệu?
2. Hình thang vuông :
Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông
ABCD là hình thang vuông
	 AB // CD
 	 AD ^ AB	
11’
HĐ : 4 Củn g cố :
GV treo bảng phụ hình vẽ 21 tr 71 của bài tập 7 
GV gọi 3 HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời kết quả và giải thích
GV cho HS làm bài tập 8 tr 71 SGK
GV cho HS cả lớp làm ra nháp 
Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải
GV cho HS khác nhận xét
* Bài tập 7 tr 71 SGK :
Kết quả :
a) x = 1000 ; y = 1400
b) x = 700 ; y = 500
c) x = 900 ; y = 1150
* Bài tập 8 tr 71 SGK :
Ta có : Â - = 200
	 Â + = 1800
Þ Â = 1000 ; = 800
Ta có 	
	= 1800
Þ = 1200 ; = 600
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc lý thuyết vở ghi - tham khảo SGK
- Làm các bài tập : 6, 9, 10 tr 71 SGK
- Xem bài mới “Hình thang cân”
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn : 27/09/08
Ngày dạy: 03/09/08
Tuần : 2
Tiết : 3
§3. HÌNH THANG CÂN
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được định nghĩa, các tính chất của dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học. 
II. CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : - Bài soạn - Bảng phụ đề bài và hình vẽ ? 2 
2.Học sinh : - Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ
- Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	6’
HS1 :- Nêu định nghĩa hình thang, vẽ hình thang ABCD và nêu các yếu tố ?
HS2 : 	- Giải bài tập 6 tr 70 - 71
3. Bài mới 
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Kiến thức
7’
HĐ 1 : Định nghĩa :
GV Cho làm bài ?1 ở phần đặt vấn đề 
Hỏi : Thế nào là hình thang cân
Hỏi : Minh họa bằng ký hiệu toán học.
GV nhấn mạnh hai ý
- Hình thang
- Hai góc kề một đáy bằng nhau
GV nêu chú ý SGK
- Cho HS làm bài ? 2 chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một hình
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
- GV cho cả lớp nhận xét và sửa sai. 
1. Định nghĩa :
Hình thang cân là hình thang có hai góc kế một đáy bằng nhau.
ABCD là hình thang
Û
	AB // CD
	 hoặc  = 
17’
HĐ 2 : Tính chất : 
GV cho HS đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân để phát hiện định lý
Hỏi : em nào phát biểu định lý ?
GV gợi ý cho HS chứng minh định lý
Xét hai trường hợp 
+ AD cắt BC ở 0
+ AD = BC
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nêu cách chứng minh
GV ghi bảng và sửa sai trường hợp 1
A 
B 
C 
D 
GV yêu cầu HS vẽ lại hình (AD // BC)
GV cho HS đọc chú ý trong SGK
Hỏi : Trong hình thang ABCD dự đoán xem còn 2 đoạn thẳng nào bằng nhau nữa ?
GV cho HS đo để củng cố dự đoán : AC = DB
GV gọi HS nêu định lý 2
 Gọi HS nêu GT, KL
Hỏi : Em nào có thể chứng minh được
(nếu không có GV có thể gợi ý c/m)
DADC = D BCD (c.g.c)
2. Tính chất :
Định lý :  ... hà :
- Ôn tập các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
- Bài tập về nhà số 46 ; 47 ; 48 ; 49 SBT
- Xem trước bài §9. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
- Xem lại cách sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất (toán 6 tập 2)
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn : 15/03/09
Ngày dạy: 18/03/09
Tuần : 27
Tiết : 50
[[[
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được )
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Giáo viên :- Hai loại giác kế : Giác kế ngang và giác kế đứng
 - Tranh vẽ hình 54, 55, 56, 57 SGK
 - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu 
2. Học sinh : - Ôn tập định lý về tam giác đồng dạng và các trường hợp
 đồng dạng của hai tam giác
 - Thước kẻ , compa, thước đo góc - Bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp :	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ	:	3’
HS1 :	- Phát biểu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác 
(HS phát biểu 3 trường hợp đồng dạng : c.c.c ; c.g.c ; g.g)
3. Bài mới
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Kiến thức
13’
HĐ 1 : Đo gián tiếp chiều cao của vật 
GV đưa hình 54 tr 85 SGK lên bảng và giới thiệu : Giả sử cần xác định chiều cao của một cái cây, của một tòa nhà hay một ngọn tháp nào đó
Hỏi : Trong hình này ta cần tính chiều cao A’C’ của một cái cây, vậy ta cần xác định độ dài những khoảng nào ? Tại sao?
GV : Để xác định được AB, AC, A’B ta làm như sau : a) Tiến hành đo đạc
(GV yêu cầu HS đọc mục này tr 85 SGK)
- GV hướng dẫn HS cách ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây
- Sau đó đổi vị trí ngắm để xác định giao điểm B của đoạn thẳng CC’ và AA’ 
- Đo khoảng cách BA, BA’
b) Tính chiều cao của cây
(GV hướng dẫn tính như SGK). Sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật 
Giả sử cần xác định chiều cao của một cây nào đó, ta có thể làm như sau :
a) Tiến hành đo đạc
- Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc 
- Điều khiển thước ngắm sao cho hướng đi quan đỉnh C’ của cây, sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’
- Đo khoảng cách DA và BA’
b) Tính chiều cao của cây:
Ta có : DA’BC’ DABC
Với tỉ số đồng dạng k
Þ = k = 
Þ A’C’ = k.AC
Áp dụng bằng số :
AC = 1,50(m), AB = 1,25(m)
A’B = 4,2(m)
Ta có : A’C’ = k . AC
=.AC=.1,5=54,04(m)
16’
HĐ 2 : Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được 
GV đưa hình 55 tr 86 SGK lên bảng và nêu bài toán : giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK để tìm ra cách giải quyết
Sau khoảng 5 phút, GV yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày cách làm
GV cho HS nhận xét
Hỏi : Trên thực tế, ta đo độ dài BC bằng dụng cụ gì ? Đo độ lớn các góc B và góc C bằng dụng cụ gì?
GV :giả sử BC = a = 100m ; B’C’ = a’ = 4cm.
Hãy tính AB
- Giáo viên đưa hình 56 tr 86 SGK lên bảng, giới thiệu với HS hai loại giác kế (giác kế ngang và giác kế đứng)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách dùng giác kế ngang để đo góc ABC trên mặt đất.
a
b
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được 
a) Tiến hành đo đạc 
- Xác định trên thực tế DABC. Đo độ dài BC = a
- Dùng giác kế đo các góc : = a ; = b
b) Tính khoảng cách AB ?
- Vẽ trên giấy DA’B’C’ có : B’C’ = a’; = a ;
 = b 
Þ DA’B’C’ DABC (gg)
ÞÞ AB =
hay AB = A’B’. 
Áp dụng bằng số : 
a = 100m ; a’ = 4cm
Ta có : = 
Đo A’B’ = 4,3cm
Þ AB = 4,3. 2500 
	= 10750cm=107,5m
7’
HĐ 3 : Luyện tập 
Bài 53 tr 87 SGK
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK
GVđưa hình vẽ sẵn lên bảng phụ
GV giải thích hình vẽ 
Hỏi : Để tính được AC ta cần biết thêm đoạn nào ?
Hỏi : Nêu cách tính BN 
GV yêu cầu HS tính AC khi biết BD = 4m
GV gọi HS nhận xét
Bài 53 tr 87 SGK
- Vì MN // ED 
Þ DBMN DBED
Þ Þ 
mà : BD = BN + 0,8
nên BN = 
Þ 2BN = 1.6BN +1,28
Þ 0,4BN = 1,28
Þ BN = 3,2 Þ BD = 4(m)
- Có DBED DBCA
Þ Þ AC =
Þ AC = = 9,5
Vậy cây cao 9,5 (m)
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Làm bài tập 54 ; 55 ; tr 87 SGK
- Hai tiết sau thực hành ngoài trời
- Nội dung thực hành : Hai bài toán học tiết này là đo gián tiếp chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai địa điểm
- Mỗi tổ HS chuẩn bị : 1 thước ngắm
1 giác kế ngang - 1 sợi dây dài khoảng 10m - 1 thước đo độ dài, (3m hoặc 5m)
 - 2 cọc ngắm mỗi cọc dài 0,3m. 
- Giấy làm bài, bút thước kẻ đo độ 
- Ôn lại hai bài toán học hôm nay, xem lại cách sử dụng giác kế ngang (toán 6 tập 2)
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn : 22/03/09
Ngày dạy: 24&25/03/09
Tuần : 28
Tiết : 51-52
THỰC HÀNH
(Đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm
 trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- HS biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
- Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán
- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Giáo viên 
- Địa điểm thực hành cho các tổ HS
- Các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học)
- Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ có từ 1 đến 2 HS)
- Mẫu báo cáo thực hành của các tổ
2. Học sinh : 
- Mỗi tổ HS có một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm :
+ 1 thước ngắm, 1 giác kế ngang + 1 sợi dây dài khoảng 10m
+ 1 thước đo độ dài (loại 3m hoặc 5m) + 2 cọc ngắn, mỗi cọc dài 0,3m
+ Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ
- Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định : 	1’ kiểm diện 
2. Kiểm tra bài cũ : 9’ Tiến hành trong lớp
HS1 :	(xem hình 54 tr 85 SGK trên bảng phụ) 
- Để xác định chiều cao A’C’ của cây, ta phải tiến hành đo đạc như thế nào ? Cho AC = 1,5m ; AB = 1,2m ; A’B = 5,4m. Tính A’C’ 
Đáp án : Cách tiến hành đo đạc như tr 85 SGK. Đo BA, BA’, AC. Tính A’C’.
 Có DBAC DBA’C’ (vì AC // A’C’) Þ Þ A’C’ = Þ A’C’ = 6,75(m)
HS2 : (Xem hình 55 tr 86 SGK trên bảng phụ)
- Để xác định khoảng cách AB ta cần tiến hành đo đạc như thế nào ? Sau đó tiến hành làm tiếp như thế nào ?
- Cho BC = 25m, B’C’ = 5m , A’B’ = 4,2cm. Tính AB ?
Đáp án : - Cách tiến hành đo đạc như trang 86 SGK đo được BC = a ; a ; = b 
- Vẽ trên giấy DA’B’C’ có : B’C’ = a’ ; a ; = b Þ DA’B’C’ DABC
Þ Þ AB = = = 2100(cm) = 21m
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Hoạt động của Học sinh
10’
HĐ 1 : Chuẩn bị thực hành
GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ 
GV kiểm tra cụ thể
GV giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành.
1. Chuẩn bị thực hành
Các tổ trưởng báo cáo
- Đại diện tổ nhận báo cáo
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 52 - 53 HÌNH HỌC 
CỦA TỔ . . . . . . . LỚP 8. . . . . 
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật (A’C’)
Hình vẽ : 	a) Kết quả đo : AB = 	BA’ =
	AC = . . . . . . . . 
	b) Tính A’C’ : 
2) Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được.
a) Kết quả đo :	b) Vẽ D A’B’C’có :
BC =	B’C’ = 	; A’B’ = 
 = 	 = 	; =
 =	Hình vẽ
	Tính AB :
ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ . . . . .
Stt
Tên học sinh
Điểm chuẩn bị dụng cụ (2điểm)
Ý thức kỷ luật
(3điểm)
Kỹ năng thực hành (5điểm
Tổng số điểm 
(10 điểm)
1
2
3
4
5
6
Nhận xét chung ( tổ tự đánh giá)	Tổ trưởng ký tên
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Hoạt động của Học sinh
45’
HĐ 2 : HS thực hành 
Tiến hành ngoài trời nơi có bãi đất rộng
GV đưa HS tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ.
Việc đo gián tiếp chiều cao của một cái cây hoặc cột điện và đo khoảng cách giữa hai địa điểm nên bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả.
GV kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn thêm HS
2. Thực hành
Các tổ thực hành hai bài toán
Mỗi tổ cử một thư ký ghi lại kết quả đo đạc và tình hình thực hành của tổ.
Sau khi thực hành xong, các tổ trả thước ngắm và giác kế cho phòng đồ dùng dạy học.
HS : thu xếp dụng cụ, rửa tay chân, vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo
20’
HĐ 4 : Hoàn thành báo cáo - Nhận xét - Đánh giá
GV yêu cầu các tổ HS tiếp tục làm việc để hoàn thành báo cáo
GV thu báo cáo thực hành của các tổ.
- Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ.
- Căn cứ vào điểm thực hành của tổ và đề nghị của tổ HS, GV cho điểm thực hành của từng HS (có thể thông báo sau)
3. Hoàn thành báo cáo ...
- Các tổ làm báo cáo thực hành theo nội dung GV yêu cầu
- Về phần tính toán, kết quả thực hành cần được các thành viên trong tổ kiểm tra vì đó là kết quả chung của tập thể, căn cứ vào đó GV sẽ cho điểm thực hành của tổ.
- Các tổ bình điểm cho từng cá nhân và tự đánh giá theo mẫu báo cáo
- Sau khi hoàn thành các tổ nộp báo cáo cho GV
5’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Đọc “Có thể em chưa biết” để hiểu về thước vẽ truyền, một dụng cụ vẽ áp dụng nguyên tắc hình đồng dạng.
- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập chương III”
- Làm các câu hỏi ôn tập chương III
- Đọc tóm tắt chương III. Tr 89 ; 90 ; 91 SGK
- Làm bài tập số 56 ; 57 ; 58 tr 92 SGK
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hinh hoc 8 tron bo(1).doc