Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 50 - Năm học 2009-2010

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 50 - Năm học 2009-2010

Bài 1:

Cho tứ giác ABCD có A = 1300, B = 900, góc ngoài tại đỉnh C bằng 1200. Tính góc D.

GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.

* HS lên bảng làm bài

GV gợi ý HS làm bài:

? Để tính góc D ta làm thế nào?

*HS: Tính góc C ?

? Muốn tính góc C ta dựa vào đâu?

*HS: dựa vào góc ngoài tại C.

GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.

Bài 2:

Tứ giác ABCD có C = 800, D = 700. Các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau tại I. Tính góc AIB.

GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.

* HS lên bảng làm bài

GV gợi ý HS làm bài:

? Để tính góc AIB ta làm thế nào?

*HS: Tính góc IAB + IBA.

? Tính IAB + IBA bằng cách nào?

*HS: dựa vào tổng hai góc B và A.

? Tính B + A?

*HS:dựa vào tứ giác ABCD.

GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.

 

doc 104 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 50 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1
Bài tập 
Tứ giác(t1)
I.Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa tứ giác, định lí tổng các góc trong tứ giác.
- Rèn kĩ năng tính góc của tam giác, tính độ dài và hệ thức giữa các độ dài.
II. Chuẩn bị:
GV : hệ thống bài tập.
HS: Kiến thức về tứ giác.
III. Phương pháp:
Luyện tập.
IV. Tiến trình:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ.
? Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa tứ giác, định lí tổng các góc trong tứ giác.
*HS:
- Tứ giác là hình gồm bốn đoạn thẳng khép kín trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tổng các góc trong tứ giác bằng 3600.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV cho HS làm bài tập.
Bài 1:
Cho tứ giác ABCD có A = 1300, B = 900, góc ngoài tại đỉnh C bằng 1200. Tính góc D.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
* HS lên bảng làm bài
GV gợi ý HS làm bài:
? Để tính góc D ta làm thế nào?
*HS: Tính góc C ?
? Muốn tính góc C ta dựa vào đâu?
*HS: dựa vào góc ngoài tại C.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 2:
Tứ giác ABCD có C = 800, D = 700. Các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau tại I. Tính góc AIB.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
* HS lên bảng làm bài
GV gợi ý HS làm bài:
? Để tính góc AIB ta làm thế nào?
*HS: Tính góc IAB + IBA.
? Tính IAB + IBA bằng cách nào?
*HS: dựa vào tổng hai góc B và A.
? Tính B + A?
*HS:dựa vào tứ giác ABCD.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 1:
 Vì góc C1 và C2 là hai góc kề bù nên ta có:
C1 + C2 = 1800
Nên C1 = 1800 – 1200 = 600
Ta có tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600 nên ta có:
 A + B + C1 + D = 3600
Thay số ta có:
1300 + 900 + C1 + 600 = 3600
C1 = 800
Bài 2:
Trong tứ giác ABCD ta có:
A + B + C + D = 3600
Suy ra A + B = 2100
Xét tam giác ABI ta có:
IAB + IBA = (A + B): 2 = 1050
Khi đó ta có:
AIB = 1800 – (IAB + IBA)
 = 1800 – 1050 
 = 750.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại các định nghĩa tứ giác và định lí tổng các góc trong tứ giác.
BTVN:
Bài 1:
Tính các góc của tứ giác MNPQ biết rằng:
M : N : P : Q = 1 : 3 : 4 : 7.
Bài 2:
Vẽ tứ giác ABCD biết A = 1300 , D =900 ; Ab = 2cm, BC = 3cm, AC = 3cm.
V. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 2
Bài tập 
Tứ giác(t2)
I.Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa tứ giác, định lí tổng các góc trong tứ giác.
- Rèn kĩ năng tính góc của tam giác, tính độ dài và hệ thức giữa các độ dài.
II. Chuẩn bị:
GV : hệ thống bài tập.
HS: Kiến thức về tứ giác.
III. Phương pháp:
Luyện tập.
IV. Tiến trình:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ.
? Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa tứ giác, định lí tổng các góc trong tứ giác.
*HS:
- Tứ giác là hình gồm bốn đoạn thẳng khép kín trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tổng các góc trong tứ giác bằng 3600.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV cho HS làm bài tập.
Bài 3:
Chứng minh rằng trong tứ giác, mỗi đường chéo nhỏ hơn nửa chu vi tam giác.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
* HS lên bảng làm bài
GV gợi ý HS làm bài:
? Để chứng minh đường chéo nhỏ hơn nửa chu vi tam giác ta dựa vào đâu?
*HS: Bất đẳng thức tam giác.
? Khi đó ta xét những tam giác nào?
*HS: tam giác ABC và ADC.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Bài 4:
Tứ giác ABCD có B = 1100 , D = 700, AC là phân giác của góc A.
 Chứng minh rằng CB = CD.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
* HS lên bảng làm bài
GV gợi ý HS làm bài:
? Đề chứng minh CB = CD ta cần chứng minh điều gì?
*HS: ta chứng minh CD và CB cùng bằng một đoạn thẳng.
? Vậy ta phải làm như thế nào?
*HS: trên AD lấy E sao cho AE = AB, khi đó ta chứng minh BC = CE, CE = CD.
? Chứng minh BC = CE thi ta làm như thế nào?
*HS: DAEC = DABC.
? Chứng minh CE = CD?
*H S: chứng minh tam giác CED cân.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 3:
Xét tứ giác ABCD có hai đường chéo là AC và BD.
Ta có:
AC < AB + BC 
( bất đẳng thức trong tam giác ABC)
AC < AD + DC
( bất đẳng thức trong tam giác ACD)
Suy ra :
2.AC = AB + BC +AD + CD
Hay AC = (AB + BC +AD + CD) : 2
Vậy AC nhỏ hơn nửa chu vi tứ giác ABCD.
Tương tự ta chứng minh được 
BD < (AB + BC +AD + CD) : 2
Vậy trong tứ giác, mỗi đường chéo nhỏ hơn nửa chu vi tam giác.
Bài 4:
Trên tia AD lấy điểm E sao cho AE = AB.
Xét tam giác ABC và AEC ta có:
BAC = EAC 
AC chung
AB = AE
Suy ra DAEC = DABC.(c – g –c)
Suy ra AEC = B = 1100 và CB = CE.
Mặt khác ta có:
CED = 700 = D nên tam giác CED cân
Hay CE = CD
Vậy CB = CD.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại các định nghĩa tứ giác và định lí tổng các góc trong tứ giác.
BTVN:
Bài 1:
Chứng minh rằng trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn nửa chu vi và nhỏ hơn chu vi tứ giác.
Bài 2:
 Chứng minh rằng nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tổng bình phương hai cạnh đối nhau bằng tổng bình phương hai cạnh đối kia.
V. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 3 + 4 : Ôn thi khảo sát
I. Mục tiêu:
- Hệ thống toàn bộ kiến thức hình học chương trình lớp 7 kì II và phần đầu lớp 8
- Rèn kĩ năng chứng minh hình học chuẩn bị thi khảo sát.
II. Chuẩn bị:
GV: hệ thống bài tập.
HS: ôn lại kiến thức cũ, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- Ôn tập, luyện tập.
IV. Tiến trình.
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ lí thuyết hình học
?1. Định lí Py-ta-go
?2. Tam giác cân.
?3. Các trờng hợp bằng nhau của tam giác vuông.
?4. Bất đẳng thức tam giác, mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác.
?5. Tính chất của các đờng trong tam giác: trung tuyến, phân giác, đờng cao, trung trực.
?6. Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết : tứ giác, hình thang, hình thang cân. 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV yêu cầu HS làm bài tập.
Bài 1: Hãy kiểm tra xem các tam giác có độ dài sau có phải là tam giác vuông không?
a/ 3 ; 4 ; 5.
b/ 4,5 ; 6 ; 7,5.
c/ 12 ; 14 ; 16.
GV gới ý:
? để biết một tam giác có là tam giác vuông hay không ta phải làm gì?
HS: tính bình phương các cạnh xem bình phương cạnh lớn nhất có bằng tổng hai cạnh còn lại hay không.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 2. Hãy kiểm tra xem độ dài các đoạn thẳng sau có phải là ba cạnh của tam giác không?
a/ 1,2 ; 3 ; 4,2.
b/ 4,5 ; 2,5 ; 3.
c/ 12 ; 23 ; 10.
GV gợi ý:
? để biết độ dài ba đoạn thẳng có phải là ba cạnh của tam giác hay không ta phải làm gì?
HS: sử dụng bất đẳng thức tam giác.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 3.Cho tam giác ABC biết . Tính góc C . Kẻ đường phân giác trong của góc B và C, chúng cắt nhau tại I. Tính góc BIC.
GV : yêu cầu HS ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình của bài toán.
*HS: lên bảng vẽ hình.
GV gợi ý:
? để tính góc C ta dựa vào đâu?
*HS: định lí tổng ba góc trong tam giác.
? để tính góc BIC ta làm thế nào?
* HS: dựa vào tam giác BIC.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 4.Cho góc xOy khác góc bẹt với tia phân giác Oz, I thuộc Oz. Lấy A trên Ox, B trên Oy sao cho OA = OB.
a/ Chứng minh tam giác OIA bằng tam giác OIB.
b/ Đoạn thẳng AB cắt Oz tại H. Chứng minh rằng tam giác AIH bằng tam giác BIH.
c/ Tam giác AIH và BIH là những tam giác gì? Tại sao?
 GV: yêu cầu HS vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
GV gọi HS lên bảng làm bài tập.
HS lên bảng làm bài.
Bài 5.Cho tam giác ABC có . Đờng trung trực của cạnh BC cắt cạnh AC tại D, cắt tia đối của tia AB tại E.
a/ Tính các góc của tam giác ABC.
b/ Chứng minh góc EBD bằng góc ECD và bằng 300.
c/ Chứng minh tam giác BED bằng tam giác ECD.
GV yêu cầu HS vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
GV gợi ý:
? để tính góc của tam giác ta làm thế nào?
* HS: dựa vào định lí tổng các góc trong tam giác.
? để chứng minh các góc bằng nhau ta phảI làm gì?
*HS: tính số đo góc hoặc đưa về hai tam giác bằng nhau.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 1
a/ Ta có:
32 = 9 ; 42 = 16 ; 52 = 25 
Mà 25 = 9 + 16
Theo định lí pytago đảo ta có tam giác vuông.
b/ Ta có: 
4,52 = 20,25 ; 62 = 36 ; 7,52 = 56,25
Mà 56,25 = 20,25 + 36
Theo định lí pytago đảo ta có tam giác vuông.
c/ Ta có: 
122 = 144 ; 142 = 196 ; 162 = 256
Mà 256 144 + 196	
Theo định lí pytago đảo ta có tam giác không vuông.
Bài 2
a/ Ta có: 1,2 + 3 = 4,2 
Theo bất đẳng thức tam giác thì ba đoạn thẳng không là ba cạnh của tam giác.
b/ Ta có : 4,5 < 2,5 +3
theo bất đẳng thức tam giác thì ba đoạn thẳng là ba cạnh của tam giác.
c/ Ta có 12 + 10 < 23
theo bất đẳng thức tam giác thì ba cạnh không lập thành tam giác.
Bài 3
Ta có:
 Trong tam giác BIC có:
Mà 
Vậy.
Bài 4
a/ Xét tam giác OIA và OIB ta có:
OA = OB, OI chung, 
Vậy 
b/ Xét tam giác AIH và BIH ta có:
AI = BI, HI chung, 
Vậy (c.g.c)
c/ Tam giác AIH và BIH là tam giác vuông vì:
Bài 5
a/ Ta có 
b/ Ta có D, E thuộc đường trung trực của BC nên EB =EC, DB =DC
hay tam giác BEC và BDC là tam giác cân 
c/ Xét tam giác EDB và EDC có 
DE chung, BE =CE, BD = CD.
(c.c.c)
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS học toàn bộ lí thuyết, làm bài tập.
BTVN:
Bài 6.Cho tam giác ABC có góc B gấp hai lần góc C. Tia phân giác góc B cắt đờng cao AH và cạnh AC lần lợt tại O và M. Qua O kẻ đờng thẳng song song với BC, đờng thẳng đó cắt AB , AC lần lợt tại D, E. Chứng minh:
a/ Các tam giác BDO, MOE, AOM là tam giác cân.
b/ M là trung điểm của đoạn thẳng AE.
Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A; đờng phân giác BE. Kẻ EH vuông góc với BC. Gọi K là giao điểm của AB và HE. Chứng minh rằng:
a/ Tam giác ABE bằng tam giác HBE.
b/ BE là đờng trung trực của đoạn thẳng AH.
c/ EK = EC.
d/ AE < EC.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................... ... ii (t3)
I.Mục tiêu:
- Củng cố : định lí talet, talet đảo và hệ quả, tính chất đường phân giác của tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác thường, các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
- Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác đồng dạng.
- Biết vận dụng tam giác đồng dạng để tính độ dài đoạn thẳng và chứng minh hai góc bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song.
II. Chuẩn bị:
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: Kiến thức toàn chương tam giác đồng dạng.
III. Phương pháp:
- Luyện tập, ôn tập.
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày định lí talet, talet đảo và hệ quả định lí talet.
? Nêu tính chất đường phân giác của tam giác.
? Trình bày các trường hợp đồng dạng của tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
*HS:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV,HS
Nội dung
GV Cho HS làm bài tập.
Bài 5:
Cho tam giác cân ABC tại A. Các đường phân giác BD và CE. 
a/ Chứng minh rằng BD = CE.
b/ Chứng minh ED // BC.
c/ Biết AB = AC = 6cm, BC = 4cm.Tính AD, DC, ED.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
*HS lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn HS làm bài.
a/
BD = CE
AB = AC, Â chung, 
b/
ED // BC
c/ Tính AD, DC, ED theo tính chất đường phân giác trong tam giác.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 1:
a/ Xét tam giác ABD và ACE ta có:
AB = AC, 
 chung, 
Khi đó : (g-c-g)
Hay BD = CE.
b/ ta có AD = AE,
AB = AC nên ta có:
Hay ED //BC(theo định lí talet đảo)
c/ Ta có BD là phân giác góc B nên :
Lại có: ED// BC nên
Củng cố:
- GV cho HS làm bài tập củng cố:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8cm, BC = 6cm.Vẽ đường cao AH của tam giác ADB.
a/ Chứng minh 
b Chứng minh AD2 = DH. DB.
c/ Tính DH, AH.
Gợi ý:
a/ (g-g)
b(g-g)
c/ DH = 3,6cm
AH = 4,8cm
V. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21/ 3/ 2010
Ngày giảng: 26 /3/2010
Tiết 48
ôn tập chương iii (t4)
I.Mục tiêu:
- Củng cố : định lí talet, talet đảo và hệ quả, tính chất đường phân giác của tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác thường, các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
- Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác đồng dạng.
- Biết vận dụng tam giác đồng dạng để tính độ dài đoạn thẳng và chứng minh hai góc bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song.
II. Chuẩn bị:
- GV: đề kiểm tra.
- HS: Kiến thức toàn chương tam giác đồng dạng.
III. Phương pháp:
- Luyện tập, ôn tập, kiểm tra đánh giá.
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Không.
3. Bài mới:
Đề 01:
Câu 1: 4điểm.
Cho hình vẽ bên: 
Em hãy phát biểu và ghi giả thiết, kết luận các định lí có được từ hình vẽ đó.
Câu 2: 6điểm.
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao BH, CK.
a/ Chứng minh: BK = CH.
b/ Chứng minh : KH // BC.
c/ Cho AB = AC = 10cm, BC = 8cm. Tính CH, HK.
Đề 02:
Câu 1: 4điểm.
Phát biểu, ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình các định lí: Talet, Talét đảo, hệ quả của định lí Talet, định lí tính chất đường phân giác của tam giác.
Câu 2: 6điểm.
Cho tam giác ABC cân tại A, đường phân giác BD, CE.
a/ Chứng minh: BD = CE.
b/ Chứng minh : ED // BC.
c/ Cho AB = AC = 10cm, BC = 8cm. Tính AD, DC, ED.
Đáp án – Biểu điểm.
Đề 1
Đề 2
Điểm
Câu 1:
- Định lí Talet.
- Định lí Talet đảo.
- Hệ quả của định lí Talet.
- Định lí về tam giác đồng dạng.
Câu 2: 
 - Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
a/ Chứng minh
Suy ra BK = CH.
b/ Chứng minh :
c/ - Vẽ đường cao AI.
- Tính IC = 5 cm
- Tính HC = 3,2cm
- Tính KH = 5,94 cm
Câu 1:
- Định lí Talet.
- Định lí Talet đảo.
- Hệ quả của định lí Talet.
- Tính chất đường phân giác của tam giác.
Câu 2: 
 - Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
a/ Chứng minh
 hoặc 
Suy ra BD = CE.
b/ Chứng minh :
Suy ra ED // BC.
c/ Tính đúng đến bước 
DA = 50/9 cm
DC = 40/9 cm
ED = 40/9 cm
1
1
1
1
0,5
1,5
1,5
1
0,5
0,5
0,5
4.Kết quả:
Giỏi 
Khá 
Trung Bình
Yếu
V. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/ 4/ 2010
Ngày giảng: 9 / 4/ 2010
Tiết 49
Hình hộp chữ nhật
I.Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa hình hộp chữ nhật, các khái niệm về đường thẳng song song với đường thẳng , đường thẳng song song với mặt phằng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
- Rèn kĩ năng nhận biết vị trí hai đường thẳng trong không gian, nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phăng vuông góc.
II. Chuẩn bị:
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: Kiến thức về hình hộp chữ nhật, thước kẻ.
III. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
IV. Tiến trình:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm: định nghĩa hình hộp chữ nhật, các khái niệm về đường thẳng song song với đường thẳng , đường thẳng song song với mặt phằng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
*HS:
Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV cho HS làm bài tập.
Bài 1:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.Gọi N, I theo thứ tự là trung điểm của BB’, CC’.
a/ Chứng minh AD // B’C’.
b/ Chứng minh NI // mf(A’B’C’D’).
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
*HS lên bảng làm bài.
? Để chứng minh AD // B’C’ ta cần chứng minh điều gì?
*HS: cả hai đoạn thẳng cùng song song với BC.
? Chứng minh NI // mf(A’B’C’D’) ta phải chứng minh điều gì?
*HS: NI // B’C’.
Gv yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 2:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.Chứng minh rằng mf(BDA’)// mf(CB’D).
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
*HS lên bảng làm bài.
? Để chứng minh mf(BDA’)// mf(CB’D’) ta cần chứng minh điều gì?
*HS: BD // mf(CB’D’) và 
DA’ // mf(CB’D’).
? Chứng minh BD // mf(CB’D’) bằng cách nào?
*HS: BD // B’D’
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 1:
a/ Ta có AD // B’C’ vì cùng // với BC.
b/ Ta có NB’ // IC’, NB’ = IC’ nên NICB’ là hình bình hành.
Suy ra NI // B’C’. 
Hay NI // mf(A’B’C’D’).
Bài 2:
Ta có BB’ // DD’, BB’ = DD’ nên BDD’B’ là hình bình hành.
Suy ra BD // B’D’
Hay BD // mf(CB’D’) 
Tương tự ta có DA’ // mf(CB’D’).
Mà DA’ và BD cắt nhau tại A nên mf(BDA’)// mf(CB’D’).
Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại các khái niệm, định nghĩa.
BTVN:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.Các điểm M, I, K, N theo thứ tự thuộc các cạnh AA’, BB’, CC’ ,DD’ sao cho A’M = D’N = BI = CK.
 Chứng minh mf(ADKI)//(MNC’B’).
V. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 9/ 4/ 2010
Ngày giảng: 13 / 4/ 2010
Tiết 50 
Hình hộp chữ nhật(t2)
I.Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa hình hộp chữ nhật, các khái niệm về đường thẳng song song với đường thẳng , đường thẳng song song với mặt phằng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
- Rèn kĩ năng nhận biết vị trí hai đường thẳng trong không gian, nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phăng vuông góc.
II. Chuẩn bị:
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: Kiến thức về hình hộp chữ nhật, thước kẻ.
III. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
IV. Tiến trình:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm: định nghĩa hình hộp chữ nhật, các khái niệm về đường thẳng song song với đường thẳng , đường thẳng song song với mặt phằng, hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
*HS:
Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV cho HS làm bài tập.
Bài 1:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.Các điểm M, I, K, N theo thứ tự thuộc các cạnh AA’, BB’, CC’ ,DD’ sao cho A’M = D’N = BI = CK.
 Chứng minh mf(ADKI)//(MNC’B’).
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
*HS lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn HS làm bài.
? Để chứng minh mf(ADKI)//(MNC’B’) ta chứng minh điều gì?
*HS: AI //(MNC’B’).
? Chứng minh như thế nào?
*HS: AI // MB’ ; KI // B’C’.
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 2:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ có ABCD là hình vuông. Gọi O là giao điểm của AC và BD, O’ là giao điểm của A’C’ và B’D’. Chứng minh rằng:
a/ BDD’B là hình chữ nhật.
b/ OO’ vuông góc với mặt phẳng(ABCD)
c/ Các mặt phẳng(ACC’A’) và (BDD’B’) vuông góc với nhau.
GV yêu cầu HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
*HS lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:
Ta có: IB’ // KC’, IB’ // KC’ nên IKC’B’ là hình bình hành.
Suy ra IK // B’C’.
Từ đó ta có IK // mf(MNC’B’).
IB’ // AM, IB’ = AM nên AIB’M là hình bình hành.
Suy ra AI // MB’.
Từ đó ta có AI //(MNC’B’)
Suy ra mf(ADKI)//(MNC’B’).
Bài 2:
a/ Ta có BDD’B’ là hình bình hành vì 
DD’ = // BB’ ( = // CC’)
Mà BB’mf(ABCD)
Suy ra BB’ BD hay BDD’B là hình chữ nhật.
b/ Ta có OO’ là đường trung bình của hình chữ nhật BDD’B’ nên OO’ AC.
Vậy OO’mp(ABCD)
c/ Ta có AC OO’, ta lại có AC BD nên AC mf(BDD’B’)
mặt phẳng (ACC’A’) chứa AC nên mf(ACC’A’) mf(BDD’B’).
4.Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại các khái niệm, định nghĩa.
BTVN:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi M là trung điểm của A’B’, N là trung điểm của BC. Con đường ngắn nhất mà con kiến phải bò trên mặt hình lập phương để từ M đến N dài bao nhiêu biết cạnh của hình lập phương bằng 4cm.
V. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 hinh hoc 8.doc