Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

- Đưa ra bảng phụ hình 1,2/SGK/T64.

- Tìm các đoạn thẳng của các hình.

- Các hình 1a; 1b; 1c; 2 có đặc điểm gì giống nhau?

- Các hình 1a; 1b; 1 có đặc điểm gì khác với hình 2?

- Chỉ rõ các đặc điểm khác nhau của các hình, khẳng định: Các hình 1a; 1b; 1c gọi là tứ giác, còn hình 2 không gọi là tứ giác.

- Vậy em hiểu tứ giác là hình như thế nào?

- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi trong ?1/SGK.

- Quan sát học sinh thảo luận, hướng dẫn nhóm học sinh yếu.

- Tứ giác mà có tính chất như hình 1a gọi là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là gì?

- Tứ giác 1b; 1c có là tứ giác lồi không ? Vì sao ?

- Nêu chú ý (SGK/65).

- Yêu cầu HS làm ?2.

- Nhắc lại khái niệm:

 + đỉnh đối, đỉnh kề

 + Cạnh đối, cạnh kề

 + Góc, góc đối

 + Điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.

- Quan sát hình vẽ

- Các đoạn thẳng của các hình:

1a: AB; BC; CD; DA

1b: AB; BC; CD; DA

1c: AB; BC; CD; DA

H2: AB; AD; BC; CD; BD

- Là các hình có các đoạn thẳng khép kín.

- Hình 1a; 1b; 1c là các hình không có bất kì hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên cùng một đường thẳng, Hình 2 là hình có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.

- Tứ giác là hình gồm 4 đoạn thẳng khép kín trong đó không có 2 đoạn thẳng bất kì nào cùng nằm trên một đường thẳng.

- Các nhóm (theo bàn) thảo luận.

- Các nhóm báo cáo kết quả: Tứ giác hình 1a nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.

- Tứ giác lồi là tứ giác nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa cạnh.

- Không là tứ giác lồi. Vì tứ giác không nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là bất kì cạnh nào của tứ giác.

- Ghi nhớ chú ý.

- HS làm ?2

- Ghi vở kết quả đúng.

 

doc 33 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 01
Ngày soạn: 06/8/2012 Tiết : 01
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
§1. TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm, nhận dạng được tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc trong của một tứ giác lồi.
2. Kĩ năng: - Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của tứ giác, tính góc của tứ giác qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tam giác).
 - Vận dụng vào giải một số bài toàn toán thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ: Sgk.
2. Học sinh: Bảng phụ: H1, ?2 Sgk.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Giới thiệu chương trình Hình học 8
- Giới thiệu chương trình Hình học 8 (gồm 4 chương)
- Nêu các yêu cầu về dụng đồ dùng học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn toán.
- Mở mục lục để theo dõi
- Ghi lại các yêu cầu của giáo viên để thực hiện
* Hoạt động 1 : Định nghĩa
- Đưa ra bảng phụ hình 1,2/SGK/T64.
- Tìm các đoạn thẳng của các hình.
- Các hình 1a; 1b; 1c; 2 có đặc điểm gì giống nhau?
- Các hình 1a; 1b; 1 có đặc điểm gì khác với hình 2?
- Chỉ rõ các đặc điểm khác nhau của các hình, khẳng định: Các hình 1a; 1b; 1c gọi là tứ giác, còn hình 2 không gọi là tứ giác.
- Vậy em hiểu tứ giác là hình như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi trong ?1/SGK. 
- Quan sát học sinh thảo luận, hướng dẫn nhóm học sinh yếu.
- Tứ giác mà có tính chất như hình 1a gọi là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là gì?
- Tứ giác 1b; 1c có là tứ giác lồi không ? Vì sao ?
- Nêu chú ý (SGK/65).
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Nhắc lại khái niệm:
 + đỉnh đối, đỉnh kề
 + Cạnh đối, cạnh kề
 + Góc, góc đối
 + Điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.
- Quan sát hình vẽ 
- Các đoạn thẳng của các hình:
1a: AB; BC; CD; DA
1b: AB; BC; CD; DA
1c: AB; BC; CD; DA
H2: AB; AD; BC; CD; BD
- Là các hình có các đoạn thẳng khép kín.
- Hình 1a; 1b; 1c là các hình không có bất kì hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên cùng một đường thẳng, Hình 2 là hình có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tứ giác là hình gồm 4 đoạn thẳng khép kín trong đó không có 2 đoạn thẳng bất kì nào cùng nằm trên một đường thẳng.
- Các nhóm (theo bàn) thảo luận.
- Các nhóm báo cáo kết quả: Tứ giác hình 1a nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
- Tứ giác lồi là tứ giác nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa cạnh.
- Không là tứ giác lồi. Vì tứ giác không nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là bất kì cạnh nào của tứ giác.
- Ghi nhớ chú ý.
- HS làm ?2
- Ghi vở kết quả đúng.
1. Định nghĩa
- ĐN Tứ giác:(SGK/T64)
+ Tứ giác ABCD hay BCDA , CDAB, DABC.
+ Các điểm A; B; C; D là các đỉnh.
+ Các đoạn AB; AC; CD ; DA là các cạnh.
- ĐN tứ giác lồi (SGK/T65)
Chú ý: Khi nói tứ giác mà không nói gì thêm ta hiểu là nói đến tứ giác lồi.
* Hoạt động 2: Áp dụng
- Hãy phát biểu đinh lí về tổng ba góc của một tam giác?
- Yêu cầu HS đọc và làm phần b bài tập ?3(SGK/65)
- Gợi ý: Dựa vào tính chất tổng ba góc trong một tam giác để tính tổng các góc trong một tứ giác. Do đó hãy tìm cách “chia” tứ giác thành hai tam giác.
- Tiếp tục cho các nhóm tính tổng các góc của tứ giác ABCD.
- Treo bảng nhóm của các nhóm, thống nhất kết quả.
- Qua ?3 em rút ra tính chất gì của tứ giác?
- Hãy phát biểu định lí.
- Theo dõi và ôn lại các kiến thức.
- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
- Nêu cách làm:
+ Nối A với C 
+ Tìm tổng các góc trong của tam giác ABC và ADC.
 + Sau đó tìm tổng các góc của tứ giác ABCD
- Thảo luận nhóm (hai bàn một nhóm), làm ra bảng nhóm.
- Thống nhất và ghi lại kết quả cách tính đúng.
- Tổng các góc trong của tứ giác bằng 3600
- Một vài HS nhắc lại định lí
2. Tổng các góc của tứ giác
a) Trong tam giác ABC có 
(Đ/L tổng ba góc trong của một tam giác)
b)
- Xét ∆ABC có :
 (1) 
(Theo Đ/L tổng ba góc trong của một tam giác )
- Xét ∆ACD có : 
 (2)
Từ (1) và (2) suy ra
Hay 
- Định lí: (SGK/65) 
3. Củng cố: 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi?
- Tổng các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ?
- Giải bài tập 1,2 (SGK/T66).
- Đọc "Có thể em chưa biết"
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo vở ghi và SGK
- Làm các bài tập 3, 4, 5(SGK/T66)
- Hướng dẫn bài 3: Xem lại cách chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Đọc trước bài "Hình thang".
 5. Bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 01
Ngày soạn: 06/8/2012 Tiết : 02
§2. HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, Các yếu tố của hình thang, chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang, hình thang vuông, tính góc của hình thang, hình thang vuông qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi bằng 3600).
2. Kĩ năng: - Có kỹ năng nhận dạng hình thang ở các dạng khác nhau.
 - Vận dụng vào giải một số bài toán thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phấn mầu, thước thẳng, thước đo góc, thước tam giác vuông, bảng phụ
2. Học sinh: Thước đo góc, thước kẻ, bài tập về nhà, các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, định lí về tổng các góc của tứ giác.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lí về tổng các góc của tứ giác. Giải bài tập 1/SGK-T66 (hình 5d).
* Đáp án:
- ĐN, Định lí: Sgk/65
BT1/66Sgk: Theo định lí về tổng các góc trong tứ giác ta có: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Định nghĩa
- Treo bảng phụ hình vẽ 13/SGK-T68.
- Nhận xét mối quan hệ giữa các cạnh AB và DC của tứ giác ?
- AB và CD có song song với nhau hay không? 
- Tứ giác như trên bảng (hình 13) gọi là hình thang. Vậy tứ giác như thế nào thì được gọi là hình thang?
GV: Giới thiệu 
ABCD là hình thang
 + AB, DC là cạnh đáy.
 + AD, BC là cạnh bên
 + AH là đường cao.
- Treo bảng phụ vẽ hình 15/SGK-T69. Yêu cầu HS làm ?1
- Để biết một tứ giác có là hình thang hay không ta dựa vào điều kiện gì?
- Gợi ý xét các mối quan hệ giữa các góc có số đo trên hình vẽ 
- Cho HS nhận xét, thống nhất toàn lớp.
- Hai góc kề cùng một đáy của hình thang có tổng bằng bao nhiêu.
 - Gợi ý: Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song hãy nêu tính chất của hai góc kề cùng một đáy của hình thang.
- Nhận xét, đưa ra ý kiến đánh giá kết quả chính xác.
 - Chứng minh một tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì?
- Làm ?2/SGK-T70
- Gợi ý: Hãy gắn các cạnh AD, AB, BC, CD vào các tam giác và chứng minh các tam giác đó bằng nhau. 
- ∆ABD = ∆CDB theo trường hợp nào?
- Hãy nhận xét bài làm của bạn? 
- Chữa sai (nếu có), lưu ý HS về cách trình bày.
- Tương tự như vậy hãy chứng minh câu b?
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn các nhóm học sinh yếu. 
- Hãy nhận xét bài làm của bạn ?
- Thống nhất kết quả giữa các nhóm.
- Qua ?2 các em rút ra kết luận như thế nào khi:
 + Hình thang có hai cạnh bên song song?
 + Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau?
- Cho vài HS nhắc lại nhận xét.
- Quan sát hình trên bảng phụ
- Ta có AB//DC vì , là hai góc trong cùng phía và
 + = + = 
- Tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau thì được gọi là hình thang
- Lắng nghe và ghi nhớ các khái niệm về hình thang.
- Nhắc lại định nghĩa hình thang.
- Quan sát hình trên bảng phụ suy nghĩ làm bài.
- Để biết một tứ giác có là hình thang hay không ta tìm xem tứ giác này có hai cạnh đối song song hay không.
- Trả lời: Tứ giác ABCD; FEHG là hình thang. Tứ giác INKM không là hình thang
- Nhận xét câu trả lời của bạn qua bạn trả lời.(sửa sai nếu có)
- Hai góc kề cùng một đáy của hình thang có tông bằng180 độ
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Học sinh nghe kết quả ghi nhớ kiến thức.
- Ta có thể chứng minh tứ giác có hai cạnh song song
- HS cả lớp đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu cầu bài toán
- Nối D với B.
Tứ giác ABCD có AB//CD 
=> (so le trong)
Tứ giác ABCD có AD//BC => =(so le trong)
=> ∆ABD = ∆CDB (g.c.g) => AB = DC; AC= BD 
(các cặp cạnh tương ứng)
- Một học sinh nhận xét bài làm của bạn. (sửa sai nếu có)
- Theo dõi, chữa sai.
- Hoạt động nhóm giải bài tập: 
 Kẻ BD. Xét ∆ABD và ∆CDB có: 
BD là cạnh chung
 (so le trong)
AB = DC (gt)
=> ∆ABD = DCDB (c.g.c)
=> AD=BC, = 
 => AD//BC
- Các nhóm treo bảng nhóm, nhận xét bài làm của bạn (sửa sai nếu có)
- Hình thang có hai cạnh bên song song thì có cạnh đối bằng nhau
- Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
- Nhắc lại nhận xét và ghi nhớ, ghi vở.
1. Định nghĩa.
Hình 13 /SGK-T69:
+ Tứ giác ABCD có AB//CD => ABCD gọi là hình thang
ĐN: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
+ AB, DC là cạnh đáy.
+ AD, BC là cạnh bên
+ AH là đường cao.
?1 
 a)Tứ giác ABCD ; FEHG là hình thang.
 Tứ giác INKM không là hình thang.
 b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau. (Tổng bằng 180 độ)
?2
a) AD//BC chứng minh AD=CB, AB=BC.
B
- Nối D với B.
Tứ giác ABCD có AB//CD 
=> (so le trong) 
Tứ giác ABCD có AD//BC => =(so le trong)
=> ∆ABD = ∆CDB (g.c.g) => AB = DC; AC=BD (các cặp cạnh tương ứng)
b) Cho AB = CD, chứng minh AD//BC, AD = BC
Kẻ BD. Xét ∆ABD và ∆CDB có: 
BD là cạnh chung
 (so le trong)
AB = DC (gt)
=> ∆ABD = ∆CDB (c.g.c)
=> AD=BC, = 
 => AD//BC
Nhận xét: 
+ Hình thang ABCD có AB//DC:
Nếu AD//BC => AD=BC; AB=DC
Nếu AB=DC => AD=BC; AD//BC
* Hoạt động 2: Hình thang vuông
- Đưa ra hình 18/SGK-T70
- Hình thang trên có đặc điểm gì đặc biệt?
- Hình thang ở hình 18 gọi là hình thang vuông. Vậy thế nào là hình thang vuông? 
- Yêu cầu vài HS nhắc lại định nghĩa.
- Quan sát hình vẽ.
- Hình thang có góc vuông
- Hình thang có góc vuông 
 gọi là hình thang vuông
- Ghi vở, vẽ hình thang vuông vào vở.
2. Hình thang vuông
+ Tứ giác ABCD có AB//CD; = => = 
Ta gọi ABCD là hình  ... ỏi: Hình thang cân có trục đối xứng không? là đường nào?
- Gấp hình minh hoạ. Giới thiệu định lí.
- Đọc và trả lời.
- Điểm đối xứng với mỗi điểm của ABC vẫn nằm trên ABC.
- Hiểu và ghi nhớ.
- Đọc lại định nghĩa.
- Đọc, quan sát hình vẽ, trả lời ?4.
- Quan sát và làm theo
- Hình thang cân có trục đối xứng, là đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy.
- Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, đọc lại định lí.
3. Hình có trục đối xứng 
- Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.
- Định lí: đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.
3. Củng cố: 
- Hệ thống các kiến thức trong bài
- Làm bài tập 41/SGK-T88
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài, học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài.
- Làm tốt các bài tập 35, 36, 37, 38. 39/SGK-T87,88.
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 05
Ngày soạn: 03/9/2012 Tiết : 09
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình đối xứng của một hình đơn giản qua một trục đối xứng, kĩ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ hình 59, 61/SGK, phiếu học tập.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng. Cho hình vẽ, vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua đường thẳng d.
* Đáp án: Nội dung: Sgk- 85-86
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Đường thẳng d là trục đối xứng của hình H khi nào?
- Đưa bảng phụ chứa hình vẽ bài tập 37/SGK. Tìm các hình có trục đối xứng trên hình 59?
- Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H 
- Quan sát hình vẽ và trả lời.
- Bài tập 37/SGK-T87
- Hình 59a có hai trục đối xứng
- Hình 59b,c,d,e,i mỗi hình có một trục đối xứng 
- Hình 59g có 5 trục đối xứng
- Hình 59h không có trục đối xứng.
- Đọc đề bài bài tập 39/SGK
- Bài toán yêu cầu ta phải làm gì?
- Đường thẳng d có quan hệ như thế nào với đoạn thẳng AC? Vì sao?
- So sánh AD và CD? AE và CE?
- Vậy AD+DB = ?
- Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào CEB ta có gì?
- Từ (1) và (2) ta có điều gì?
- Áp dụng kết quả phần a, hãy trả lời phần b?
- Làm thế nào để vẽ được hình đối xứng với hình vẽ đã cho?
- Vẽ hình theo yêu cầu của bài
- Bài toán yêu cầu chứng minh AD+DB < AE+EB.
- d là đường trung trục của đoạn thẳng AC vì C là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d.
- AD=CD và AE=CE
- Có AD+DB=CD+DB=CB
- Có CB < CE + EB
- Có AD + DB < AE + EB
- Chỉ được ra con đường đi ngắn nhất là con đường ADB.
- Vẽ A', B', C', D', E' đối xứng với các điểm A, B, C, D, E qua đường thẳng d.
- Bài tập 39/SGK-T88
a) Do C là điểm đối xứng với A qua d,d là đường trung trực của AC, ta có
AD=CD và AE=CE AD+DB=CD+DB=CB(1)
và AE+EB=CE+EB (2) 
CEB có CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác)
nên từ (1) và (2) ta có: 
AD + DB < AE + EB
b) AD + DB < AE + EB với mọi vị trí của E thuộc d.Vậy con đường ngắn nhất mà bạn Tú đi là con đường con đường ADB
- Làm thế nào để vẽ được hình đối xứng với hình vẽ đã cho?
- Cho các nhóm vẽ hình ra bảng nhóm
- Cho các nhóm nhận xét, chữa sai.
- Vẽ A', B', C', D', E' đối xứng với các điểm A, B, C, D, E qua đường thẳng d.
- Hoạt động nhóm vã hình
A'B'C'D'E' đối xứng với hình ABCDE qua d.
- Thống nhất cách vẽ, vẽ hình vào vở.
- Bài tập thêm:
Vẽ hình đối xứng với hình đã cho qua đường thẳng d.
Giải:
3. Củng cố: - Hệ thống lại các kiến thức về trục đối xứng. 
	 - Giải nhanh bài tập 41/SGK-T88
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Cần ôn tập kĩ lí thuyết trong bài trục đối xứng.
	- Xem lại các bài tập đã chữa
	- Làm các bài tập: 60, 62, 64, 65, 66, 71/SBT-T66,67
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 05
Ngày soạn: 03/9/2012 Tiết : 09
HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện khả năng suy luận lôgic khi chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Định nghĩa
- Đưa ra bảng phụ hình 66/SGK-T90, hỏi: Tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
- Giới thiệu tứ giác ABCD trên hình 66 là hình bình hành. Hỏi: Tứ giác như thế nào là hình bình hành?
- Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa mà không nhìn SGK
- Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào?
- Theo em hình thang có là hình bình hành không? 
- Hình bình hành có là hình thang không? 
- Hãy tìm trong thực tế các hình ảnh của hình bình hành? 
- Hình bình hành là tứ giác, là hình thang vậy hình bình hành có tính chất gì? 
- Hãy nêu cụ thể các tính chất đó?
- Nhưng hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song, hãy thử phát hiện thêm các tính chất về cạnh, góc, đường chéo của hình bình hành?
- Tứ giác ABCD có các góc kề mỗi cạnh bù nhau.
+=1800và+=1800
 Các cạnh đối song song: AB//DC; AD//BC
- Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song.
- Một số HS nêu lại định nghĩa.
- Tứ giác ABCD là hình bình hành 
- Không là hình bình hành vì hình thang chỉ có một cặp cạnh đối song song, còn hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song.
- Hình bình hành là hình thang đặc biệt có hai cạnh bên song song.
- Khung cửa, khung bảng đen,...
- Hình bình hành mang các tính chất của tứ giác của hình thang.
- Trong hình bình hành tổng các góc bằng 3600
- Trong hình bình hành các góc kề một đáy bù nhau.
- Phát hiện: Trong hình bình hành: 
+ Các cạnh đối bằng nhau
+ Các góc đối bằng nhau
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
1. Định nghĩa
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
- Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song 
*Hoạt động 2: Tính chất
- Giới thiệu nội dung HS phát hiện ra là nội dung định lí.
- Định lí yêu cầu chúng ta chứng minh điều gì?
- ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD và BC song song nên ta có điều gì?
- Để chứng minh được 
 và ta cần chỉ ra điều gì?
- Hãy chứng minh ADC = CBA và DAB = BCD.
- Cho HS nhận xét bài của nhau.
- Muốn chứng minh được OA=OC; OB=OD ta cần chứng minh điều gì?
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ chứng minh, GV ghi lại.
- Muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta có thể chứng minh theo những cách nào?
- Đọc lại định lí
- HS ghi GT, KL
- Ta có AD=BC và BC=DC
- Ta cần chứng minh 
ADC=CBA và
DAB =BCD.
- Hoạt động nhóm chứng minh ADC = CBA và DAB=BCD.
- Thống nhất, ghi vở.
- Ta cần chứng minh OAB =OCD.
- Dưới lớp cùng theo dõi, ghi chép.
- Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
2. Tính chất 
* Định lí: (SGK) 
GT
ABCD là hbh 
AC cắt BD tại O
KL
a) AB=CD; AD=BC
b) ; 
c) OA=OC; OB=OD
 Chứng minh:
a) 
ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD và BC song song nên ta có: AD = BC và BC = DC
b)
 ABC=CDA (c.c.c) 
 DAB=BCD (c.c.c) 
c) 
AOB và COD có:
AB=CD (cạnh đối hbh) 
 (slt, AB//CD)
 (slt, AB//CD)
 AOB=COD (g.c.g) 
 OA = OC, OB = OD
*Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
- Đưa ra bảng phụ chứa các dấu nhận biết hình bình hành. Chốt lại các dấu hiệu.
- HS đọc và ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết
3. Dấu hiệu nhận biết 
a) TG có các cạnh đối song song là hbh 
b) TG có các cạnh đối bằng nhau là hbh
c) TG có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hbh
d) TG có các góc đối bằng nhau là hbh 
e) TG có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hbh
3. Củng cố: 
	- Hệ thống kiến thức toàn bài.
	- Làm bài tập 44/SGK-T92 (GV hướng dẫn sau đó 1 HS lên bảng trình bày)
Xét tứ giác BFDE có: DE // BF,DE = BF 
(vì DE =AD, BF =BC, mà AD = BC)
 Tứ giác BFDE là hình bình hành BE = DF
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài theo vở ghi và SGK, học thuộc các định nghĩa, tính chất, các dấu 	hiệu nhận biết.
	- Giải các bài tập 43, 45/SGK-T92 và các bài tập 78; 79; 80/SBT-T68.
	- Tiết sau luyện tập.
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC 8 TIET 1-10.doc