A. Mục tiêu:
Kiến thức Kỷ năng Thái độ
Giúp học sinh:
-Nắm được định nghĩa tứ giác
-Biết được tổng các góc trong của một tứ giác
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ, gọi tên các yếu tố trong tứ giác
-Tính các góc cúa một tứ giác
-Vận dụng kiến thức của bài để giải bài tập
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập
Tiết 1 Ngày Soạn: 6/9/04 §1.TỨ GIÁC A. Mục tiêu: Kiến thức Kỷ năng Thái độ Giúp học sinh: -Nắm được định nghĩa tứ giác -Biết được tổng các góc trong của một tứ giác Giúp học sinh có kỷ năng: -Vẽ, gọi tên các yếu tố trong tứ giác -Tính các góc cúa một tứ giác -Vận dụng kiến thức của bài để giải bài tập *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: -Tính linh hoạt -Tính độc lập B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh -Bảng phụ vẽ hình 1 hình 2 sgk/64 -Bảng phụ ghi ?2 sgk/65 -SGK + thước -SGK + Thước D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Giáo viên Học sinh Đến giờ chúng ta đã biết được những hinh hình học nào ? Điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng, tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, đường tròn III.Bài mới: (27') *Đặt vấn đề: (2') Ở lớp 5 các em đã làm quen với hình chữ nhật, hình vuông. Hình chữ nhật, hình vuông có tên gọi chung là gì ? Chương I hình học 8 nghiên cứu, khám phá các tính chất loại hình này. Bài 1. Giúp chúng ta biết được hình chữ nhật, hình vuông có tên gọi chung là gì ? *Triển khai bài: (25') Hoạt động của thầy và trò Nội dung 17' HĐ1:Định nghĩa GV:Em có nhận xét gì về ví trí của các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA của các hình trong hình 1 và hình 2 SGK/64 ? HS: Ở hình 1 không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng. Ở hình 2 BC và AD nằm trên một đường thẳng GV: Mỗi hình ở hình 1 là một tứ giác. Một cách tổng quát tứ giác ABCD là hình như thế nào ? HS: Phát biểu như định nghĩa SGK/64 GV: Tương tự như tam giác, tứ giác ABCD có mấy đỉnh, gồm những đỉnh nào ? HS: 4 đỉnh A, B, C, D GV: Tứ giác ABCD còn được gọi tên là tứ giác gì ? HS1: Tứ giác ADCB HS2: BCDA, BADC, CDAB. GV: Gọi theo quy tắc đỉnh kề đỉnh GV: Ở hình 1 tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ đoạn thẳng nào ? HS: Hình 1a GV: Tứ giác như thế gọi là tứ giác lồi. Một cách tổng quát tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? HS: Phát biểu như định nghĩa sgk/65 GV: Từ nay khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 sgk/65 HS: Điền đúng Định nghĩa: a) Tứ giác (như sgk) B C A D b) Tứ giác lồi: (như sgk) ?2 : Học sinh tự điền 8' HĐ2: Tổng các góc của tứ giác: Gv: Cho học sinh hoàn thành ?3 Gv: Trong tam giác tổng số đo 3 góc là bao nhiêu? HS : 180 độ GV: Câu hỏi đặt ra là tổng các góc của tứ giác là bao nhiêu? GV: Hãy vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý vào vở HS: vẽ tứ giác ABCD vào vở GV: Vẽ đường chéo AC. Dựa vào định lý về tổng ba góc trong tam giác, em hãy cho biết tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu ? HS: 360 độ GV: Gọi 1 em đọc định lý sgk/65 HS: đọc định lý sgk/65 GV: Các em về nhà tự chứng minh định này vào vở HS: Chứng minh vào vở Tổng các góc của một tứ giác Định lý: (sgk) A + B + C + D = 1800 B C A D IV. Củng cố: (5') GV: Tứ giác ABCD là hình như thế nào? GV: Tứ giác lồi là tứ giác như thế nào? GV: Tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu ? GV: Yêu cầu học sinh là bài tập 1 sgk/66( gv treo bảng phụcó các hình 5và 6) V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(5') GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2, 3, 4, 5 sgk/66,67 HS: Học thực hiện vào vở bài tập . GV: Về nhà học thuộc định nghĩa, định lý và hoàn thành các bài tập
Tài liệu đính kèm: