Giáo án Hình học Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Khánh Chung

Giáo án Hình học Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Khánh Chung

A. Mục tiêu:

I. Kiến thức:

-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.

-Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông.

II. Kĩ năng:

-Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang.

-Biểt sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang

III. Thái độ:

 Vẽ hình cẩn thận,chính xác.

B. Phương pháp:

 Nêu và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

-GV:Thước thẳng, phấn màu, êke. Bảng phụ.

-HS:Thước thẳng, êke, ôn tập các kiến thức về hình thang đã học.

D. Tiến trình bài giảng:

I. Tổ chức lớp: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ : (7')

? HS1: Phát biểu và chứng minh định lý về tổng các góc của một tứ giác.

? HS2: Làm BT 3 (SGK.T67).

=> Nhận xét, đánh giá.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề:(1’)

Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một tứ giác đặc biệt, đó là hình thang.

2. Triển khai bài:

 

doc 135 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Khánh Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ngày 15 tháng 8 năm 2009
 Chương I: TỨ GIÁC
 Tiết 1: §1. TỨ GIÁC 
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
 Nắm được định nghĩa tứ giác, ta giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
II. Kĩ năng:
 Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
III. Thái độ:
 Biết vận dụng kiến thức của bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
B. Phương pháp:
 Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
-GV:Bảng phụ H1 (SGK) Hình 5a, 6a (SGK), thước thẳng, phấn màu.
-HS: Thước thẳng.
D. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp: (1)
II. Kiểm tra bài cũ(2’): 
Tam giác ABC là gì? Nêu định lí về tổng các góc của tam giác?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề (1’):
Tứ giác là gì? Vào bài mới sẽ rõ.
 2. Triển khai bài:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
a) Hoạt động 1(14’): Định nghĩa.
-GV: Treo bảng phụ H1 (SGK).
-HS: Quan sát 
-GV: Hãy kể tên các đoạn thẳng ở h1a,b,c và H.
-HS: trả lời
-GV: 4 đoạn thẳng ở các hình a, b, c (H1) có đặc điểm gì?
-HS: trả lời
-GV: 4 đoạn thẳng ở H2 có đặc điểm gì?
-HS: trả lời: Có đoạn BC, CD cùng nằm trên một đờng thẳng.
-GV: Hình H1 là các tứ giác ABCD, vậy tứ giác ABCD là gì?
-HS: trả lời
-GV giới thiệu cách gọi tên , các đỉnh , các cạnh của tứ giác.
-GV: nhắc lại bờ của nửa mặt phẳng.
-HS: lắng nghe 
-GV:Yêu cầu hs làm ?1.
-HS: trả lời ?1
-GV: Giới thiệu:Hình 1a gọi là tứ giác lồi.
 Hỏi: Vậy tứ giác ntn gọi là t.giác lồi?
-HS: trả lời 
-GV: hướng dẫn hs cách vẽ , cách ghi các đỉnh của tứ giác.
- GV: treo bảng phụ ghi ?2 - SGK.
 Yêu cầu hs làm ?2(Cho hs làm việc theo nhóm bàn.(5' ))
- HS: làm theo nhóm.
-GV:Gọi hs lên bảng làm.
-HS: thực hiện
-GV: Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
-GV: chốt lại. 
- GV: Chuyển ý: Ta đã biết tổng số đo độ của các góc trong tam giác. Vậy tổng số đo độ của các góc trong một tứ giác là bao nhiêu? Có mối liên hệ gì với tam giác không? Đó chính là nội dung của phần 2
1. Định nghĩa. 
* Ví dụ: 
* Định nghĩa: (SGK)
-Tứ giác ABCD có: 
+ AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh
+ A, B, C, D : Là các đỉnh.
* Tứ giác lồi: (SGK)
*chú ý: (SGK)
?2.
Tứ giác ABCD có;
* Đỉnh: 
+Hai đỉnh kề nhau A và B, C và D, B và C, D và A.
+Hai đỉnh đối nhau A và C, B và D.
* Cạnh: 
+Hai cạch kề: AB và BC
+Hai cạnh đối nhau: AB và CD
* Đờng chéo: AC và BD. 
b)Hoạt động 2 (14’): Tổng các góc của một tứ giác.
- GV: yêu cầu hs làm ?3 – sgk
- HS: thực hiện yêu cầu của gv
- GV: Tổng 3 góc của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
- HS : bằng 3600
- GV: Làm thế nào có thể tính được tổng các góc của tứ giác ABCD ?
- HS: Chia tứ giác thành hai tam giác.
- GV: gọi hs lên bảng làm,HS khác làm vào vở.
-HS: thực hiện yêu cầu của gv
- GV: Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nhận xét
- GV: Nhận xét gì về tổng các góc trong một tứ giác?
 Hãy phát biểu nội dung định lý về tổng các góc trong một tứ giác?
- HS: phát biểu
2.Tổng các góc của một tứ giác. 
?3.
b)Nối A với C.
Xét ABC có: = 1800 (1)
Xét ACD có: = 1800 (2)
Từ (1) và (2) ta có;
 = 1800 + 1800
 Suy ra: = 3600
*Định lý: 
 Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
 IV. Củng cố:(10’).
Gv treo bảng phụ H5a lên bảng. Yêu cầu hs làm bài.
HS: thực hiện yêu cầu của gv
Bài 1 (SGK.T66)
	Hình 5a. 	Theo định lý tổng các góc của tứ giác ta có:
	x + 1100 1200 + 800 = 3600
	 x = 500.
GV treo bảng phụ hình 6a - SGK. Yêu cầu HS làm.
HS: thực hiện yêu cầu của gv
 Hình 6a: 	Ta có: x + x + 650 + 950 = 3600
	 2x + 1600 = 3600
	 x = 1000.
 V. Hướng dẫn học ở nhà: (3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
- Cần nẵm chắc nội dung định lý tổng các góc của một tứ giác.
- BTVN: BT 1 b,c,d, H6 b; 2 ; 3 ; 4 ; 5 (Sgk-T67).
- Hướng dẫn BT3:
a) AC là đường trung trực của BD
 AB = AD
 CB = CD
 GT
 b) = 1000 ; = 600
 Nối A với C.
 ? góc B có bằng góc D không?
 ( = do CBA = CDA (c.c.c))
 Có: = 3600
 Hay 1000 + + + 600 = 3600
 gggg o0ohhhh
 Ngày soạn: ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tiết 2 : HÌNH THANG
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
-Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông.
II. Kĩ năng:
-Biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang.
-Biểt sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang
III. Thái độ:
 Vẽ hình cẩn thận,chính xác.
B. Phương pháp:
 Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
-GV:Thước thẳng, phấn màu, êke. Bảng phụ.
-HS:Thước thẳng, êke, ôn tập các kiến thức về hình thang đã học.
D. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp: (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ : (7')
? HS1: Phát biểu và chứng minh định lý về tổng các góc của một tứ giác.
? HS2: Làm BT 3 (SGK.T67).
=> Nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề:(1’) 
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một tứ giác đặc biệt, đó là hình thang.
Triển khai bài:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
a) Hoạt động 1(18’): Định nghĩa.
- GV: Treo bảng phụ H13 .
- HS: quan sát
- GV: Hai cạnh AB và CD có đặc điểm gì?
- HS: AB // CD.
- GV: ta gọi t.giác ABCD đó là hình thang.
 ?Vậy thế nào là hình thang?
- HS: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
- GV: Nêu cách vẽ hình thang?
- HS: nêu cách vẽ
- GV: Gọi hs lên bảng vẽ, cho hs cả lớp cùng vẽ ra nháp.
- HS: thực hiện yêu cầu của gv
- GV: giới thiệu các yếu tố cạnh, đường cao
- HS: theo dỏi
- GV: Treo bảng phụ H15 và yêu cầu hs làm ?1.
- HS: trả lời ?1
- GV: Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- HS: nhận xét
- GV: chốt bài. 
- GV: Treo bảng phụ H16, 17 và yêu cầu hs trả lời ?2.
- HS: đọc đề
-GV: phân tích cùng hs.
 ? Để c/m hai đoạn thẳng bằng nhau thông thường ta thường c/m ntn?
- HS: C/m hai tam giác bằng nhau.
- GV: Hai tam giác nào bằng nhau?
 GV hướng dẫn:
?AB và CD có song song không? Vì sao?
?Hai đoạn thẳng song song thường cho ta điều gì?
?Có cặp góc nào bằng nhau?
- HS: trả lời các câu hỏi của gv
- GV: Câu b) làm tương tự.
- GV: Gọi 2 hs lên bảng làm.
- HS: xung phong lên bảng làm
- GV: Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- HS: nhận xét
- GV: Giới thiệu nhận xét – sgk 
- HS: đọc nx
1. Định nghĩa :
*Định nghĩa: (SGK).
Hình thang ABCD có AB//CD
-Cạnh đáy: AB, CD.
-Cạnh bên: AD. BC.
-Đờng cao: AH.
 A cạnh đáy B
 cạnh 
 bên
 D H cạnh đáy C
?1.
a) T.giác là hình thang: 
+ ABCD (vì BC//AD do = = 600).
+ EHGF (vì GF//HE do = 1800).
b) Tổng 2 góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 1800.
?2. Hình thang ABCD.
a) AD // BC.
CM: AD = BC
 AB = CD.
BL
a) Nối A với C.
Vì AB, CD là 2 đáy của hình thang ABCD AB//CD. = (so le trong)
Vì AD//BC = (so le trong).
 có: AC cạnh chung
 ABC = CDA (g.c.g).
 AD = BC; AB = CD.
b) Tượng tự 
 ABC = CDA (c.g.c ).
=> AD = BC
 Và = . Suy ra: AD // BC. 
*Nhận xét:(SGK).
b) Hoạt động 2 (5’): Hình thang vuông
- GV: Treo bảng phụ H18.
- HS: quan sát 
- GV: Có nhận xét gì về hình thang đã cho?
- HS: Góc A = 900
- GV: ta gọi ABCD là hình thang vuông.
 Vậy thế nào là hình thang vuông?
- HS: trả lời 
- GV: Còn có góc nào bằng 900 không?
- HS: góc D.
- GV: chốt lại kiến thức
2. Hình thang vuông:
*Định nghĩa: 
 Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông
 A B
 DC
 IV. Củng cố:(10’).
- GV: gọi hs nhắc lại định nghĩa và phần nhận xét về hình thang
- HS: thực hiện yêu cầu của gv
- GV: yêu cầu hs làm Bài 6 (SGK.T70).
 - GV: treo bảng phụ và hướng dẫn hs cách kiểm tra hai đường thẳng song song bằng thước và compa.
 - HS: làm theo hướng dẫn của gv.
 - GV: cho hs làm bài 8 (sgk - tr71)
 - HS: thảo luận theo bàn rồi xung phong lên bảng làm
Đáp án:
Hình thang ABCD có AB//CD AD và BC là hai cạnh bên.
Theo ?1 ta có: 
 = 1800 mà = 200 nên = 1000 ; = 200
 = 1800 mà = 2 nên = 1200 ; = 600
 V. Hướng dẫn, dặn dò: (3'’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
- Cần nắm chắc các tính chất của hình thang để vận dụng vào làm BT.
- BTVN: BT7+9+10 (SGK.T71). BT16+17+19+20 (SBT)
- HD: BT7 : làm nh BT 8.
	 BT9: Sử dụng t/c của tam giác cân và t/c hai đường thẳng song song.
 - Nghiên cứu bài mới: Hình thang cân.
 gggg o0ohhhh
 Ngày soạn: 19 / 8 / 2009
Tiết 3: HÌNH THANG CÂN
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức :
- HS nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
II. Kĩ năng :
-Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và t/c của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết cách CM một tứ giác là hình thang cân.
III. Thái độ :
-Rèn tư duy lôgic, tính chính xác và cách lập luận c/m hình học.
B. Phương pháp:
 Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
-GV:Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ H23, 24, 27 - SGK; ?2, compa.
-HS:Ôn tập các kiến thức về hình thang đã học, thước thẳng, thước đo góc, compa.
D. Tiến trình bài giảng:
 I. Ổ định lớp (1’): 
 II. Kiểm tra bài cũ (5’):
 - HS1:Nêu định nghĩa hình thang, vẽ hình và chỉ ra các yếu tố của hình thang.
 - HS2:Làm BT 9 (SGK.T71).
 III. Bài mới: 
 1. Đặt vấn đề (1’):
 - GV: hãy nêu lại định nghĩa tam giác cân và các tính chất của tam giác cân?
 - HS: trả lời
 - GV: ta đã biết thế nào là tam giác cân và các tính chất của nó. Tiết này ta sẽ tìm hiểu xem thế nào là hình thang cân và xem nó có các tính chất nào ?
 2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
a) Hoạt động 1 (10’): Định nghĩa .
- GV: Treo bảng phụ H23.
- HS: quan sát
- GV: Hình thang ABCD ở hình vẽ có gì đặc biệt?
- HS: D = C
-GV: giới thiệu đó là hình thang cân.
 Vậy hình thang cân là hình ntn?
- HS: trả lời đ/n
- GV: Nêu cách vẽ hình thang cân.? 
- HS: nêu cách vẽ
- GV: So sánh góc A và góc B từ đó rút ra nhận xét.
- HS: so sánh và rút ra nhận xét
- GV: Treo bảng phụ ?2.
- HS: đọc đề ?2
- GV: Cho hs trao đổi làm bài theo nhóm bàn.(5')
- HS: làm việc theo nhóm sau đó cử đại diện nhóm trả lời
- GV: Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
- GV: cho HS đo hai cạnh bên AC và BD hình 23 - SGK.
 Có nhận xét gì về AD và BC?
- HS: đo và rút ra nhận xét AD = BC
- GV: Điều này còn đúng với hình thang cân bất kỳ không? Sang phần 2 để tìm hiểu điều này.
1. Định nghĩa:
*Định nghĩa: (SGK)
Hình thang ABCD cân 
( đáy AB , CD)
ó AB //CD
 = 
* Chú ý: (SGK)
?2.
a)Các hình thang cân: ABDC; IKMN; PQST.
b) = 1000 , = 1100 , = 700 , = 900
c) Nhận xét: Hai góc đối của hình thang cân phụ nhau .
b) Hoạt động 2 (13’): Tính chất . 
- GV: nhận xét vừa rồi chính là nội dung định lí 1 - SGK.
- HS: đọc định lí
- GV: Hãy vẽ hình ghi GT, KL của đlí ?
- HS: thực hiện yêu cầu của gv
- GV: hướng dẫn HS tìm giao điểm O của AD và BC.
- GV: hướng dẫn HS c/m theo sơ đồ:
AD = BC
 OAB cân ; OCD cân
 = ; = 
 ↑
 GT
- HS: c/m theo hướng dẫn của gv
- GV: Nếu AD không cắt BC thì sao?
 Hãy giải thích AD = BC ?
- HS: c/m với trường hợp AD // BC
- GV: Nếu hình thang có hai cạnh bên bằng nhau thì đó có là hình thang cân không?
- HS: trả ... i: Hình lăng trụ đứng.
 -----------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2010
Tiết 59:	§4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
A.Mục tiêu:
 I.Kiến thức:
- Giúp học sinh:nắm được khái niệm hình lăng trụ đứng, và các yếu tố của nó.
 II.Kĩ năng:
- Giúp học sinh có kỷ năng: nhận dạng hình lăng trụ đứng, nhận dạng mặt bên, mặt đáy, gọi tên, vẽ.
 III.Thái độ:
- HS có ý thức trong học tập
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hinh lăng trụ đứng, thước.
-HS: thước
D.Tiến trình:
I.Ổn định(1’):
II.Bài cũ(3’):
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'. Hãy chỉ ra các mặt song song với nhau, các mặt vuông góc với nhau ?
III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề(1’): Cho học sinh quan sát mô hình, giới thiệu đó là một hình lăng trụ đứng. Lăng trụ đứng là hình như thế nào, nó có tính chất gì ?
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh quan sát hình 
GV: Hình 93 là một hình lăng trụ đứng. Hãy xác định đỉnh, các mặt bên, các cạnh bên, các mặt đáy, gọi tên hình lăng trụ ?
GV: Các mặt bên là các hình gì ? 
GV: Các cạnh bên có quan hệ gì ?
HS: Song song và bẳng nhau
GV: Độ dài cạnh bên là chiều cao
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 HS: Vuông góc
GV: Hãy liệt kê các hình lăng trụ đứng mà em đã biết ? 
HS: Hộp chữ nhật, hình lập phương
GV: Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng
GV: Trong trường hợp tổng quát đáy của hình lăng trụ là một đa giác và yêu cầu học sinh quan sát hình 95 sgk 
GV: Hai đáy của hình lăng trụ ABC.A'B'C' có quan hệ gì ?
HS: Song song và bằng nhau
GV: Nêu chú ý Sgk
1) Hình lăng trụ đứng(16’):
(Hình 93 Sgk)
2) Ví dụ(16’):
(Hình 95 sgk)
IV.Củng cố và luyện tập(6’):
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 19
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 20
	V. Hướng dẫn về nhà(2’):
-BTVN: 21, 22 Sgk tr108,109.
-Nghiên cứu bài mới: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
 ------------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2010
Tiết 60:	§5. DIỆN TÍCH XUNG QUANH 
CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
A.Mục tiêu:
 I.Kiến thức:
- Giúp học sinh: nắm được khái niệm Sxq, công thức tính Sxq, Stp của hình lăng trụ đứng.
 II.Kĩ năng:
- Giúp học sinh có kỷ năng: tính Sxq, Stp của hình lăng trụ.
 III.Thái độ:
- Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng quát hoá
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác, thước.
-HS: thước
D.Tiến trình:
I.Ổn định(1’):
II.Bài cũ(3’):
Vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, kí hiệu, cho biết mặt đáy, mặt bên...
III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề(1’): 
Diện tích xung quang của hình lăng trụ được tính theo công thức nào ?
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cho học sinh quan sát mô hình lăng trụ đứng tam giác và mô hình khai triển của nó 
Học sinh thực hiện ?1
GV: Tổng diện tích của các hình chữ nhật tính được là diện tích xung quanh của lăng trụ tam giác đó
GV: Tổng quát diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là tổng diện tích của các mặt nào ?
HS: Tổng diện tích các mặt bên
GV: Diện tích mỗi mặt bên là bao nhiêu ?
HS: Bằng một cạnh của đáy nhân với chiều cao
GV: Suy ra diện tích xung quanh của lăng trụ đứng được tính bởi công thức nào ?
HS: S = (Tông các cạnh của đáy) x (Chiều cao)
GV: Tổng các cạnh của đáy được gọi là gì ?
HS: Chu vi đáy
GV: Tóm lại: Ta có công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng như sau:
Sxq = 2p.h (p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao)
GV: Yêu cầu học sinh tính diện tích toàn phần của một hình lăng trụ đứng tam giác vuông. Biết hai cạnh góc vuông của tam giác vuông là 3cm và 5cm, chiều cao lăng trụ là 5cm.
HS: Stp = + 15 cm2
1) Công thức tính diện tích xung quanh(15’):
 Sxq = 2p.h
(p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao)
 STp = Sxq + 2.Sđ
2) Ví dụ(15’):
IV.Củng cố và luyện tập(8’):
- Thực hiện bài tập: 23, 24 Sgk tr111
	V. Hướng dẫn về nhà(2’):
-BTVN: 25, 26 sgk tr 111.
-Nghiên cứu bài mới: Thể tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
 --------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2010
Tiết 61:	§6.THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
A.Mục tiêu:
 I.Kiến thức:
- Giúp học sinh: nắm được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.
 II.Kĩ năng:
- Giúp học sinh có kỷ năng: tính thể tích hình lăng trụ đứng
 III.Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận và chính xác cho hs
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình hình lăng trụ, thước
-HS: thước
D.Tiến trình:
I.Ổn định(1’):
II.Bài cũ(5’):
Biết hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước đáy là 5cm, 7cm, 8cm và chiều cao 5 cm. Tính Sxq của lăng trụ ?
Đáp án: Sxq = (5 + 7 + 8).5 cm2
III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề(1’): 
 Thể tích của hình lăng trụ đứng được tính theo công thức nào ?
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 4cm, 5cm và chiều cao là 3cm. Tính thể tích của nó ? HS: V = 4.5.3 = 60 cm3
GV: Sđ = ? HS: Sđ = 20cm2
GV: Sđ.h = ? HS: 20.h = 60cm3 
GV: Ta nói V = Diện tích đáy x chiều cao đúng hay sai 
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?
HS: Vhh = 2.Vtg ; Vtg = Sđ.h 
GV: Tổng quát, ta có công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng là gì ?
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo ví dụ Sgk
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập: Cho lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân, có chiều cao 5 cm. Biết hình thang cân có đáy nhỏ là 3cm, đáy lớn là 9cm, cạnh bên 5cm. Tính thể tích của hình lăng trụ.
HS: Thực hiện
GV: S = ? HS: S = (3 + 9).2 = 24 cm2
GV: V = ? HS: V = 24.5 = 120 cm3
1. Công thức tính thể tích(16’):
	 V = S.h
(S là diện tích đáy, h là chiều cao)
2) Ví dụ(15’):
Bài tập: Cho lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân, có chiều cao 5 cm. Biết hình thang cân có đáy nhỏ là 3cm, đáy lớn là 9cm, cạnh bên 5cm. Tính thể tích của hình lăng trụ.
IV.Củng cố và luyện tập(5’):
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 27 sgk.
	V. Hướng dẫn về nhà(2’):
- BTVN: 28, 29, 30 Sgk tr114
- Tiết sau luyện tập.
 ------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2010
Tiết 62:	LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu:
 I.Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố: cách tích thể tích của hình lăng trụ đứng.
 II.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỷ năng: tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
 III.Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận và chính xác cho hs
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV: thước
-HS: thước
D.Tiến trình:
I.Ổn định(1’):
II.Bài cũ(3’):
Nêu công thức tính Sxq của hình lăng trụ đứng ? Giải thích các kí hiệu ?
 III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề(1’):
Tiết này ta luyện tập cách tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo nhóm (2h/s) 
GV: V = S.h Suy ra: S = ? h = ?
HS: S = và h = 
GV: Cột 1: hđ = ? V = ?
HS: hđ = 4 (cm) V = 30 (cm3)
GV: Cột 2: hđ = ? Sđ = ?
HS: Sđ = 7 (cm2) hđ = 2,8 (cm)
GV: Cột 3: a = ? h = ? HS: h = 3 (cm) a = 6 (cm)
GV: Yêu cầu học sinh vẽ vào vở 
GV: V = ? m = ?
HS: V = 20.8 = 160 (cm3) = 0,16 (dm3)
HS: m = 0,16.7,874 = 1,25984 Kg
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 113
GV: Các cạnh nào song song với cạnh AD ? 
HS: BC, EH, FG
GV: Các cạnh nào song song với cạnh AB ? HS: EF
GV: Các cạnh nào song song với mp(EFGH) ?
HS: AD, BC, AB, DC
GV:Các đường thẳng nào song song với mp(DCGH) ? HS: AE, BF
Bài tập 31 -Sgk tr115(11’)
Bài tập32- Sgk tr115(11’)
Bài tập33- Sgk tr115(11’)
IV.Củng cố và luyện tập(5’):
Các yếu tố của hình lăng trụ đứng có tính chất gì ?
Công thức tính Sxq và V như thế nào ?
	V. Hướng dẫn về nhà(2’):
-BTVN: 34, 35sgk tr116.
-Nghiên cứu bài mới: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
 -----------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2010
Tiết 63: 	§7. HÌNH CHÓP ĐỀU
VÀ HÌNHCHÓP CỤT ĐỀU
A.Mục tiêu:
 I.Kiến thức:
- Giúp học sinh: nắm được khái niệm hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều
 II.Kĩ năng:
- Giúp học sinh có kỷ năng: nhận dạng hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều; vẽ hình chóp; xác định các yếu tố của chúng.
 III.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích học toán cho hs
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình chóp, chóp đều, chóp cụt đều, thước.
-HS: thước
D.Tiến trình:
I.Ổn định(1’):
II.Bài cũ(4’):
Các yếu tố của hình lăng trụ đứng có tính chất gì ? Sxq = ? V = ?
 III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề(2’): 
Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp. 
Giới thiệu các hình như thế được gọi là hình chóp. Vậy hình chóp là hình như thế nào ?
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát hình 116 
GV: Hình 116 là một hình chóp. Hình chóp có đáy là hình gì ? mặt bên là hình gì ? các mặt bên có quan hệ gì ? 
GV: Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là gì ? 
Đường thẳng nào được gọi là đường cao của hình chóp ? 
GV: Kí hiệu hình chóp S.ABCD nghĩa là gì ? HS: S là đỉnh; ABCD là đáy; S.ABCD là hình chóp tứ giác
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều; mô hình khai triển của hình chóp tứ giác đều
GV: Hình chóp này có gì đặt biệt ? Đáy là hình gì ? Các mặt bên có tính chất gì ? HS: Đáy là hình vuông; các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau
GV: Các hình chóp như thế được gọi là hình chóp đều. Tổng quát hình chóp đều là hình chóp như thê nào ? 
GV: Đường cao của hình chóp đều có tính chất gì ? HS: Đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy
GV: Trung đoạn của nó là đường nào ?
HS: Là đường cao kẻ từ của mỗi mặt bên
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp cụt đều
GV: Nhận xét các mặt, các cạnh bên của hình chóp cụt ?
HS: Hai mặt đáy là các đa giác nằm trên hai mặt phẳng song song; các mặt bên là các hình thang cân bằng nhau; các cạnh bên của nó bằng nhau.
GV: Chỉ ra cách tạo hình chóp cụt đều từ hình chóp đều ? HS: Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy.
1) Hình chóp(11’): 
-Hình chóp có đáy là một đa giác; mặt bên là những hình tam giác có chung một đỉnh.
-Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là đỉnh của hình chóp; đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với đáy là đường cao của nó.
-Kí hiệu hình chóp: S.ABCD
	(S là đỉnh; ABCD là đáy)
2) Hình chóp đều(11’):
*Hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh được gọi là hình chóp đều.
 Hình 117
3) Hình chóp cụt đều(10’):
Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy gọi là hình chóp cụt đều. 
 Hình 119
IV.Củng cố và luyện tập(5’):
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 36
	V. Hướng dẫn về nhà(2’):
-BTVN: 37, 38, 39sgk tr119. 
-Nghiên cứu bài mới: Diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2009_2010_nguyen_thi_khanh_ch.doc