Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Mai Hùng Cường

Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Mai Hùng Cường

? Từ định nghĩa tứ giác cho biết hình 1d có phải tứ giác không? Vì sao?

GV giới thiệu các cách gọi tên tứ giác ABCD.

? Đọc tên một tứ giác bạn vừa vẽ trên bảng, chỉ ra các yếu tố đỉnh; cạnh của nó?

HS Quan sát hình 1 trong SGK và trả lời câu hỏi ?1/64 (SGK)

GV: Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi.

? Vậy tứ giác lồi là một tứ giác như thế nào?

GV nhấn mạnh định nghĩa tứ giác lồi và nêu chú ý tr 65 SGK.

HS: Hoạt động nhóm ?2/ SGK

Sau đó 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét.

? Qua ?2, em hiểu thế nào là 2 đỉnh kề nhau, 2 đỉnh đối nhau, 2 cạnh kề nhau, 2 cạnh đối nhau?

Hoạt động 3: Tổng các góc của một tứ giác

GV: Đưa bảng phụ ?3

HS: Thảo luận nhóm 1 phút. Sau đó một HS tại chỗ nêu cách làm.

? Hãy phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?

HS: Một HS phát biểu theo SGK

? Hãy nêu dưới dạng GT, KL

GV: Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác.

? Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn họăc đều tù hoặc đều vuông hay không?

Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập

? Định nghĩa tứ giác ABCD?

?Thế nào gọi là tứ giác lồi? Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?

GV: Đưa bài tập 1/66 - SGK lên bảng phụ.

HS: lần lượt trả lời miệng.

doc 65 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Mai Hùng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 - Tuần: 1	Ngày soạn: 15/8/2008
Chương I: Tứ giác
Bài: 	Tứ giác
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu: HS nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
2. Kỹ năng: HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực hiện đơn giản
3. Thái độ: GD cho HS có tái độ yêu thích môn học, thấy được tầm quan trọng của hình học trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ 1, 2, thước đo góc.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới:
GV giới thiệu qua chương trình hình học 8 và nội dung của chương I.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Định nghĩa
GV đưa ra bảng phụ hình 1/SGK.
? Trong mỗi hình trên gồm mấy đoạn thẳng? Đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình?
? ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có đặc điểm gì?
HS: ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.Trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng 
GV: Mỗi hình 1a, 1b, 1c, là một tứ giác ABCD. 
? Tứ giác ABCD là gì?
HS: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
GV: Đưa định nghĩa tr 64 SGK.
Mỗi HS vẽ hai tứ giác vào vở và tự đặt tên.
Một HS thực hiện trên bảng.
? Từ định nghĩa tứ giác cho biết hình 1d có phải tứ giác không? Vì sao?
GV giới thiệu các cách gọi tên tứ giác ABCD.
? Đọc tên một tứ giác bạn vừa vẽ trên bảng, chỉ ra các yếu tố đỉnh; cạnh của nó?
HS Quan sát hình 1 trong SGK và trả lời câu hỏi ?1/64 (SGK)
GV: Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi. 
? Vậy tứ giác lồi là một tứ giác như thế nào?
GV nhấn mạnh định nghĩa tứ giác lồi và nêu chú ý tr 65 SGK.
HS: Hoạt động nhóm ?2/ SGK 
Sau đó 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét. 
? Qua ?2, em hiểu thế nào là 2 đỉnh kề nhau, 2 đỉnh đối nhau, 2 cạnh kề nhau, 2 cạnh đối nhau?
Hoạt động 3: Tổng các góc của một tứ giác
GV: Đưa bảng phụ ?3
HS: Thảo luận nhóm 1 phút. Sau đó một HS tại chỗ nêu cách làm.
? Hãy phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?
HS: Một HS phát biểu theo SGK
? Hãy nêu dưới dạng GT, KL
GV: Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác.
? Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn họăc đều tù hoặc đều vuông hay không?
Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập
? Định nghĩa tứ giác ABCD?
?Thế nào gọi là tứ giác lồi? Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?
GV: Đưa bài tập 1/66 - SGK lên bảng phụ. 
HS: lần lượt trả lời miệng.
1.Định nghĩa: (SGK/64)
A
D
C
B
- Các điểm A, B, C, D là các đỉnh.
- Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh.
* Tứ giác lồi: SGK/69
*Chú ý: SGK/69
3. Tổng các góc của một tứ giác:
Định lý: (SGK/69).
A + B + C + D = 3600
Bài tập 1 (SGK/66)
H5:
a) x = 360- (110+ 120 + 80) = 50
b) x = 360 - (90 + 90 + 90) = 90
c) x = 360 - (90 + 90+ 65) = 115
d)x = 360 - (75 + 120 + 90) = 75
H6:
a)x = [ 3600 – (650 + 950) ]:2 = 1000
b) 10x = 360 x = 36
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài 
- Chứng minh được định lí Tổng các góc của tứ giác
- Bài tập về nhà số 2, 3, 4, 5, tr 66, 67 SGK 
- Đọc bài”có thể em chưa biết”tr 68 SGK
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau:
- Xem trước bài “Hình thang”.Tiết: 2 - Tuần: 1	Ngày soạn: 15/8/2008
Bài: 	Hình thang
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
2. Kỹ năng: HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông. Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
3. Thái độ: GD cho HS có tái độ yêu thích môn học, thấy được tầm quan trọng của hình học trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc.
 D 	 	 C
 A B
1100
700
2. Học sinh: 	Thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới:
HS1: Tứ giác là gì? Tứ giác lồi là gì? 
Phát biểu định lý tổng 4 góc trong một tứ giác? 
? Quan sát hình vẽ trên, cho biết tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
Vì sao? Dựa vào kiến thức nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV: Tứ giác ABCD như trên là một hình thang. 
? Vậy thế nào là một hình thang? 
HS: Đọc định nghĩa hình thang 
GV: Vẽ một hình thang ABCD và giới thiệu các yếu tố của một hình thang.
GV yêu cầu HS thực hiện ?1
HS lần lượt trả lời miệng.
GV: Yêu cầu HS làm ?2a/70.
HS: Đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Cho hình thang ABCD có đáy là AB, CD thì suy ra điều gì? AD và BC là cạnh gì?
? Muốn chứng minh AD = BC thì làm như thế nào? 
HS: Chứng minh rABC = rCDA.
? Từ AB//CD và AD//BC ta suy ra điều gì? 
HS: Lên bảng trình bày.
HS hoạt động nhóm làm phần b.
Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
? Qua ?2. Em có nhận xét gì về hình thang có 2 cạnh bên song song? Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau?
HS đọc nhận xét SGK/70.
Hoạt động 2: Hình thang vuông:
? Hãy vẽ một hình thang có một góc vuông và đặt tên cho hình thang đó?
HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng vẽ 
GV: Hình thang chúng ta vừa vẽ là hình thang vuông.
? Em hiểu thế nào là hình thang vuông?
HS: Nêu định nghĩa hình thang vuông theo SGK
Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập
? Để chứng minh một tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì?
? Để chứng minh một tứ giác là hình thang vuông ta cần chứng minh điều gì?
HS trả lời tại chỗ bài tập 6/70 - SGK.
HS quan sát H21 (SGK)
3 HS lên bảng tính x ở 3 phần a, b, c
Tìm x và y trong các hình
Cả lớp làm vào vở.
3 HS lên bảng giải thích cách làm.
1. Định nghĩa(SGK/73)
 D H	 	 C
 A B
Tứ giác ABCD: AB//CD
ị ABCD là hình thang
AB, CD:	cạnh đáy
AD, BC:	cạnh bên
AH:	đường cao
?2
a) Nối AC. Xét ADC và CBA có:
 = (so le trong do AB// DC)
AC: chung
= (so le trong do AB // DC)
ADC = CBA (gcg).
(hai cạnh tương ứng)
b) Nối AC. Xét DAC và BCA có 
AB = DC (gt)
= (so le trong do AB // DC)
Cạnh AC chung. 
DAC = BCA(cgc)
 AD = BC và AD // BC
* Nhận xét: (SGK/74) 
2. Hình thang vuông:
Hình thangABCD có 1 góc vuông ị ABCD là hình thang vuông. 
C
D
B
A
Bài tập 6 (SGK/70)
Bài tập 7(SGK/71)
H21: a, x + 80o = 180o
=> x = 180o - 80o = 100o
y + 40o = 180o
=> y = 180o - 40o = 140o
Vậy x = 100o; y = 140o
Tương tự phần b, c
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học định nghĩa hình thang, hình thang vuông và hai nhận xét (SGK/70)
- Làm bài tập: 8, 9 (SGK/70); 11, 12, 19 (SBT/62)
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau:
- Ôn định nghĩa và tính chất của tam giác cân.
- Xem trước bài “Hình thang cân”.
Tiết: 3 - Tuần: 2	Ngày soạn: 15/8/2008
Bài: 	Hình thang cân
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu: HS hiểu được được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
2. Kỹ năng: HS biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa, tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biét chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
3. Thái độ: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới:
? Nêu định nghĩa và các tính chất của hình thang?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H23 (SGK/72).
? Hình thang ABCD (AB // CD) trên hình 23 có gì đặc biệt?
GV: Hình thang trên là hình thang cân.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Định nghĩa
GV: Yêu cầu HS vẽ lại H23 vào vở.
HS: Vẽ H23 vào vở
?Thế nào là hình thang cân?
HS: Đọc định nghĩa SGk/72
? Nếu tứ giác ABCD có AB//CD và thì nó là hình gì?
HS: Là hình thang cân.
? Tứ giác ABCD là hình thang cân khi nào?
? Nếu hình thang ABCD là hình thang cân ta có điều gì?
HS: Tại chỗ chứng minh.
=> Chú ý (SGK/71) Ghi gt, KL
HS: Đọc chú ý
GV: Yêu cầu HS làm ?2/72
HS: Quan sát hình vẽ -> trả lời.
Hoạt động 2 : Tính chất:
HS: Đọc định lí 1/SGK - 72
 Ghi GT - KL vào vở.
? Để chứng minh Đl này em cho biết hai cạnh bên AD và BC có thể có vị trí như thế nào?
HS: AD cắt BC hoặc AD//BC
HS: Vẽ hình cho từng trường hợp => gợi ý c/m (như SGK)
HS: Lên bảng c/m TH1 
HS: Tại chỗ c/m TH2 
? Nhắc lại đlý? Ngược lại 1 hình có 2 cạnh bên bằng nhau có là h. thang cân không?
ị Đọc chú ý SGK.
GV: Ngoài tính chất về cạnh hình thang cân còn có tính chất về đường chéo.
HS: Đọc định lí 2/73 ghi GT - KL
HS vẽ hình ghi TG - KL vào vở.
H: Thảo luận tìm cách c/m định lý.
HS xem c/m (SGK).
Hoạt động3: Dấu hiệu nhận biết
1HS lên bảng thực hiện ?3/74
? Qua ?3 em cho biết h.thang có 2 đường chéo bằng nhau có là hình thang cân không? => Dấu hiệu nhận biết.
Cả lớp làm vào vở. 1HS lên bảng trình bày.
? Để c/m một tứ giác là hình thang cân có những cách c/m nào?
HS: Đọc dấu hiệu nhận biết.
Hoạt động 4: Củng cố - luyện tập:
? Phát biểu định nghĩa, tính chất của hình thang cân?
? Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình thang cân?
HS hoạt động nhóm bài tập 11/74 - SGK.
Sau đó đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét.
1. Định nghĩa: (SGK/72)
 A B
 D C
Tứ giác ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) 
ú AB //CD; hoặc
* Chú ý: (SGK/72) 
2. Tính chất:
* Định lý 1 (SGk/72)
Gt
Hình thang cân ABCD
AB //CD
KL
AD = CB
Chứng minh
TH1: AD BC = 
(AB < CD)(SGK/73) 
O
B
A
TH2: 
AD//BC
(SGK/73) A B
 D C
*Chú ý: (SGK/73)
* Định lý 2 (SGK)/73
 A B
 D C
Gt
Hình thang cân ABCD AB//CD
Kl
AC = BD
3. Dấu hiệu nhận biết:
Định lý 3: (SGK/74)
* Dấu hiệu nhận biêt hình thang cân (SGK/74)
Bài tập 11/74(SGK)
Hình thang cân ABCD có AB = 2, DC = 4
AD2 = 33+12 =10 => AD = 	
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân
- Làm BT 12,13/74/75 (SGK)
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau:
- Tiết sau luyện tập.
Tiết: 4 - Tuần: 2	Ngày soạn: 15/8/2009
Bài: 	luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình thang, hình thang cân.
2. Kỹ năng: Học sinh nắm được cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang cân.
3. Thái độ: Rèn cách trình bày một bài toán một cách đơn giản, ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
HS1: Phát biểu định nghĩa, các tính chất của hình thang cân
GV: treo bảng phụ có vẽ sẵn hình vẽ và yêu cầu HS tại chỗ điền các yếu tố để được c ... K.
HS đứng tại chỗ trình bày, trả lời câu hỏi.
? Nhận xét bài làm của bạn?
Hoạt động 3: Củng cố – luyện tập
? Nêu công thức tính S hcn, S hv, S tam giác vuông?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời miệng bài tập trắc nghiệm
Các câu sau Đ hay S vì sao?
a. Hai hình có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
b. Hai hình bằng nhau thì diện tích bằng nhau
Bài tập 10(119 - SGK):
c
b
a
, 
mà (Pitago)
Vậy diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền bằng tổng diện tích 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông.
Bài tập 11(119 - SGK):
Từ 2 tam giác có diện tích bằng nhau cát ghép các tam giác tạo ra:
a, 2cân
b, 2 hbh
c, 2 hcn
S các hình ghép đều bằng nhau và bằng tổng S 2
Bài tập 13(119 - SGK):
Vì ABCD là hình chữ nhật SABC = SCAD
Tương tự SAEF = SAEH, 
 SEGC= SCEK
hay 
Bài tập 14(119 - SGK):
3. Hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập lại các định nghĩa, công thức tính S
 	- Làm bài tập 15/119(SGK)
* Chuẩn bị bài sau: - Đọc bài Đ3. Diện tích tam giác: Nắm được hướng chứng minh công thức tính diện tích tam giác.Tiết: 29 - Tuần: 15	Ngày soạn: 27/11/2009
Bài: 	Diện tích tam giác
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích tam giác. Biết chứng minh định lý về diện tích tam giác một cách chặt chẽ gồm ba trường hợp và biết trình bày gọn ghẽ chứng minh đó.
2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức tính diện tích tam giác trong giải toán. Vẽ được hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của một tam giác cho trước.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
HS1: áp dụng các công thức để tính S vuông, S ABC trong hình vẽ 
A
B
C
H
 Biết đường cao AH =3 cm, BH = 1 cm, HC = 3cm 
 cm2 
Giới thiệu vào bài
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Định lí
GV:Yêu cầu học sinh đoc định lí SGK/120 
HS: Vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu chứng minh SGK  
? ABC có thể xảy ra mấy trường hợp?
HS: 3 trường hợp: vuông, nhọn, có 1 góc tù.
? Em đã biết cách c/m S tam giác trong trường hợp nào?
HS tự c/m các trường hợp còn lại vào vở.
HS hoạt động nhóm làm  phần ? 
Đại diện một nhóm lên trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập:
Treo bảng phụ H128, 129.
HS: Thảo luận theo nhóm bàn,sau đó đại diện một nhóm tại chỗ giải thích. giải thích
 GV: Vẽ hình 131 lên bảng
HS: Lên bảng trình bày.
? Nhận xét bài làm của bạn? 
GV: Uốn nắn và sửa sai cho học sinh. 
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 18. Sau đó đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét.
GV: Uốn nắn và sửa sai cho các nhóm.
1. Định lí:
 (SGK/120)
 h
 ò----- a ------à
h: đường cao tương ứnh với cạnh a
a: cạnh đáy
Chứng minh(SGK/120,121)
2. Vận dụng:
Bài tập 16(SGK/121):
Bài tập 17(SGK/121):
Bài tập 18(SGK/121):
3. Hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc công thức 
- Làm bài tập 19, 20/121, 122(sgk)
* Chuẩn bị bài sau: : - Ôn các công thức tính diện tích đã học.Tiết: 30 - Tuần: 15	Ngày soạn: 27/11/2009
Bài: 	luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu thêm về cách tính diện tích tam giác.Học sinh hiểu nếu đáy tam giác không đổi thì diện tích tam giác tỉ lệ thuận với chiều cao.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tư duy logic, linh hoạt trong vận dụng lý thuyết đã học vào giải toán.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
HS1: Viết công thức tính diện tích tam giác
- Chữa bài tập 18/121.sgk
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Luyện tập 
GV đưa bài tập 19/122 sgk
? Hãy chỉ ra các tam giác có cùng diện tích?
? Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì có bằng nhau hay không?
GV đưa bài tập 21/122 sgk
? Bài toán cho gì? Yêu cầu gì?
? Tính x?
? Hãy tính diện tích hcn ABCD?
? Tính diện tích tam giác ADE?
? Dựa vào đề bài toán hãy tính x?
HS: Một HS lên bảng thực hiện
? Nhận xét bài làm của bạn? 
GV: Uốn nắn và sửa sai cho học sinh.
GV đưa bài tập 24/123 sgk
? Bài toán cho gì? Yêu cầu gì?
GV vẽ hình lên bảng, HS vẽ hình vào vở.
GV ghi các số liệu bài toán đã cho lên hình vẽ.
? Nêu cách tính diện tích tam giác ABC?
? Hãy tính AH?
? Tính diện tích tam giác?
HS: Một HS lên bảng thực hiện
? Nhận xét bài làm của bạn? 
GV: Uốn nắn và sửa sai cho học sinh. 
GV chốt lại công thức tính diện tích tam giác cân, khi biết độ dài đáy và độ dài cạnh bên.
? Nếu tam giác ABC đều cạnh a thì diện tích được tính như thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố - luyện tập.
? Công thức tính S hcn, S hv, S tam giác vuông?
Bài 19(SGK/122)
8
7
6
5
4
3
2
1
Bài 21SGK/122)
5x=3.5 x = 15 / 5 = 3
a
b
A
B
C
H
Vậy x = 3 thì 
Bài 24(SGK/123)
AB = AC = b, BC = a
AH = 
Bài 25(SGK/123)
Chú ý nếu ABC đều: 
3. Hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫn về nhà: 
	- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 22, 23/123 (sgk)
* Chuẩn bị bài sau: - Ôn định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt.Tiết: 31 - Tuần: 16	Ngày soạn: 1/12/2009
Bài: 	Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống kiến thức cơ bản: ĐN, Tính chất, dấu hiệu nhận biết: (hình thang, hình thang cân, hbh, hcn, hình thoi, hình vuông) thông qua một số bài tập trắc nghiệm.
2. Kĩ năng: Vận dụng vào làm bài tập chứng minh, tính toán.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
2. Học sinh: 	Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: I. Lý thuyết: 
GV đưa bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Một tứ giác có nhiều nhất:
	A. 4 góc nhọn	B. 3 góc nhọn	C. 2 góc nhọn	D.1 góc nhọn
Câu 2: Hình thang là tứ giác có:
	A. 2 cạnh bằng nhau	B. 2 cạnh kề bằng nhau 
	C. 2 cạnh đối bằng nhau 	 D. 2 cạnh đối song song.
Câu 3: Hình thang cân là hình thang có:
	A. 2 đường chéo vuông góc 	B. 2 cạnh bên song song
	C. 2 đường chéo bằng nhau	D. 2 cạnh đáy bằng nhau.
Câu 4: Hình bình hành là tứ giác có:
	A. 2 đường chéo bằng nhau 	
	B. 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
	C. 2 đường chéo vuông góc	
	D. 1 đường chéo là phân giác của một góc.
Câu 5: Một tứ giác là hình vuông nếu nó là:
	A. Tứ giác có ba góc vuông	
	B. Hình thang có hai góc vuông
	C. hình bình hành có một góc vuông 	
	D. Hình thoi có một góc vuông.
Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM có độ dài 8 cm. Độ dài cạnh huyền BC là:	
	A. 16 cm	B. 8 cm 	C. 4 cm	D. 10 cm
Câu 7: Cho hình vẽ bên. Biết IK//BC. Độ dài x là:
A.4cm B.14cm
 C. 10cm D. 8cm
Câu 8: Cho hình vẽ. Biết AB//CD//EF//GH. Khi đó x và y có độ dài lần lượt là:
	A.24cm và 28cm 	B.12cm và 20 cm 
	C.24cm và 36cm 	D.8cm và 20 cm
Câu 9: Các khẳng định sau đúng hay sai?
a, Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
b, Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
c, Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau thì hai cạnh bên song song.
d, Hình thang cân có một góc vuông là hình chữu nhật.
e, Hình thoi là một đa giác đều.
g, Hình có 2 đường chéo vuông góc và bằng nhau là hình thoi.
h, Hình có hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi.
Hoạt động 2: 	II. Bài tập 
GV đưa bài tập
HS đọc đề bài tập, vẽ hình.
? Nêu hướng c/m tam giác ECD cân?
? Tứ giác EIKM là hình gì? c/m?
? c/m EIKM là hbh có hai cạnh kề bằng nhau?
Bài tập: 
Cho hình thang cân ABCD (AB// CD), gọi E là trung điểm của AB.
a/ Chứng minh tam giác ECD là tam giác cân.
b/ Gọi I, K, M lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA. Tứ giác EIKM là hình gì? 
chứng minh.
a/ c/m AED = BEC (c.g.c)
 => ED = EC 
 =>EDC cân 
b/ *c/m: EI // MK và EI = MK => EIKM là hbh (1)
* c/m: EI = EM (2)
Từ (1) và (2) => EIKM là hình thoi.
Hoạt động 3: 	Củng cố - luyện tập:
? Nhắc lại định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt?
3. Hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫn về nhà: 
Ôn lại lý thuyết, xem lại các dạng bài tập đã ôn tập ở cuối chương I. Xem lại các bài và các dạng bài tập đã chữa.
* Chuẩn bị bài sau: - Tiết sau kiểm tra.Tiết: 32 - Tuần: 17	Ngày soạn: 15/8/2009
Bài: 	trả bài kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu:
- Trả bài kiểm tra môn hình học cho học sinh. 
- Chữa các lỗi mà các em còn mắc phải trong bài kiểm tra.
- HS thấy được các lỗi mắc phải để lần sau khắc phục.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Đề kiểm tra học kỳ I, đáp án, bài làm của học sinh.
2. Học sinh: 	
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: ()
? Hãy nêu tác dụng của thước thẳng và compa?
ị GV giới thiệu lại các bài toán dựng hình cơ bản đã biết.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Trắc nghiệm:
GV đưa câu hỏi trắc nghiệm.
HS tại chỗ trả lời. HS khác nhận xét. GV đưa biểu điểm và đáp án.
Hoạt động 2: Tự luận:
GV đưa ra đầu bài.
Bài 4 (4đ): Cho DABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với A qua H, M là điểm đối xứng với B qua H.
a) Tứ giác ABDM là hình gì? Chứng minh?
b) Biết AH = 2cm, BC = 5cm. Tính SBDC.
c) Chứng minh M là trực tâm của tam giác ADC.
	d) Gọi I là trung điểm của MC, N là giao điểm của DM với AC. Chứng minh DAHI là tam giác vuông.
Một HS lên bảng ghi GT - KL, HS khác lên bảng vẽ hình.
Lần lượt mỗi HS lên bảng làm một phần.
GV đưa ra biểu điểm. 
HS căn cứ biểu điểm tự chấm điểm cho bài kiểm tra của mình.
Hoạt động 3: củng cố:
GV nhận xét kết quả làm bài kiểm tra của một số HS điển hình trong lớp.
Tuyên dương những HS đạt điểm cao, động viên khích lệ những HS đạt điểm dưới 5.
I. Trắc nghiệm:
Câu
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
II. Tự luận:
Bài làm:
a) Ta có HA = HD; HB = HM (gt) 
ị ABDM là hbh.
Mà AD ^ BM nên ABDM là hình thoi.
b) Ta có DH là đường cao của DABC 
và DH = AH = 2cm.
nên SBDC = DH.BC = 5cm2
c) Có ABDM là hbh nên DM//AB 
ị DM ^ AC.
Vậy M là giao điểm của hai đường cao của DADC hay là trực tâm của DADC.
d) Ta có = ; = (do NH, NI là trung tuyến các tam giác vuông NAD, NMC) ị + = + = 900
Suy ra + = 900 hay DHNI vuông tại N.
* Kết quả cụ thể của từng lớp:
Lớp
Số bài
0 đ < 2
2 đ < 5
5 đ <6,5
6,5 đ < 8
8 đ 10
%TBư
8D
37
16
8
4
9
57%
8E
37
17
12
4
4
54%
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Xem lại các bài đã chữa trong bài kiểm tra học kỳ.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
- Đọc nội dung bài: “Diện tích hình thang”

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 8 Ki I.doc