Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trìn cả năm (Bản đầy đủ)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trìn cả năm (Bản đầy đủ)

G-Treo nội dung bảng phụ hình 1 (SGK )

H-Quan sát hình vẽ

G-Tron hình vẽ 1 mỗi hình a , b ,c ,d gồm có mấy đoạn thẳng?

H- Mỗi hình gồm có 4 đoạn thẳng AB ,BC , CD , DA

G-Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng

H-hình d có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng

G- Các hình a, b, c đều đợc gọi là tứ giác còn hình d không phải là tứ giác

G- vậy tứ giác là hình như thế nào?

H-Nêu định nghĩa SGK

G-chốt lại nội dung ĐN

G-giới thiệu cách đọc tên tứ giác , đỉnh , cạnh

H- Vẽ tứ giác vào vở

H-đọc tên tứ giác chỉ ra các yếu tố về đỉnh ,cạnh

G- Yêu cầu H lấy thước kẻ lần lợt đặt mép thớc trùng lên mỗi cạnh của tứ giác ở các hình a,b,c

G-yêu cầu H trả lời?1 (64 –SGK )

H-Nêu

G- Giới thiệu tứ ở hình a là tứ giác lồi

 Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?

H- Nêu định nghĩa:tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác .

H-Vẽ tứ giác lồi vào vở

G- Cho H thực hiện?2 (đề bài trên bảng phụ )

H-trả lời

G- Nêu chậm các định nghĩa sau:

 + Hai đỉnh cùng thuộc một cạnh là hai đỉnh kề nhau

 + Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau

 +Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau

 +Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau

 + Đường chéo: đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau

H-Nghe

G-Tổng các góc trong một tam giác là?

H-Nêu được tổng các góc của một tam giác bằng 1800

G-Thế còn tổng các góc của một tứ giác làbao nhiêu?

G-Yêu cầu H thực hiện?3

H-Phát biểu định lý về tổng các góc của một tứ giác

G-Chốt lại đây là định lý nêu lên tính chất về góc của một tứ giác

G- Nối đường chéo BD , nhận xét gì về hai

đường chéo của một tứ gíac?

H-Hai đường chéo của một tứ giác cắt nhau 1) Định nghĩa (SGK )

 Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB , BC ,CD , DA trong đó không có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng

 Ví dụ:

Hình a,b,c ( Hình 1 –SGK ) là tứ giác

ã Tứ giác lồi

Định nghĩa (SGK -65)

 A B

 D

 C

Tứ giác ABCD

ã Cạnh: AB , BC , CD ,DA

ã Đỉnh: A ,B , C , D

ã Góc

ã Đường chéo: AC , BD

2)Tổng các góc của một tứ giác

 A B

 2 1

 D

 2 1

 C

Tứ giác ABCD

 vẽ đường chéo AC có hai tam giác

Nên tứ giác ABCD có

Hay:

Định lý ( SGK – 65)

 

doc 213 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 554Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trìn cả năm (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết 1 
Ngày giảng : 
Chương I : Tứ giác
Tứ giác
A. Mục tiêu 
Học sinh hiểu được các định nghĩa tứ giác , tứ giác lồi , tổng các góc của một tứ giác lồi.
-Học sinh biết vẽ , biết gọi tên các yếu tố , biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi .
Học sinh biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản. 
B. Chuẩn bị 
 G- Bảng phụ hình vẽ 1 ( SGK) , ?2 ( 65-SGK ),hình 5 (SGK ) , Bộ các loại tứ giác 
 H- Đồ dùng học tập , sách vở đầy đủ 
C. Tiến trình dạy – học 
 I-ổn định tổ chức : Sĩ số : Có mặt : Vắng mặt :
 II- Kiểm tra bài cũ 
 G-Nhắc nhở H các đồ dùng cần thiết khi học bộ môn 
 III- Bài mới 
ĐVĐ : Các em đã học về tam giác 
G : Nêu định nghĩa tam giác ? Tính chất về tổng số đo các góc của tam giác ?
H : Trả lời
G-Giới thiệu chương tứ giác 
 ( Sử dụng mô hình các loại tứ giác )
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức
G-Treo nội dung bảng phụ hình 1 (SGK ) 
H-Quan sát hình vẽ 
G-Tron hình vẽ 1 mỗi hình a , b ,c ,d gồm có mấy đoạn thẳng ?
H- Mỗi hình gồm có 4 đoạn thẳng AB ,BC , CD , DA 
G-Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng 
H-hình d có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng 
G- Các hình a, b, c đều đợc gọi là tứ giác còn hình d không phải là tứ giác 
G- vậy tứ giác là hình như thế nào ? 
H-Nêu định nghĩa SGK 
G-chốt lại nội dung ĐN 
G-giới thiệu cách đọc tên tứ giác , đỉnh , cạnh 
H- Vẽ tứ giác vào vở 
H-đọc tên tứ giác chỉ ra các yếu tố về đỉnh ,cạnh 
G- Yêu cầu H lấy thước kẻ lần lợt đặt mép thớc trùng lên mỗi cạnh của tứ giác ở các hình a,b,c 
G-yêu cầu H trả lời ?1 (64 –SGK ) 
H-Nêu 
G- Giới thiệu tứ ở hình a là tứ giác lồi 
 Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
H- Nêu định nghĩa :tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác .
H-Vẽ tứ giác lồi vào vở 
G- Cho H thực hiện ?2 (đề bài trên bảng phụ )
H-trả lời 
G- Nêu chậm các định nghĩa sau :
 + Hai đỉnh cùng thuộc một cạnh là hai đỉnh kề nhau 
 + Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau 
 +Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau 
 +Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau 
 + Đường chéo : đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau
H-Nghe 
G-Tổng các góc trong một tam giác là ?
H-Nêu được tổng các góc của một tam giác bằng 1800
G-Thế còn tổng các góc của một tứ giác là bao nhiêu ? 
G-Yêu cầu H thực hiện ?3 
H-Phát biểu định lý về tổng các góc của một tứ giác 
G-Chốt lại đây là định lý nêu lên tính chất về góc của một tứ giác 
G- Nối đường chéo BD , nhận xét gì về hai 
đường chéo của một tứ gíac ?
H-Hai đường chéo của một tứ giác cắt nhau 
 1) Định nghĩa (SGK ) 
 Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB , BC ,CD , DA trong đó không có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng 
 Ví dụ :
Hình a,b,c ( Hình 1 –SGK ) là tứ giác 
Tứ giác lồi 
Định nghĩa (SGK -65)
 A B
 D 
 C 
Tứ giác ABCD 
Cạnh : AB , BC , CD ,DA 
Đỉnh : A ,B , C , D 
Góc 
Đường chéo : AC , BD 
2)Tổng các góc của một tứ giác 
 A B
 2 1
 D 
 2 1
 C 
Tứ giác ABCD 
 vẽ đường chéo AC có hai tam giác 
Nên tứ giác ABCD có 
Hay : 
Định lý ( SGK – 65) 
IV- Củng cố – luyện tập 
Nêu định nghĩa tứ giác , thế nào là tứ giác lồi ?
Nêu tính chất của tứ giác ?
Bài tập 1( 66-SGK ) 
x=3600 – (1100 +1200) = 500 b) x=3600 – (900+900+900) = 900
c)x= 3600 – ( 900+900+650) =1150 d)x = 3600 – (750 +1200 + 900) =750 
e)x = [3600 –(650 +950)] : 2 = 1000
f)10x =3600 ; x =360 
V-Hướng dẫn học ở nhà 
 -Học thuộc các định nghĩa , định lý trong bài 
- Bài tập 2,3,4,5 (66-67 –SGK 
D.Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **************************************************
Ngày soạn : Tiết 2 
Ngày giảng : 
Hình thang
A. Mục tiêu 
Học sinh hiểu được định nghĩa hình thang , hình thang vuông , các yếu tố của hình thang 
 Học sinh biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông 
Học sinh biết vẽ hình thang , hình thang vuông biết tính số đo các góc của hình thang,hình thang vuông 
Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác có là hình thang ,rèn t duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
 B. Chuẩn bị 
 G- Thước thẳng , E ke , Bảng phụ hình 13 (SGK ) , hình vẽ 15 ( SGK ) 
 Hình 20 , 21 ( 71-SGK )
 H- Thớc kẻ , eke 
 C. các hoạt động dạy học : 
 I- ổn định tổ chức : 
 II- Kiểm tra bài cũ 
 HS1 : 1) Nêu định nghĩa tứ giác ABCD 
 2) Thế nào là tứ giác lồi ? Vẽ tứ giác lồi ABCD chỉ ra các yếu tố của nó 
 HS2 : -Phát biểu định lý tổng các góc của một tứ giác 
Cho hình vẽ ( Hình 13 –SGK ) : Tứ giác ABCD có gì đặc biệt ? giải thích 
Tính góc C của tứ giác ABCD 
 B
 500
 A C
 1100
 700
 D
Bài mới 
 G-Giới thiệu tứ giác ABCD có AB // CD là một hình thang . Vậy thế nào là một hình thang ? hình thang có tính chất gì chúng ta sẽ đợc biết qua bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức
G-Yêu cầu H đọc định nghĩa SGK 
H-Đọc 
G-Vẽ hình (vừa vẽ vừa hướng dẫn H vẽ hình thang bằng thước thẳng và hình thang)
H-Vẽ hình vào vở 
G-Giới thiệu cạnh đáy , cạnh bên , đường cao 
 Hình thang ABCD (AB// CD ) 
 AB,CD là cạnh đáy 
 AD , BC cạnh bên 
AH : là đường cao 
G- Hình trên có mấy hình thang ? đọc tên 
H-nêu hình trên có hai hình thang đó là : Hình ABCD , AB CH 
G- Hình thang ABCH có đặc điểm gì ? 
H- Nêu có một góc vuông 
G- (nói ) Hình thang ABCH được gọi là hình thang vuông vậy hình như thế nào được gọi là hình thang vuông ?
H-Nêu định nghĩa hình thang vuông 
H-Vẽ hình thang vuông vào vở
G-Treo bảng phụ hình vẽ 15 ( SGK – 69 ) 
 a) Tìm các tứ giác là hình thang 
 b) Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của một hình thang 
H-Nêu 
-Tứ giác ABCD là hình thang 
 ( BC // AD ) do hai góc ở vị trí sole trong bằng nhau
 -Tứ giác EHGF là hình thang 
 ( EH // FG ) do có hai góc trong cùng phía bù nhau 
Tứ giác INKM không phải là hình thang vì không có hai cạnh đối nào song song 
Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau vì đó là hai góc trong cùng phía của hai đờng thẳng song song . 
G- Qua ?1 em nào nêu được có dấu hiệu nào để nhận biết một tứ giác là hình thang ? hình thang có tính chất gì ?
H-Nêu 
G-Chốt lại nội dung kiến thức 
G-Yêu cầu H thực hiện ?2 
 H –Thực hiện theo nhóm
G-Từ kết quả của ?2 em hãy điền tiếp vào chỗ chấm để được câu đúng :
 * Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì .
* Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì 
H-Điền vào chỗ chấm 
H-Nêu nhận xét (SGK ) 
1) Định nghĩa hình thang (SGK )
 Tứ giác ABCD có AB // CD là 
 một hình thang 
 Cạnh đáy
 A B 
Cạnh Đường Cạnh 
 bên cao bên 
 D H Cạnh đáy C 
2) Hình thang vuông 
 A B
 D C 
Hình thang ABCD ( AB// CD ) là hình thang vuông
?1 ( 69-SGK ) 
-Tứ giác ABCD là hình thang 
 ( BC // AD ) 
 -Tứ giác EHGF là hình thang 
 ( EH // FG ) 
Tứ giác INKM không phải là 
 hình thang 
 b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau vì đó là hai góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song . 
?2 : 
 A B Hình thang
 GT ABCD(AB//CD)
 	 AD//BC
 D C
 KL AD =BC, AB=CD 
Nối AC xét và Có (góc so le trong do AD//BC )
Cạnh AC là cạnh chung
(góc so le trong do AB // CD)
=> = (g-c-g)
=> AD =BC, AB=CD 
b) A B Hình thang
 GT ABCD(AB//CD)
 	 AB = CD
D C KL AD // BC 
 AD = BC 
Nối AC , xét và Có
AB = CD (gt ) 
 (góc so le trong do AB// CD)
AC cạnh chung 
 => =(c-g-c)
 => (hai góc tơng ứng )
 => AD // BC ( vì có hai góc so le trong bằng nhau )
 Và AD = BC (hai cạnh tương ứng ) 
 Nhận xét (SGK )
IV-Củng cố 
Định nghĩa hình thang , hình thang vuông ,nhận xét 
Bài tập 6,7 (70 -71 –SGK ) 
V)Hướng dẫn về nhà 
 -Nắm vững định nghĩa hình thang , hình thang vuông 
 - Ôn tập định nghĩa và tính chất của tam giác cân 
 -Bài tập về nhà 7,8,9 (71 –SGK ) ,Bài 11 ,12 (62 –SBT )
D/ Rút kinh nghiệm 
 *************************************************
Ngày soạn : : Tiết 3 
Ngày giảng  
Hình thang cân
 A. Mục tiêu 
Học sinh hiểu được định nghĩa hình thang cân , hiểu các tính chất ,dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Học sinh biết vẽ hình thang cân biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh , biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình ,chứng minh hình
 B. Chuẩn bị 
 G : Thước thẳng ,thước đo góc , bảng phụ hình 24 (sgk)
 H : Đồ dùng học tập –sách vở đầy đủ và chuẩn bị theo yêu cầu tiết học trớc 
 Bảng nhóm,bút dạ
 C. Các Hoạt động dạy học 
 I) ổn định tổ chức lớp 
 Sĩ số học sinh :Có mặt :.Vắng mặt :..
 II. Kiểm tra bài cũ 
 HS1 : Phát biểu định nghĩa hình thang ? Nêu tính chất của hình thang ?
 Hình vẽ : AB//DC , = 800 , = 400 A
 Tính , 
 D 400 B
 HS2:- Hình thang có hai cạnh bên 800 
 song song có tính chất gì ? 
 - Hình thang có hai đáy bằng nhau có tính chất gì ? C 
 -Bài tập 9(71-SGK )
 III. Bài mới 
 ĐVĐ : Khi học về tam giác ta đã biết một dạng đặc biệt của của tam giác đó là tam 
 giác cân . Thế nào là tam giác cân ?Tính chất của tam giác cân ?
 H : - Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bên bằng nhau . trong tam giác cân hai góc 
 kề một cạnh đáy bằng nhau 
 G :Trong hình thang , có một dạng hình thang thờng gặp đó là hình thang cân 
 Hình thang cân có đặc điểm gì ? Tính chất của hình thang cân ? ta xét nội dung bài 
Họat động của Giáo viên –Học sinh
Nội dung kiến thức
* Định nghĩa 
G-Yêu cầu H thực hiện ?1 
 Hình thang ABCD (AB // CD) trên hình vẽ có gì đặc biệt ?
H-Nêu : Hình thang ABCD (AB //CD ) Có hai góc kề một đáy bằng nhau 
G-Thông báo đó là hình thang cân 
H-Nêu định nghĩa hình thang cân 
G : Hướng dẫn HS vẽ hình thang cân 
H : Vẽ hình thang cân vào vở
G :Nếu ABCD là hình thang cân (đáy AB và CD ) thì ta kết luận gì về góc của hình thang cân ?
G : Yêu cầu thực hiện ?2 
Đa bảng phụ hình vẽ 24 ( 72 –SGK )
Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm làm một ý 
H : a)
 +Hình 24 a là hình thang cân vì có 
AB //CD do 
 + Hình 24 c là hình thang cân vì KI//MN 
 Do ,
 + Hình 24d là hình thang cân vì có PQ //TS
 Do = 1800 và = 900
H : b)+ Hình ABCD có 
 + Hình EFGH : 
 + Hình MNIK  : 
 + Hình PQST  : 
H : Tổng hai góc đối của hình tha ...  đỉnh của hìnhchóp.
HS: Nghe.
? Em thấy hình chóp khác hình lăng trụ đứng ở điểm nào?
HS: Chỉ ra các điểm khác nhau: 
 - đáy
mặ bên.
Cạnh bên
GV: treo hình 116 lên bảng và chỉ rõ: Đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy, đường cao của hình chóp.
HS: Nghe.
?Với hình chóp S.ABCD. Em hãy chỉ rõ tên các đỉnh, các cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của hình chóp đó?
GV: Yêu cầu lần lượt 4 HS đứng tại chỗ trình bày.
GV: giới thiệu cách kí hiệu và gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.
GV: Đưa ra các mô hình hình chóp tứ giác đều hình chóp tam giác đều.
HS: Quan sát.
? Em có nhận xét gì về mặt đáy và mặt bên của các hình chóp đó?
HS: Hình chóp tam giác đều có:
Mặt đáy là tam giác đều.
Mặt bên là các tam giác cân
Hình chóp tứ giác đều.
Mặt đáy là hình vuông.
Mặt bên là các tam giác cân.
? Vậy hình chóp đều là hình như thế nào?
HS:..........
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 117 sgk tr 117.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình chóp tứ giác đều S.ABCD:
Vẽ hình vuông ABCD( nhìn phối cảnh thành HBH ABCD)
Vẽ hai đường chéo của đáy và từ giao điểm vẽ đường cao của hình chóp.
Trên đường cao, đặt đỉnh S và nối S với cácđỉnh của hình vuông đáy.
(Vẽ các nét khuất bằng các nét đứt)
 GV: Gọi I là trung điểm của BC => SI vuông góc với BC(t/ tam giác cân)=> SI được gọi là trung đoạn của hìhn chóp
? Trung đoạn của hình chóp có vuông góc với mặt phẳng đáy không? Tại sao?
HS: Không, vì SI vuông góc với BC nhưng không vuông góc với CD (BA) của mặt phẳng đáy (ABCD)
GV: treo bảng phụ bài tập 37 sgk tr 118.
HS: Đứng tại chỗ đọc và thực hiện bằng cách trả lời miệng.
-
GV: Đưa ra hình khai triển của hình chóp tam giác tứ giác đều, yêu cầu HS lên bảng gấp để được hình chóip tam giác, tứ giác đều.
HS: 2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát các bạn thực hiện, chỉ ra chỗ đúng sai.
GV: Ta cắt hình chóp tứ giác đều S.ABCD theo mặt phẳng // với mp đáy( GV Vừa nói đồng thời chỉ trên hình 119 sgk tr 118), ta được hình chóp cụt đều ABCD.MNPQ.
? Hình chóp cụt đều có mấy đáy? Các mặt đáy có đặc diểm gì?
HS: 2 đáy, là hai đa giác đều đồng dạng, nằm trên hai mp // với nhau.
? Các mặt bên là những hình gì?
HS: Là các hình thang cân bằng nhau.
? Nói tóm lại bài học hôm nay các em cần nắm những nội dung kiến thức nào?
HS:..........
GV: Chốt lại các kiến thức cần nhớ.
1. Hình chóp.
Hình chóp có:
Đáy: là hình đa giác.
Mặt bên: Là các tam giác có chung một đỉnh.
Đường cao lag đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt đáy.
 S
 A B
 D C
Hìnn chóp tứ giác S.ABCD
Đỉnh: S
Đáy: ABCD
Mặt bên: SAB, SAD; SBC, SDC 
Cạnh bên: SA, SB, SC, SD
Cạnh đáy: AB, BC, CD, DA
2. Hình chóp đều.
*) Hình chóp đều là hình chóp có:
Đáy là đa giác đều.
Mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
*) Cách vẽ hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
 S
 D C
 I
 H
 A B
*) Bài 37 sgk tr 118.
Sai, vì hình thoi không phải là tứ giác đều.
Sai, vì hình chữ nhật khôngphải là tứ giác đều.
*) ? sgk tr 117.
 Cắt vàgấp hình
3. Hình chóp cụt đều.
Có: hai đáy là hai đa giác đồng dạng và nằm trên hai mp//
 Các mặt bên là các hình thang cân bằng nhau.
4. Luyện tập - củng cố.
Bài 36 sgk tr 118.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng
HS: Lên bảng điền kết quả.
Chóp tam giác đều
Chóp tứ giác đều
Chóp ngũ giác đều
Chóp lục giác đều
Đáy
Tam giác đều
Hình vuông
ngũ giác đều
lục giác đều
Mặt bên
Tam giác cân
Tam giác cân 
Tam giác cân 
Tam giác cân 
Số cạnh đáy
3
4
5
6
Số cạnh
6
8
10
12
Số mặt
4
5
6
7
Bài 39 sgk tr 119.
GV: hướng dẫn HS thực hành cắt và gấp giấy theo hình 122 sgk tr 119.
IV - Hướng dẫn về nhà:
Làm các bài tập 56, 57 abt tr 122.
Làm bài 38 sgk tr 119.
Đọc trước bài diện tích xung quanh của hình chóp đều
Ngày soạn:.............
Ngày giảng:...............
Tiết64 Diện tích xung quanh của hình chóp đều
A - Mục tiêu:
HS nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều.
Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể(Chủ yếu là hình chóp tứ giác đều và hình chóp tam giác đều)
Củng cố các khía niệm hình học hkông gian cơ bản ở các tiết trước.
Tiếp tục rèn kĩ năng vẽ hình.
B - Chuẩn bị:
GV: Mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều.
Hình vẽ phối cảnh hình chóp tứ giác đèu hình chóp tam giác đều
Cắt sẵn miếng bìa hình 123 sgk tr 120, 
bảng phụ
Thước thẳng, comp, phấn màu.
HS: Vẽ, cắt gấp hình như hình 123 sgk tr 120.
Miếng bìa, kéo.
Thước kẻ, compa bút chì.
Ôn tập t/c tam giác đều, định lí Pi- ta go.
C - Các hoạt động dạy - học:
I - ổn định:
II - Kiểm tra bài cũ: (5')
? Thế nào là hình chóp đều?
Vẽ hình chóp tam giác đều S.ABC và chỉ trên hình đó: Đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy đường cao, trung đoạn.
III- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: yêu cầu HS đưa ra miếng bìa đã cắt như hình 123 sgk tr 120, quan sát và gấp thành hình chóp đều.
HS: Thực hiện ? sgk tr 120.
GV:Tổng diện tích của các mặt bên của hình chóp đều là diện tích xung quanh của hình chóp .
Vậy nếu hình chóp tứ giác đều có : độ dài cạnh đáy là a độ dài trung đoạn là d, thì diện tích xung quanh của hình chóp được tính như thế nào?
HS: S xq =4. (ad)/2 = 
? Diện tích toàn phần của hình chóp được tính thế nào?
HS:................... => 
GV: Củng cố cong thức bằng bài 43a (sgk tr 121).
HS: Thực hiện
GV: treo bảng phụ hình 124 sgk 
HS: Đọc đề bài.
? Để tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều talàm như thế nào?
HS:...................
GV: Chốt lai:
Tính nửa chu vi đáy.
Tính trung đoạn SI.
? Hãy nêu cách tính p và SI?
HS: ........................
GV: Ghi bảng.
? Ngoài ra còn có cách tính nào khác không?
HS:
Tính diện tích của một mặt=> Tính diện tích xung quanh.
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
 S
 D C
 I
 H
 A B
Tính trung đoạn SI của hình chóp.
Tínhdiện tích xung quanh.
Tính diện tích toàn phần
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ hình trên miếng bìa:
Vẽ hình vuông cạnh 5cm.
Vẽ tam giác có đáy là cạnh hình vuông, các cạnh ben là 10 cm.
1. Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều.
*) ? sgk tr 120
Số mặt bằn nhau trong hình chóp tứ giác đều là:4.
Diện tích mỗi mặt là: 12 cm2
Diện tích mặt đáy của hình chóp đều là: 16 cm2
Tổng diện tích của các mặt bên của hình chóp đều là: 4. 12 = 48 cm2
*) Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều:
Sxq = p.d
P: nửa chu vi đáy.
d: độ dài trung đoạn.
*) Công thức tính diện tích toànphần:
Stp = Sxq + Sđ
*) Bài 43a sgk tr 121.
Diện tích xung quanh của hình chóp:
S1 = 
Diện tích toàn phần của hình chóp là:
S = S1 + Sđ = 800 + 20 . 20 = 1200 cm2
2. Ví dụ:
SGK tr 120 S
 d
H
 A B 
I
 C
 A
R
R
H
 B C
3. Củng cố - luyện tập.
Bài 40 sgk tr 121.
Xét tam giác vuông SIC có SC = 25 cm; IC = BC/2 = 15 cm
SI = 
Diện tích xung quanh:
S = p.d = 30.4.20/2 = 1200 cm2
Diện tích đáy:
S = 30.30 = 900 cm2
Diện tích toàn phần:
1200 + 900 = 2100 cm2
Bài 41 sgk tr 121.
IV - Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toànphần của hình chóp đều.
Xem lại ví dụ sgk tr 120.
Làm các bài tập 41, 42, 43 sgk tr 121.
Bài 58, 59 60 sbt tr 122, 123.
D - Rút kinh nghịêm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************************************************
 Ngày soạn:...........
Ngày Giảng:...........
Tiết 65 .Thể tích của hình chóp đều
A. Mục tiêu:
Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích của hình chóp đều.
Biết vận dụng công thức vào việc tính thể tích của hình chóp đều.
B - Chuẩn bị:
GV:
Hai dụng cụ đựng nước hình lăng trụ đứng có đáy bằng nhau và chiều cao bằng nhau để tiến hành đo nước như hình 127 sgk.
Bảng phụ
Thước thẳng compa, phấn màu.
HS: 
Ôn tập định lí Pi ta go và cách tính đường cao trong mmột tam giác đều.
Thước kẻ , compa, máy tính bỏ túi.
C - Các hoạt động day - học:
I - ổn định:
II - Kiểm tra bài cũ:(6')
? Phát biểu và viết công thức tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hìnhchóp đều?
Chữa bài 43b sgk
III - Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Giới thiệu dụng cụ:
Có hai bình đựng nước hình lăng trụ đứng và hình chóp đều đều có đáy bằng nhau và chiều cao bằng nhau.
Phương pháp tiến hành:
Lấy bình hình chóp đổ đày nước, => Đổ hếtvào hình lằn trụ.
Đo chiều cao cột nước trong hình lăng trụ
So sánh và rút ra nhận xét về thể tích của hình chóp và thể tích hình lăng trụ có cùng chiều cao.
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện.
HS: NHận xét thể tích hình chóp bằng 1/3 thể tích hình trụ có cùng đáy và cùng chiều cao.
GV: Người ta đã c/m được công thức này cũng đúng cho mọi hình chóp đều
GV: Cho hình chóp tứ giác đều. Biết cạnh của hình vuông đáy bằng 6 cm, chiều cao hình chóp bằng 5 cm. Hãy tính thể tích của hình chóp?
HS: Thực hiện
V = 
GV: yêu cầu HS đọc ND bài toán.
HS: Đọc.
GV: Vẽ hình lên bảng
HS: Vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh tính:
Cạnh đáy của tam giác đáy.
Diện tích tam giác đáy.
Thể tích của hình chóp.
GV: Nêu chú ý sgk tr 123.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 44 sgk tr 123.
HS: Hoạt động theo nhóm.
GV: Đi kiểm tra bài làm của các nhóm.
1. Công thức tính thể tích (12')
V = 
V: Thể tích hình chóp đều
S: Diện tích đáy của hình chóp.
h: Chiều cao của hình chóp.
2. Ví dụ (15')
SGK tr 123 S
 6
H
 A B 
I
 C
*) ? sgk tr 123.
 S
 D C
 I
 H
 A 
*) Chú ý sgk tr 123.
3. Củng cố - luyện tập:
Bài 44 sgk tr 123.
a) THể tích không khí trong lều:
V = 
b) Xét tam giác vuông SHI có:
SI =
Vậy Sxq = 
Bài 45 sgk tr 123.
a)V = 173,2 cm3
b) V = 149,65 cm3
IV - Hướng dẫn về nhà:
Nẵm vững các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình chóp đều, công thức tính cạnh của tam giác đều theo bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác, công thức tính diện tích tam giác đều theo cạnh của tam giác.
Làm các bài tập 46, 47 sgk tr 124.
Bài 65, 67 sbt tr 124, 125.
D - Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGUI THANH LAC THUY(1).doc