I. MỤC TIÊU
* Về kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
* Về kĩ năng:
- HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông.
- Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.
- Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
* Về thái độ:
- HS có thái độ yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài, ham tìm hiểu thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ, bút dạ, êke.
- HS: SGK, thước thẳng, bút dạ, êke.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học minh hoạ, phương pháp dùng lời, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm nhỏ,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
Ngày soạn: 20/08/2010 Thứ Ngày giảng Tiết Lớp Sĩ số Tên Học sinh vắng 8A 8B Chương I : Tứ giác Tiết 1 . Đ1. Tứ giác. I.Mục tiêu: *Về kiến thức: - HS nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. * Về kĩ năng: - HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. - HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực hiện đơn giản. *Về thái độ: - HS có thái độ yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài, ham tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ vẽ sẵn một số hình, bài tập. - HS: SGK, thước thẳng. III. Các phương pháp dạy học: Chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học minh hoạ, phương pháp dùng lời, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, IV. Tiến trình dạy- học. Hoạt động của GV Hoạt động của hs HĐ1: Giới thiệu chương I (3 phút) GV : Học hết chương trình toán lớp 7, các em đẫ được biết những nội dung cơ bản về tam giác. Lên lớp 8, sẽ học tiếp về tứ giác, đa giác. Chương I của hình học 8 sẽ cho ta hiểu về các khái niệm, tính chất của khái niệm, cách nhận biết, nhận dạng hình với các nội dung sau : + Các kĩ năng : vẽ hình, tính toán đo đạc , gấp hình tiếp tục được rèn luyện - kĩ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng. HS lắng nghe GV giới thiệu HĐ 2: Thế nào là tứ giác? (20 phút) * GV : Trong mỗi hình 1a, 1b, 1c gồm mấy đoạn thẳng ? đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình? * GV : ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có đặc điểm gì? GV: _ Mỗi hình 1a, 1b,, 1c, là một tứ giác ABCD . _ Vậy tứ giác ABCD là hình được định nghĩa ntn? GV Đưa định nghĩa tr 64 SGK lên BP, nhắc lại. GV : Mỗi em hãy vẽ hai tứ giác vào vở và tự đặt tên. GV gọi một HS thực hiện trên bảng GV gọi một HS khác nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng GV: Từ định nghĩa tứ giác cho biết hình 2 có phải tứ giác không? GV : Giới thiệu : tứ giác ABCD còn được gọi tên là tứ giác : BCDA, BADC, ... - Các đỉnh A ; B; C ; D gọi là các đỉnh. - Các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; DA gọi là các cạnh. GV : Đọc tên một tứ giác bạn vừa vẽ trên bảng, chỉ ra các yếu tố đỉnh ; cạnh của nó. GV yêu cầu HS trả lời ? 1 tr 64 SGK GV giới thiệu : Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi Vậy tứ giác lồi là một tứ giác như thế nào ? - GV nhấn mạnh định nghĩa tứ giác lồi và nêu chú ý (SGK/65) GV cho HS thực hiện ? 2 SGK GV : Với tứ giác MNPQ bạn vẽ trên bảng, em hãy lấy: một điẻm trong tứ giác : E nằm trong tứ giác một điểm ngoài tứ giác : F nằm ngoài tứ giác một diểm trên cạnh MN của tứ giác và đặt tên: K nằm trên cạnh MN _ Chỉ ra hai góc đối nhau , hai cạnh kề nhau, vẽ đường chéo, GV có thể nêu chậm lại các định nghĩa sau, nhưng không yêu cầu HS thuộc, mà chỉ cần HS hiểu và nhận biết được - Hai đỉnh cùng thuộc một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau. - Hai đỉnh không kề nhau dọi là hai đỉnh đối nhau - Hai canhk cùng xuất phát tại một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau. - Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau. 1. Định nghĩa HS: -Hình 1a, 1b, 1c gồm bốn đoạn thẳng : AB, BC, CD, DA - ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA " khép kín". Trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng - HS : Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. - HS vẽ hai tứ giác và tự đặt tên( có thể là MNPQ, GHIK,) - Hình 2 không phải là tứ giác, vì có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng. * Định nghĩa: SGK/64 - HS nghe - HS chỉ theo hvẽ của bạn ?1 - HS: Chỉ có tứ giác ở hình 1a luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. - HS trả lời theo định nghĩa * Định nghĩa: (SGK/65) * Chú ý: (SGK/65) ?2 - HS lần lượt trả lời miệng - HS nghe HĐ 3 :Tìm hiểu tổng các góc của một tứ giác (7 phút) GV y/c HS làm ?3 a,Nhắc lại định lí Tổng các góc trong một tam giác? b,Vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý, tính tổng ? -Gợi ý: Vậy tổng các góc trong một tứ giác có bằng 180không? Có thể bằng bao nhiêu độ ? Hãy giải thích ? B A C D Hình 4 GV :Hãy phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác ? Hãy nêu dưới dạng GT, KL GV : Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác. GV nối đường chéo BD, nhận xét gì về hai đường chéo của tứ giác?. 2. Tổng các góc của một tứ giác: ?3 a, HS : nhắc lại định lí b, Tổng các góc trong tứ giác không bằng 180 mà tổng các góc của một tứ giác bằng 360.Vì trong tứ giác ABCD, vẽ đường chéo AC thì tạo thành 2 tam giác. Có hai tam giác ABC có : .... ADC có :..... nên tứ giác ABCD có :...... 1 HS phát biểu theo SGK * Định lí: (SGK/65) - HS : hai đường chéo của tứ giác cắt nhau. HĐ 4: Luyện tập - củng cố ( 13 phút) - GV: y/c HS làm bài1(Sgk/66) GV hỏi : Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn hoặc đều tù hoặc đều vuông hay không? Sau đó GV nêu câu hỏi củng cố: _ Định nghĩa tứ giác ABCD _ Thế nào gọi là tứ giác lồi? _ Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác. Bài tập : GV phát phiếu học tập cho HS, y/c hoạt động nhóm làm bài. Cho tứ giác ABCD.Có , , .Tính số đo các góc ngoài tại đỉnh D. Bài làm : Tứ giác ABCD có ...................... = 360 65 + 117 + 71 + ......... = 360 253 + ................... = 360 .................. = 107 Có : .................. = 180 ...............= 180 - ........... ...............= 180 - 107 = 73 Bài 1: tr 66 SGK Hình 5 a) x = 360- (110+ 120 + 80) = 50 b) x = 360 - (90 + 90 + 90) = 90 c) x = 360 - (90 + 90+ 65) = 115 d)x = 360 - (75 + 120 + 90) = 75 Hình 6 a) 2x + 650 + 950 = 3600 => x=.... b) 10x = 360 x = 36 HS: - Một tứ giác không thể có cả bốn góc đều nhọn vì như thế thì tổng số đo 4 góc nhỏ hơn 360, trái với định lí - Một tứ giác không thể có cả bốn góc đều tù vì như thế thì tổng số đo 4 góc lớn hơn 360, trái với định lí - Một tứ giác có thể có cả bốn góc đều vuông vì như thế thì tổng số đo 4 góc bằng 360, thoả mãn định lí. -HS nhận xét bài làm của bạn HS làm việc theo nhóm , điền khuyết V. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài - Chứng minh được định lí Tổng các góc của tứ giác - Bài tập về nhà số 2, 3, 4, 5, tr 66, 67 SGK. Bài số 2, 9 tr 61 SBT - Đọc bài " Có thể em chưa biết " giới thiệu về Tứ giác Long - Xuyên tr 68 SGK. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 20/08/2010 Thứ Ngày giảng Tiết Lớp Sĩ số Tên Học sinh vắng 8A 8B Tiết 2 Đ2. Hình thang I. Mục tiêu * Về kiến thức: - HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. * Về kĩ năng: - HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. - HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. - Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông. - Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. - Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang. * Về thái độ: - HS có thái độ yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài, ham tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ, bút dạ, êke. - HS: SGK, thước thẳng, bút dạ, êke. III. Các phương pháp dạy học: Chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học minh hoạ, phương pháp dùng lời, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, IV. Tiến trình dạy- học. Hoạt động của GV Hoạt động của hs HĐ 1: Kiểm tra ( 8 phút) - GV nêu yêu cầu kiểm tra 1) Định nghĩa về tứ giác ABCD? Tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? Vẽ tứ giác lồi ABCD, chỉ ra các yếu tố của nó ? 2) Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác. A B C D 700 1100 Bài tập: (BP) Cho hình vẽ : Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? Giải thích? Tính 2 góc còn lại của tứ giác ABCD - GV nhận xét cho điểm HS - HS1 trả lời theo định nghĩa SGK - HS2 phát biểu định lí như SGK Tứ giác ABCD có cạnh AB song song với cạnh DC( Vì ........................ ở vị trí trong cùng phía mà ................................) - HS nhận xét bài làm của bạn HĐ 2 : Định nghĩa (18 phút) GV giới thiệu : Tứ giác ABCD có AB // CD là một hình thang . Vậy thế nào là một hình thang? Chúng ta sẽ được biết qua bài học hôm nay. GV yêu cầu HS xem tr 69 SGK, gọi một HS đọc định nghĩa hình thang - GV vẽ hình Hình thang ABCD (AB // CD) AB ; DC cạnh đáy BC ; AD cạnh bên, đoạn thẳng BH là một đường cao. - GV yêu cầu HS thực hiện ? 1 SGK GV : yêu cầu HS thực hiện ? 2 SGK theo nhóm * Nửa lớp làm phần a a) Cho hình thang ABCD đáy AB ; CD biết AD // BC. Chứng minh AD = BC ; AB = CD * Nửa lớp làm phần b b) Cho hình thang ABCD đáy AB ; CD biết AB = CD. CHứng minh rằng AD // BC ; AD = BC - GV y/c HS trả lời: Từ kết quả của ?2 em hãy điền vào ( ...) để được câu đúng : * Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì ... * Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì ... GV yêu cầu HS nhắc lại nhận xét tr 70 SGK A B C D - Một HS đọc định nghĩa hình thang trong SGK - HS vẽ vào vở và ghi vở - Hình thang ABCD (AB // CD) - AB ; DC cạnh đáy - BC ; AD cạnh bên, đoạn thẳng BH là một đường cao. ?1 HS trả lời miệng a) Tứ giác ABCD là hình thang vì có BC // AD ( do hai góc ở vị trí so le trong bằng nhau) - Tứ giác EHGF là hình thang vid có EH // FG do có hai góc trong cùng phía bù nhau - Tứ giác INKM không phải là hình thang vìo không có hai cạnh đối nào song song với nhau b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau vì đó là hai góc trong cùng phía của hai đương thang song song ?2 a) -Nối AC. Xét ADC và CBA có : .................... AD // BC(gt) Cạnh AC chung ......................( hai góc so le trong do AB // DC) ADC = CBA (gcg). (hai cạnh tương ứng) b) Nối AC. Xét DAC và BCA có AB = DC(gt) ............................. Cạnh AC chung. DAC = BCA(cgc) .................................AD // BC (hai cạnh tương ứng) - HS điền : hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. - HS điền : Hai cạnh bên song song và bằng nhau. * Nhận xét: (SGK/70) HĐ 3: Hình thang vuông (7 phút) GV : Hãy vẽ một hình thang có một góc vuông và đặt tên cho hình thang đó. GV : Hãy đọc nội dung ở mục 2 tr 70 và cho biết hình thang bạn vừa vẽ là hình thang vuông ? GV hỏi : - Để chứng minh một tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì? - Để chứng minh một tứ giác là hình thang vuông ta cần chứng minh điều gì? - HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng vẽ - Một HS nêu định nghĩa hình thang vuông theo SGK - Ta cần chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song. - Ta cần chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song và có một góc bằng 90 HĐ 4: Luyện tập (10phút) - Y/c HS làm Bài 6 tr70 SGK - Y/c HS làm Bài 7 a) tr 71 SGK Yêu cầu HS quan sát hình, đề bài trong SGK - Y/c HS làm Bài 17 tr 62SBT Bài 6 (SGK/70) 1 HS đọc đề bài tr 70 SGK ... của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ(5 phút) GV: 1. Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi? 2. Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông ? * Điền Đ ; S vào chỗ trống (...) 1. Hình vuông là hình chữ nhật (...) 2. Hình vuông có 4 trục đối xứng và có 1 tâm đối xứng (...) 3. Hình vuông là tứ giác có 4 cạng bằng nhau (...) 4. Hình vuông là hình thoi (...) 5. Hình thoi là hình vuông (...) Hs 1: định nghĩa : hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau HS 2: định nghĩa : hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. HS : 1.Đ 2. Đ 3. S 4. Đ 5. S HS nhận xét và cho điểm . HĐ2 : luyện tập (30ph) GVyêu cầu các nhóm trình bày lời giải BT83/109 bảng phụ. + Cho biết kết quả của từng nhóm + Đưa đáp án lên bảng nhóm. Yêu cầu HS kiểm tra giữa các nhóm lẫn nhau. GV: nghiên cứu BT 84/109 trên bảng phụ? + Vẽ hình ghi GT KL của bài toán + GV kiểm tra việc vẽ hình của HS ở vở ghi + Hãy cho biết tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao? + Trình bày lời giải phần a? + Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi? + Nếu cho DABC vuông tại A thì AEDF trở thành hình gì? + Để AEDF trở thành hình vuông thì cần có thêm điều kiện gì? Chốt lại phương pháp chứng minh của bài tập 84/103 GV: Đưa BT 85/103 sgk ra bảng phụ: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. E,F lần lượt là trung điểm của AB,CD. AF cắt DE tại M, BF cắt CE tại N. a) Tứ giác AEFD; BEFC là hình gì? Vì sao? b) Tứ giác MENF là hình gì? Vì sao? A E B D F C M N BT83/109 HS hoạt động nhóm. HS: a. S d. S b. Đ e. Đ c. Đ HS đưa ra kết quả nhóm A F E B D C Nhận xét Chữa bài vào vở bài tập BT 84/109 HS đọc đề bài HS vẽ hình vào vở ghi HS : là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song. HS trình bày tại chỗ HS : D thuộc đường phân giác của góc A HS: AEDF là hình chữ nhật vì: AEDF là hình bình hành và góc A = 1V HS: Cần thêm điều kiện ở câu b, tức là D ở vị trí nằm trên đường phân giác của góc A. BT 85/103 sgk HS làm bài tập theo nhóm, 2 bàn 1 nhóm. Mỗi nhóm một nội dung sau đó đưa ra kết quả để nhận xét và chữa lỗi sai (nếu có) a) Ta có : AB =2AD (gt) , EA =EB; FD =FC (gt) => AE =AD =DF=EF và gócA =1V => Tứ giác AEFD là hình vuông b)Tứ giác EMFN là hình thoi vì EM =MF=FN=NE (cùng bằng nửa của đường chéo của hai hình vuông bằng nhau). Và góc M = 1V => EMFN là hình vuông HĐ3 : Củng cố (8 phút) Bài 86/109/SGK A O B GV yêu cầu HS chuẩn bị giấy, gấp theo hướng dẫn rồi cắt. # Tứ giác thu được là hình gì?vì sao? Nếu OA = OB thì tứ giác nhận được có gì đặc biệt? Bài 86/109/SGK HS gấp giấy và cắt theo hướng dẫn. Tứ giác nhận được là hình thoi vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau. Nếu có thêm OA=OB thì hình thoi nhận được có 2 đường chéo bằng nhau nên nó là hình vuông V. hướng dẫn về nhà (2 phút) - Xem lại các bài tập đã chữa - Ôn lại lý thuyết chương I - BTVN: 87,88, 89/110,111 sgk. Ngày 23/11/2009Ngày soạn: 17/11/2009 Lớp Ngày giảng Sĩ số Lớp Ngày giảng Sĩ số 8A 8C 8B 8D Tiết 25 ôn tập chương I I. Mục tiêu * Về kiến thức: - Hệ thống các kiến thức cơ bản trong chương I * Về kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đó để rèn luyện kĩ năng nhận biết hình, chứng minh, tính toán, tìm điều kiện để thoả mãn một hình nào đó? - Rèn luyện tư duy cho HS * Về thái độ: - HS tích cực ôn tập II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ . - HS: Ôn lại định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác . III. Các phương pháp dạy học: Chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học minh hoạ, phương pháp dùng lời, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, IV.Tiến trình dạy- học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: kiểm tra bài cũ:(5 phút) GV yêu cầu: Điền vào chỗ còn thiếu trong bảng sau: Hình ĐN T/c góc T/c đường chéo Tâm đối xứng Trục đối xứng Tứ giác Hình thang Hình thoi Hình vuông Hình thang cân GV nhận xét và cho điểm HS điền vào bảng phụ Các HS khác làm vào vở bài tập HS nhận xét đánh giá. HĐ2: ôn tập (35ph) GV: Cho HS quan sát “ sơ đồ nhận biết tứ giác” đã chuẩn bị trên bảng phụ I - Lý thuyết 1. Định nghĩa HS điền các điều kiện vào sơ đồ trên bảng phụ theo các mũi tên GV: từ định nghĩa hình vuông em hãy cho biết hình vuông có tính chất gì? + hãy nêu các tính chất về đường chéo của hình vuông? + Đưa các tính chất ra bảng phụ để HS theo dõi GV: Từ định nghĩa và tính chất của hình vuông hãy rút ra dấu hiệu nhận biết hình vuông ABCD ? Đưa ra dấu hiệu dưới dạng bảng phụ để HS theo dõi Cho hình chữ nhật ABCD có thêm điều kiện gì để ABCD là hình vuông? Cho hình thoi ABCD có thêm điều kiện gì để ABCD là hình vuông? Chốt lại theo kí hiệu hình vẽ 2. Tính chất Hình vuông có đầy đủ tính chất của hình thoi và hình chữ nhật HS : Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, bằng nhau, vuông góc vơi nhau là tia phân giác của góc. HS theo dõi 3. Dấu hiệu nhận biết a. ABCD là hình chữ nhật và AB = BC b. ABCD là hình chữ nhật và AC ^ BD c. ABCD là hình chữ nhật và AC hoặc BD là phân giác 1 góc. d. ABCD là hình thoi và góc A = 1V e. ABCD là hình thoi và AC = BD HS theo dõi dấu hiệu HS : đ/k: AB = BC hoặc AC ^ BD hoặc AC hay BD là phân giác 1 góc. HS: đ/k: góc A=1V hoặc AC = BD. GV nghiên cứu BT 89/111 ở bảng phụ? + Vẽ hình ghi GT - KL của bài toán + để Chứng minh điểm E đối xứng với điểm M qua AB ta chứng minh điều gì? + Các nhóm h/động giải phần a, b +Chữa và chốt p/ pháp phần b + Cho BC =4cm. Muốn tính chu vi tứ giác AEBM ta tìm ntn? GV hướng dẫn HS về nhà phần này. Sau đó chữa và chốt phương pháp A E C M B D II. Bài tập Bài tập 89/111 HS vẽ hình ở phần ghi bảng HS: chứng minh AB là trung trực của EM a) ta có: ED =DM (gt) (1) MB =MC (gt) (1’) => DM//AC A = 1V => MD^AB (2) Từ (1) và (2) => AB là trung trực của EM Vậy điểm E đối xứng với điểm M qua AB b) Từ (1) và (1’) =>DM là đường trung bình của DABC => DM=1/2AC. Mà DE =DM (gt), EM =AC Và EM//AC => AEBC là hình bình hành Chứng minh tương tự AEBM là hình bình hành, AB ^ME (cmt) => AEBM là hình thoi HĐ3: Củng cố (8 phút) - Xem kĩ lại quan hệ giữa các tứ giác đặc biệt để biết vận dụng t/c của tứ giác này cho trường hợp đặc biệt * Bài tập trắc nghiệm : Điền( Đ) ,(S ) vào chỗ trống (...) 1. Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau (...) 2. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân (...) 3. Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (...) 4. Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường (...) 5. Hình vuông có 2 đường chéo bằng nhau , vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường (...) 6. Hình bình hành có tâm đối xứng và có trục đối xứng (...) 7. Hình chữ nhật có 1 tâm đối xứng , có 2 trục đối xứng (...) 8. Hình thoi có1 tâm đối xứng và có 1 trục đối xứng... 9. Hình vuông có 1 tâm đối xứng và có 4 trục đối xứng (...) 10. Hai hình đối xứng với nhau qua 1 điểm thì có chu vi bằng nhau(...) 11. Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi (...) - HS ghi nhớ GV dặn dò. HS làm ra phiếu học tập . GV đưa ra đáp án cho HS chấm chéo , yêu cầu giải thích . Đáp án : 1. S 2. S 3. Đ 4. Đ 5. Đ 6. S 7. Đ 8. S 9. Đ 10. Đ 11. Đ V. hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học thuộc lí thuyết về tứ giác. Xem lại cách vận dụng các kiến thức vào bài tập. - BTVN: 88,90/111,112-SGJK * Hướng dẫn bài 89c/SGK: BC=4cm => BM =2cm. Vậy P AEBM = 4BM =..... ___________________________________________________________ Ngày soạn:23/11/2007. Ngày giảng :28/11/2007. Tiết 25 kiểm trachương I A- Mục tiêu - Kiểm tra việc nắm kiến thức về tứ giác của HS. - Đánh giá kĩ năng vẽ hình, kĩ năng vận dụng định nghĩa ,tính chất , dấu hiệu nhận biết tứ giác... - Lấy điểm kiểm tra định kì hệ số 2. B- Đề bài I) Trắc nghiệm khách quan (4 điểm): Câu 1(2 điểm): Đánh dấu “X” vào ô thích hợp Câu Nội dung Đúng Sai Trung tuyến trong tam giác vuông ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành Hình vuông có cạnh bằng 1 cm thì đường chéo bằng cm Nếu ba điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua cùng một tâm bất kì cũng thẳng hàng. Một tam giác và tam giác đối xững với nó qua một trục thì có cùng chu vi nhưng khác nhau về diện tích. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu2 (0,5 điểm): Đoạn thẳng MN là hình : A. Có một tâm đối xứng. B. Có hai tâm đối xứng. C. Có vô số tâm đối xứng. D. Không có tâm đối xứng. Câu 3 (0,5 điểm): Tứ giác là hình chữ nhật nếu: A. Là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau. B. Là hình thang có hai góc vuông. C. Là hình thang có một góc vuông. D. Là hình bình hành có một góc vuông. Câu 4 (0,5 điểm): Tam giác cân là hình: A. Không có ttrục đối xứng. B. Có một trục đối xứng. C. Có hai trục đối xứng. D. Có ba trục đối xứng. M A 6 B N C D 16 Câu 5 (0,5 điểm): Cho hình 1. Độ dài của MN là: A. 22. B. 22,5. C. 11. D. 10. II) Tự luận (6 điểm): Câu6: Cho ABCD là hình bình hành, O là giao điểm hai đường chéo. Gọi M, N lần lượt là trung điểm OB, OD. Chứng minh AMCN là hình bình hành ? Tứ giác ABCD là hình gì để AMCN là hình thoi. AN cắt CD tại E, CM cắt AB tại F. Chứng minh E đối xứng với F qua O. C. Đáp án - Biểu điểm I) Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm. ý 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Đ S Đ Đ S Đ Đ S Câu 2, 3,4,5: Khoanh tròn đúng mỗi câu cho 0.5 điểm. Câu 2 3 4 5 ý đúng A D B C II) Tự luận: - Hình vẽ đúng cho phần a: N O M A F B D E C 0,5 điểm => OM = ON a) OB = OD ( ABCD là hình bình hành ) OM = MB, ON = ND ( GT ) - Lại có AO = BO ( ABCD là hình bình hành ) Vậy tứ giác AMCN là hình bình hành (tứ giác có hai đường chéo cùng trung điểm). 1 điểm 1 điểm 0,75 điểm => AMCN là hình thoi b) Tứ giác AMCN đã là hình bình hành Khi 2 đường chéo AC ^ MN - Hai đường chéo AC ^ MN khi AC ^ BD. Vậy hình bình hành ABCD phải có điều kiện là hai đường chéo vuông goac thì AMCN là hình thoi. 1 điểm 0,75 điểm => AFCE là hbh c) AMCN là hình bình hành ( theo phần b ) => AE // CM ABCD là hình bình hành ( GT) => AF // CE Do AFCE là hình bình hành ( O là giao điểm hai đường chéo ) nên O là tâm đối xứng của hbh => F và E đối xứng nhau qua O. 0,5 điểm 0,5 điểm D. Kết quả sau kiểm tra Điểm < 5 Tỷ lệ < 5 ³ 5 Tỷ lệ ³ 5 9; 10 Tỷ lệ 9; 10 Lớp 8B Lớp 8C __________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: