Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương I: Tứ giác - Huỳnh Thị Tiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương I: Tứ giác - Huỳnh Thị Tiên

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

1.2. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo góc của một tứ giác lồi.

1.3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.

2. TRỌNG TÂM: Định lý về tổng các góc trong tứ giác

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, phấn màu, bài tập trắc nghiệm.

 3.2. Học sinh: bảng nhóm, dụng cụ học tập, ôn lại tổng các góc của một tam giác, xem trước nội dung bài “Tứ giác”.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 4.2. Kiểm tra miệng:

Thay bằng phần giới thiệu nội dung chương trình lớp 8 phần hình học.

 4.3. Bài mới:

 

doc 95 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương I: Tứ giác - Huỳnh Thị Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I: 
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG
I. KIẾN THỨC: 	Chương I cung cấp cho học sinh một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác (bao gồm: định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhân biết): 
- Tứ giác
- Hình thang
- Hình thang cân
- Hình bình hành
- Hình chữ nhật
- Hình thoi
- Hình vuông.
- Các kiến thức về đối xứng:
+ 2 hình đối xứng nhau qua đường thẳng
+ 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm. 
II. KĨ NĂNG: 
Các kỹ năng vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình tiếp tục được rèn luyện trong chương 1. 
Kỹ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng: hầu hết các định lý trong chương đều được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh rõ ràng.
III. THÁI ĐỘ: Bước đầu rèn luyện cho học sinh những thao tác tư duy như:
Quan sát 
Dự đoán khi giải toán
Phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán
Nhận biết được các quan hệ hình học đã học vào thực tiễn.
Bài: 01 - tiết: 01	
Tuần dạy: 01	
TỨ GIÁC
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. 
1.2. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo góc của một tứ giác lồi.
1.3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
2. TRỌNG TÂM: Định lý về tổng các góc trong tứ giác
3. CHUẨN BỊ:
	3.1. Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, phấn màu, bài tập trắc nghiệm.
	3.2. Học sinh: bảng nhóm, dụng cụ học tập, ôn lại tổng các góc của một tam giác, xem trước nội dung bài “Tứ giác”.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
Thay bằng phần giới thiệu nội dung chương trình lớp 8 phần hình học.
	4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài
-GV: Ta đã biết tam giác là hình gồm có ba cạnh trong đó không có bất kì hai cạnh nào cùng nằm trên một đường thẳng. Tuơng tự như vậy, hình gồm 4 đọan thẳng trong đó không có bất kì hai đọan thẳng cùng nằm trên một đường thẳng là hình gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Định nghĩa
-GV : Cho học sinh quan sát các hình trên bảng phụ (hình trong SGK).
-GV: Quan sát các hình trên và cho biết: Mỗi hình có bao nhiêu đoạn thẳng?
-HS: có 4 đoạn thẳng
-GV: Gọi HS đọc tên các đoạn thẳng của mỗi hình
-HS: AB, BC, CD, DA
-GV: Trong các hình trên hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng?
-HS: Hình 2
-GV: Hình 2 không phải là tứ giác.
-GV: Các hình 1a, 1b, 1c có hình nào có hai đoạn thẳng bất kì cùng nằm trên một đường thẳng hay không?
-HS: Không
-GV: Các hình đó gọi là tứ giác. Vậy tứ giác là gì?
-HS: Trả lời hoặc đọc định nghĩa từ SGK
-GV (Nhấn mạnh): tứ giác là hình:
	+ Gồm có 4 đoạn thẳng khép kin.
	+ Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
-GV: Tứ giác đó gọi là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?
-Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Sau đó gọi học sinh khác đọc định nghĩa.
Giáo viên nhấn mạnh chú ý: từ nay về sau khi cho tứ giác mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là tứ giác lối.
Cho học sinh làm ?2.
-GV:Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là gì của tứ giác ABCD? 
-HS: các cạnh của tứ giác ABCD
-GV: Nhấn mạnh cho HS: 
+Hai đỉnh cùng nằm trên một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau
+Hai đỉnh không kề nhau là hai đỉnh đối nhau
+Hai cạnh cùng xuất phát tại một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau
+Hai cạnh không kề nhau là hai cạnh đối nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng các góc trong tứ giác
-GV: Gợi ý cho HS: Khi học về tam giác ta có định lý nào nói về quan hệ giữa các góc trong một tam giác không?
-HS: Có, đó là định lý tổng ba góc trong một tam giác
-GV: Gọi HS nhắc lại định lý.
-HS: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800
-GV:Yêu cầu 1 học sinh vẽ tứ giác ABCD 
-GV: Trên cơ sở là định lý tổng ba góc của một tam giác ta có tính được tổng số đo các góc trong một tứ giác không?
-HS: Có ( hoặc không)
-GV: Để thực hiện ta phải tìm cách chia tứ giác trên thành các hình nào?
-HS: Hình tam giác
-GV: Gọi HS nêu cách chia
-HS: Ta chia bằng cách kẻ đường chéo của tứ giác ABCD
-GV: Gọi HS lên bảng thực hiện
-GV: Vậy kết quả ta thu được bao nhiêu tam giác
-HS: hai tam giác
-GV: Gọi HS lên bảng tính tổng số đo ba góc của một tam giác
-GV: Các góc trên có cùng nằm trong một tứ giác không?
-HS: Có.
-GV: vậy muốn tính tổng số đo các góc của một tứ giác ta phải làm sao.
-HS: Cộng tất cả các góc trên lại
-GV: Gọi HS thực hiện
-GV: Gọi HS nhận xét về tổng các góc của một tứ giác
-HS: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
1/. Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Bốn điểm A, B, C, D gọi là 4 đỉnh của tứ giác ABCD.
Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác ABCD.
?1
Tứ giác ở hình 1a luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
Tứ giác lồi: Sgk tr.65
Chú ý: Sgk tr.65
?2 
a/ Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A.
Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D.
b/ Đường chéo AC; BD.
c/ Hai cạnh kề nhau: AB và BC; AD và CD; BC và CD; AB và DA.
Hai cạnh đối nhau: AB và CD; AD và BC.
d/ Góc A; góc B; góc C; góc D.
 Hai góc đối nhau: góc A và góc C; góc B và góc D.
e/ Điểm nằm trong tứ giác : M; P
 Điểm nằm ngoài tứ giác: N; Q.
2/. Tổng các góc của một tứ giác:
Xét DABC: 
 	 (1)
Xét DADC: 
	 (2)
+ (2) 
Mà: 
Suy ra 
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
Định lý:
	4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
-GV: Gọi HS nhắc lại các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi và định lý tổng các góc của một tức giác
-GV: Cho HS quan sát đề bài trên bảng phụ:
 a) b)
Hình 5
 a) b)
Hình 6
-GV: Cho HS hoạt động nhóm bài 1
-GV: Cho HS quan sát bài làm của các nhóm
-GV: Cho HS nhận xét bài làm của các nhóm
-GV: Nhận xét và khen ngợi các nhóm làm tốt.
Bài 1: SGK/66
Hình 5:
a/.Tứ giác ABCD có:
b/.Tứ giác ABDE có:
Hình 6:
a/.Tứ giác PQRS có:
b/.Tứ giác PQMN có:
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Xem lại và nắm vững: Tứ giác ABCD là gì?, tổng các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu?
Bài tập về nhà : 1 (5b,d); 2; 4; 5 SGK /66,67.
Xem trước bài hình thang.
+ Khi nào thì một tứ giác gọi là hình thang?
+ Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta làm như thế nào?
+ Hình thang cần thêm điều kiện gì để trở thành hình thang vuông?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài: 02 - tiết: 02	
Tuần dạy: 01	
HÌNH THANG
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
1.2. Kỹ năng: Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông. Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (Hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) ở các dạng đặc biệt (Hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).
1.3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình cũng như trong lập luận chứng minh.
2. TRỌNG TÂM: Dấu hiệu nhận biết hình thang
3. CHUẨN BỊ:
	3.1. Giáo viên: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, phiếu học tập .
	3.2. Học sinh: Ê ke, bảng nhóm, dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 1.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng: 
-GV: Cho HS quan sát yêu cầu trên bảng phụ
HS1: 
a/. Nêu định lý tổng các góc của một tứ giác.
b/.Tìm x trong hình vẽ sau:
HS2: 
Cho tứ giác ABCD như hình vẽ:
a/ Tìm x?	(5 đ)
b/ chứng minh : AB // CD. (5 đ)
-GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm.
-GV: Cho HS nhận xét tứ giác ABCD ở trên có gì đặc biệt
-HS: Có AB // CD
-GV: Giới thiệu tứ giác ABCD được gọi là hình thang.
-GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ xét xem hình thang có những tính chất gì đặc biệt không?
HS1: 
a/. Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 (3đ)
b/. Tìm x:
Tứ giác HEFG có:
 (7đ)
HS2: 
a/. Tứ giác ABCD có:
 (hai góc kế bù)
Và: 
 (7đ) 
b/. Ta có: 
Mà: đồng vị với góc 
Suy ra: AB // CD (3đ)
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học 
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài
-GV: Tứ giác trong phần kiểm tra bài cũ có gì đặc biệt?
-HS: Có AB // CD
-GV: Tứ giác ABCD gọi là hình thang. Vậy hình thang la hình như thế nào, tính chất ra sao sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Định nghĩa
-GV: Gọi HS phát biểu định nghĩa hình thang.
-GV: Giới thiệu cho HS hai cạnh AB và CD gọi là 2 cạnh đáy của tứ giác ABCD.
-GV: Cho HS so sánh cạnh đáy AB và CD?
-HS: AB < CD
-GV: Cạnh AB gọi là cạnh đáy nhỏ ( hay đáy nhỏ); cạnh CD gọi là cạnh đáy lớn (hay đáy lớn)
-GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình thang.
-GV: Giới thiệu cho học sinh biết cạnh bên, đường cao trong hình thang ABCD
-GV: Trong hình thang có mấy đường cao?
-HS: Trong một hình thang có 4 đường cao.
-GV: Hướng dẫn HS cách vẽ các hình thang còn lại.
-GV: Cho HS quan sát ?1 trên bảng phụ.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.
-GV:Hình thang ABCD có đáy AB và CD thì AB và CD như thế nào với nhau?
-HS: AB // CD
-Khi AB // CD thì cát tuyến là đường nào?
-HS: AD và BC
-GV: và ; và ở vị trí gì?
-HS: Trong cùng phía bù nhau
-GV: và ; và có vị trí như thế nào trong hình thang
-HS: và cùng kề cạnh bên AD; và cùng kề cạnh bên BC
-GV: Vậy trong hình thang, hai góc cùng kề một một bên thì như thế nào?
-HS: 2 góc kề một cạnh bên bù nhau.
-GV: Cho HS quan sát ?2 trên bảng phụ.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?2
-GV: Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau thông thường ta chứng minh như thế nào?
-HS: Ta chứng minh hai tam giác chứa hai đoạn thẳng đó bằng nhau.
-GV: Cho HS làm trong phiếu học tập và cho Hs chấm chéo.
-GV: Em có nhận xét gì về hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau?
-HS: Hai cạnh bên song song và bằng nhau
-GV: Qua bài tập này ta rút ra được nhận xét gì?
-HS: Đọc phần nhận xét trong SGK
-GV chuẩn bị bài tập trên bảng phụ và Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm
-GV: Nhận xét và khen ngợi những nhóm làm tốt
-GV: (Chuyển ý): Trong hình thang trên ta có góc gì đặc biệt?
-HS: Góc vuông
-GV: Tam giác có một góc vuông gọi là tam giác gì?
-HS: Tam giác vuông
-GV: Vậy hình thang trên có một góc vuông gọi là hình thang gì?
-HS: Hình thang vuông.
-GV: Cho HS đọc định nghĩa hình thang vuông trong SGK
1. Định nghĩa:
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hình thang ABCD ( AB // CD)
?1
a/ Các tứ giác là hình thang: ABCD( BC // AD); GFEH (GF // HE).
b/ Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
?2
a/ Ta có: DABC = DADC ... góc của tam giác, tổng các góc của một tứ giác.
- Đáp án:
	Câu 1: Tam giác ABC là hình gồm 3 cạnh AB, BC, CA. trong đó A, B, C không thẳng hàng.	
	- Tứ giác ABCD là hình gồm 4 cạnh AB, BC, CD, DA. Trong đó không có hai đoạn thẳng nào thuộc 1 đường thẳng. 
	- Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.	
	Câu 2: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800. 	
	 Tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600.	
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động củ agiáo viên và học sinh
Nội dung bài học
A
D
B
C
E
GV: Chuẩn bị bảng phụ vẽ sẵn các hình từ 112 đến 117.
Hình 112
A
C
E
B
D
Hình 113
Hình 115
A
B
C
D
E
Hình 114
Hình 117
Hình 116
	? Quan sát mỗi hình và cho biết mỗi hình có bao nhiêu đoạn thẳng?
	? Ở mỗi hình có bất kì 2 đoạn thẳng nào nằm trên một đường thẳng không?
-GV:chốt lại: Các hình được tạo thành từ các đoạn thẳng khép kín. Trong đó không có hai đoạn thẳng nào nằm trên một đường thẳng gọi là đa giác.
-GV:quan sát hình vẽ và cho biết: đa giác ABCDE là gì?
-Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại.
-GV: Các điểm A, B, C, D, E được gọi là gì? Các đoạn 
thẳng AB, BC, CD, DE, EA gọi là gì?
	? Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng dưới đây không phải là đa giác:
	? Quan sát các hình 115, 116, 117 ta thấy các đa giác này là đa giác lồi. hãy dựa vào định nghĩa tứ giác lồi, cho biết thế nào là đa giác lồi.
Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nêu thành định nghĩa.
	? Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
Nêu chú ý.
Yêu cầu học sinh làm ?3 
-GV: Những đa thức có n cạnh (n 3) gọi là hình n cạnh hay hình n giác. Với n = 3, 4, 5, 6, 8 gọi là hình tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác. Với n = 7; 9; 10 gọi là hình 7 cạnh, 9 cạnh, 10 cạnh.
-GV: Các em có nhận xét gì về các cạnh, các góc của tam giác đều, hình vuông ( Tứ giác đều), ngũ giác đều, lục giác đều?
Các đa giác trên gọi chung là đa giác đều. Thế nào là đa giác đều?
-GV: Gọi học sinh làm ?4 
Tam giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Tứ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Ngũ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Lục giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Đa giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
1/. Khái niệm về đa giác:
Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA. Trong đó khong có bất kỳ hai đoạn thẳng nào thuộc một đường thẳng.
A, B, C, D, E: Các đỉnh.
AB, BC, CD, DE, EA: Các cạnh.
Chú ý: Sgk –tr.114
?3 
Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E.
Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và G, G và A.
Các đường chéo: AC, AD, AE, BG, BD, BE, GC, CE, DG.
Các góc: 
Các điểm nằm trong: M, N, P.
Các điểm nằm ngoài: R, Q.
2/. Đa giác đều:
d/. Lục giác đều
c/. Ngũ giác đều
b/. Tứ giác đều
a/. Tam giác đều
Định nghĩa: SGK / 115
?4 
Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
Tứ giác đều có 4 trục đối xứng.
Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng.
Lục giác đều có 6 truc đối xứng.
	4/. Củng cố và luyện tập:
	- Bài 2 (SGK / 115)
	Lời giải:
	 a) Hình thoi.
	 b) Hình chữ nhật.
	- Bài 4( SGK / 115)
	Công thức tính tổng số đo các góc của đa giác có n đỉnh: ( n- 2 ).1800.
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhà:
- Học bài và nắm vững các khái niệm.
	- BTVN: 1; 3; 5 (SGK / 115)
	- Xem trước bài 2: Diện tích hình chữ nhật
	? Thế nào là diện tích của đa giác?
	? Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông?
	? Nêu công thức tính diện tích tam giác vuông?
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:27	DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT 
Ngày dạy: 25/11/2008
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông; Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
2/. Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. 
3/. Thái độ: Rèn tính tư duy, linh hoạt, cẩn thận, chinh xác cho học sinh.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, tranh vẽ phóng to hình trong sgk.
2/. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 26.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh:
	1) Nêu định nghĩa đa giác lồi? Vẽ hình?
	2) Nêu định nghĩa hình chữ nhật, hình vuông? Vẽ hình minh hoạ?
Đáp án:
	1) Định nghĩa: Sgk –tr.114	2.5 đ
	Vẽ hình: 	1.5 đ
	2) Định nghĩa hình chữ nhật: Sgk – tr.97	2 đ
	1 đ
	Định nghĩa hình vuông: Sgk –tr. 107	2 đ
	1 đ
	3/. Giảng bài mới:
HOạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Kẻ sẵn hình 121 ở bảng phụ.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
-GV: Thông qua bài tập hãy cho biết diện tích đa giác là gì?
-GV: Mỗi đa giác có bao nhiêu diện tích?
-HS: Mỗi đa giác có một diện tích
-GV: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích như thế nào?
-HS: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau
-GV: Lấy ví dụ minh họa cho HS
-GV: Giáo viên nêu tiếp những tính chất còn lại của diện tích đa giác.
-GV: Nêu cách ghi diện tích đa giác bằng ký hiệu.
-GV: Cho học sinh quan sát hình 121 tứ giác D: Ta có D là hình chữ nhật, theo tính chất 1, 2 nên ta có S = 4.2 = 8 cm2. với 
2: Độ dài chiều rộng.
4: Độ dài chiều dài.
-GV: Vậy diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?
-HS: bằng tích hai kích thước
-GV: Vẽ hình và gọi HS ghi công thức tính diện tích hình chữ nhật trên bảng
-GV: Hình vuông có là hình chữ nhật không?
-HS: Có
-GV: Vậy ta có thể áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình vuông hay không?
-HS: Được
-GV: Hình vuông thì hai kích thước của chúng như thế nào?
-HS: Bằng nhau
-GV: Vậy diện tích hình vuông tính như thế nào?
-HS: Bình phương độ dài một cạnh
-GV: Theo hình vẽ ta có diện tích hình chữ nhật bằng mấy diện tích tam giác vuông? 
-HS: bằng 2 lần diện tích tam giác vuông với các cạnh tương ứng
-GV: Từ đó suy ra diện tích tam giác vuông bằng gì?
-HS: Nửa tích hai cạnh góc vuông
-GV: Đó chính là định lý diện tích tam giác vuông. Hãy phát biểu định lý đó?
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?3
1/. Khái niệm diện tích đa giác:
 Diện tích đa giác là số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác nào đó.
 Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
Diện tích đa giác ABCDE kí hiệu là SABCDE hay là S.
2/. Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
S = a.b
 a, b: Kích thước của hình chữ nhật.
3/. Diện tích hình vuông, tam giác vuông:
?3
SHình chữ nhật = 2.STam giác vuông 
Suy ra STam giác vuông = SHình chữ nhật : 2= a.b
	4/. Củng cố và luyện tập:
 - Bài 6( SGK / 118)
 Lời giải:
	Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lúc ban đầu là a, b.
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc đầu là: Sđầu = a. b
	a/. Nếu chiều dài tăng 2, chiều rộng không đổi, tức là a/ = 2a , b/ = b thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 2a . b = 2Sđầu
	Vậy: diện tích tăng gấp 2 lần
	b/. Nếu chiều dài và chiều rộng cùng tăng gấp 3 lần, tức là a/ = 3a; b/ = 3b thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 3a. 3b = 9ab = 9Sđầu
	Vậy: diện tích tăng gấp 9 lần
	c/. Nếu chiều dài tăng bốn lần, chiều rộng giảm 4 lần , tức là a/ = 4a; thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 4a . = ab = Sđầu
	Vậy: diện tích không thay đổi
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	- Học vững và nắm vững công thức tính diện tích hình cữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
	- Bài tập về nhà: 8, 9, 10 ( SGk – tr.118)
	- Tiết sau luyện tập.
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:28	LUYỆN TẬP 
Ngày dạy:27/11/2008
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác vuông.
2/. Kỹ năng: rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất đã học của diện tích đa giác vào giải bài tập, rèn cách trình bày, lập luận trong chứng minh tính toán, cách trình bày một bài toán.
3/. Thái độ: giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, hai tam giác vuông bằng bìa cứng.
2/. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên ở phần hướng dẫn về nhà của tiết 27.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp.
IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh 1:
	1) Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông ta làm như thế nào?
	2) Bài 9 ( Sgk – tr.119)
Đáp án:
	1) Định lý: Sgk – tr. 119	2 đ
 	 Định lý: Sgk –tr. 119	2 đ
	2) Diện tích hình vuông: 144 cm2.
	 SABE = (cm2)
	Theo đề bài ta có:
 	6 đ
	3/. Giảng bài mới:
Hoạt động củ agiáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Gọi học sinh đọc đề bài.
-GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, xác định gt, kl.
-GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
 -GV: SBCHF bằng gì?
-GV: SABB’A’ = ?
-GV: SAEGC = ?
-GV: SAEGC + SABB’A’ = ?
-GV: Tam giác ABC là tam giác vuông thì ta có được điều gì?
-GV: Yêu cầu học sinh làm theo trình tự câu hỏi của bài.
-GV: Diện tích các hình này có bằng nhau không?
-GV: Chuẩn bị hình vẽ, đề bài ở bảng phụ.
-GV: Cho HS thực hành ghép hình
-GV: Vậy diện tích của các hình vừa ghép có bằng nhau không?
-HS: Có.
-GV: Gọi học sinh xác định gt, kl của bài toán.
-GV: Theo tính chất 2 của diện tích ta có điều gì? ( SEFBK=?)
-GV: SADC – SAEH – SEGC bằng diện tích đa giác nào? Theo tính chất nào?
I/. Sửa bài tập cũ: 
1. Bài 9: (Sgk –tr.119)
2. Bài 10 (Sgk –tr.119)
gt
kl
ΔABC:
ABB’A’; ACGE; BFHC là hình vuông 
So sánh SBCHF và SABB’A’ + SAEGC 
Ta có: SABB’A’=BC2
SABB’A’ + SAEGC = AB2 + AC2 
Theo định lý Pytago:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra: SBCHF = SABB’A’ + SAEGC 
3. Bài 11 ( Sgk –tr. 119)
-Theo tính chất 1 hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau nên diện tích của các tam giác trong ba hình bằng nhau.
-Theo tính chất thứ hai, một đa giác được chia thành các tam giác không có điểm trong chung thì diện tích đa giác bằng tổng diện tích của các tam giác. Do đó, mỗi hình có diện tích bằng tổng diện tích hai tam giác bằng nhau nên diện tích của chúng bằng nhau.
4. Bài 13 ( Sgk –tr.119)
gt
kl
ABCD: Hình chữ nhật 
E AC; FG // AD; AB //HK
HKHK = {E}
FG 
SEFBK = SEGDH
rABC = rCDA SABC = SCDA (1)
rAEF = rEAH SAEF = SEAH (2)
rEKC = rCGE SEKC = SCGE (3)
(1)(2)(3) 
SABC – (SAEF+SEKC) = SCDA –(SEAH -SCGE)
SEFBK =SEGDH
	4/. Củng cố và luyện tập:
 	 - Nhắc lại các tính chất của diện tích đa giác?
	5/. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Bài tập: 12; 14; 15 (Sgk –tr.119,120)
- Xem trước bài 3: Diện tích tam giác:
? Diện tích tam giác bằng gì?
V/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_i_tu_giac_huynh_thi_tien.doc