Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2: Đa giác - Diện tích đa giác - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Thuận

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2: Đa giác - Diện tích đa giác - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Thuận

1. Khái niệm đa giác.

Đa giác ABCDE gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA. Các điểm A, B, C, D, E là các đỉnh, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA là các cạnh của đa giác.

?1.

Hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không phải là đa giác vì AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.

* Khái niệm đa giác lồi:

 SGK trang 114.

?2. Các đa giác hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác đó ở hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa 1 cạnh của đa giác.

* Chú ý: SGK trang 114.

?3.

- Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E, G.

- Các đỉnh kề nhau là: A và B hoặc B và C, hoặc C và D hoặc D và E, hoặc E và G, hoặc G và A.

- Các cạnh là các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EG, GA.

- Các đường chéo là các đoạn thẳng nối 2 đỉnh không kề nhau: AC, CG, AE, EB, EC, AD, BD, BG.

- Các góc là: , , , , .

- Các điểm nằm trong đa giác là: M, N, P.

- Các điểm nằm ngoài đa giác là: Q, R.

 

doc 32 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2: Đa giác - Diện tích đa giác - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Tiết: 26
.Ngày soạn : / /2011
 Chương II. 
 ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC.
 Ω1. ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 - Phát biểu được khái niệm đa giác lồi đa giác đều.
 - Vẽ và nhận biết được đa giác lồi, một số đa giác đều.
 - Vẽ được trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều.
 2. Kĩ năng:
 -Sử dụng được phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
 3. Thái độ: : Kiên trì, cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
II. Đồ dùng dạy hoc.
 1. GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ hình 112-> 120 SGK trang 113,114
 2. HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
III. Phương pháp: trực quan, quan sát, suy luận, diễn giải
IV.Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
Điểm danh (1 phút)
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A1
/ / 2011
8A2
/ / 2011
8A3
/ / 2011
8A6
/ / 2011
 2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ
a. Mục tiêu: củng cố định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi
b. Thời gian: 5 phút
c. Đồ dùng:
d. Tiến hành:
 - Tứ giác ABCD là gì? Thế nào là tứ giác lồi?
 - Tứ giác có tính chất gì?
 3. Hoạt động 1: Khái niệm đa giác.
a. Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm đa giác lồi 
 - Vẽ và nhận biết được đa giác lồi
b. Thời gian: 15 phút
c. Đồ dùng: bảng phụ hình 112, 113, 114, 115, 116, 117
d. Tiến hành:
- GV gthiệu các hình từ hình 112→ 117 lên bảng phụ và thông báo các hình đó gọi là các đa giác.
- GV gthiệu đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên cùng một đường thẳng.
- GV gthiệu đỉnh, cạnh của đa giác ABCDE.
- GV chốt lại khái niệm đa giác và lưu ý hai đoạn thẳng có chung một điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.
- GV treobảng phụ hình 118 yêu cầu HS làm ?1
- Gọi HS trả lời ?1.
- Gọi HS khác nhận xét ?1.
- GV chốt lại và thông báo các hình 115, 116, 117 là các đa giác lồi.
- Thế nào là đa giác lồi?
- Gọi HS đọc khái niệm đa giác đều trong SGK tr 114.
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Gọi HS trình bày miệng ?2
- GV nhận xét và lưu ý cách xác định đa giác lồi.
- Gọi HS đọc chú ý trong SGK trang 114.
- GV gthiệu ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS làm ?3.
- GV phân tích hình 119 trên bảng phụ gọi HS trả lời miệng ?3.
- GV nhận xét và chốt lại cách gọi tên các yếu tố trên hình 119.
- GV gthiệu đa giác có n đỉnh ( n≥3) và cách gọi tên đa giác.
- HS quan sát các hình từ 112 →117 trên bảng phụ để nhận biết về hình đa giác.
- HS quan sát hình 114, 117 trong SGK để biết được khái niệm đa giác.
- HS đọc tên các đỉnh, tên các đoạn thẳng của đa giác.
- HS quan sát hình 118 làm ?1.
- HS trả lời ?1
- HS nhận xét ?1.
- HS quan sát các đa giác lồi
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào đó của đa giác đó.
- HS đọc khái niệm trong SGK trang 114.
- HS làm ?2.
- HS trình bày miệng ?2.
- HS đọc chú ý trong SGK.
- HS đọc nội dung ?3 trên bảng phụ.
- HS quan sát hình 119 trả lời ?3.
- HS đọc cách gọi tên đa giác trong SGK.
1. Khái niệm đa giác.
Đa giác ABCDE gồm 5 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EA. Các điểm A, B, C, D, E là các đỉnh, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA là các cạnh của đa giác.
?1. 
Hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không phải là đa giác vì AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
* Khái niệm đa giác lồi:
 SGK trang 114.
?2. Các đa giác hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác đó ở hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa 1 cạnh của đa giác.
* Chú ý: SGK trang 114.
?3.
- Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là: A và B hoặc B và C, hoặc C và D hoặc D và E, hoặc E và G, hoặc G và A.
- Các cạnh là các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EG, GA.
- Các đường chéo là các đoạn thẳng nối 2 đỉnh không kề nhau: AC, CG, AE, EB, EC, AD, BD, BG.
- Các góc là: , , , , .
- Các điểm nằm trong đa giác là: M, N, P.
- Các điểm nằm ngoài đa giác là: Q, R.
 4. Hoạt động 2: Đa giác đều
a. Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm đa giác đều.
 - Vẽ và nhận biết được một số đa giác đều.
 - Vẽ được trục đối xứng và tâm đối xứng ( nếu có ) của một đa giác đều.
b. Thời gian: 20 phút
c. Đồ dùng: Bảng phụ hình 118, 119, 120
- GV gthiệu hình 120 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các đa giác đều.
- Thế nào là đa giác đều?
- GV chốt lại: Đa giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc = nhau.
- Yêu cầu HS làm ?4.
- Gọi 2 HS lên bảng làm ?4.
- Gọi HS xác định số trục đối xứng, tâm đối xứng trên mỗi hình.
- HS quan sát các đa giác đều.
- Đa giác đều là đa giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
- HS làm ?4
- 2 HS lên bảng làm ?4.
- HS xác định số trục đối xứng, tâm đối xứng.
2. Đa giác đều.
Hình 120 SGK trang 115
* Định nghĩa: 
 SGK trang 115
?4. 
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng.
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng.
5. Tổng kết - hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
 - BTVN: Bài 2, 3, 4 trang 115.
 Bài 3 dựa vào định nghĩa đa giác đều.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần : 14 Tiết: 27
.Ngày soạn : / /2011
	Ω2. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Viết được công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.
 3. Thái độ: : Cẩn thận, có ý thức xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy hoc.
 1. GV: Bảng phụ hình 121 và các tính chất của diện tích đa giác.
 2. HS: Ôn công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác ở tiểu học.
III. Phương pháp: trực quan, quan sát, suy luận, diễn giải
IV.Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
Điểm danh (1 phút)
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A1
/ / 2011
8A2
/ / 2011
8A3
/ / 2011
8A6
/ / 2011
 2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ
a. Mục tiêu: Củng cố định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. 
b. Thời gian: 5 phút
c. Đồ dùng:
d. Tiến hành:
 - Nêu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
 - Tính số đường chéo xuất phát từ một đỉnh của hình lục giác.
 Có 3 đường chéo xuất phát từ 1 đỉnh của hình lục giác.
 3, Hoạt động 1: Khái niệm diện tích đa giác.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về diện tích đa giác và các tính chất của diện tích
b. Thời gian: 15 phút
c. Đồ dùng: Bảng phụ hình 121
d. Tiến hành:
- GV gthiệu khái niệm diện tích đa giác.
- GV gthiệu hình 121 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát làm ?1.
- Gọi HS trả lời ?1a.
- GV gthiệu diện tích hình A bằng diện tích hình B.
- Hình A có bằng hình B không?
- Yêu cầu HS trả lời ?1b, c.
- GV nhận xét và chốt lại khái niệm diện tích đa giác.
- Mỗi đa giác có mấy diện tích? Diện tích có thể là số 0 hay số âm không?
- Gọi HS đọc nhận xét trong SGK trang 117.
- GV thông báo tính chất của diện tích đa giác lên bảng phụ.
- Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì có bằng nhau không?
- GV gthiệu kí hiệu diện tích đa giác ABCDE.
- HS nghe khái niệm về diện tích đa giác.
- HS quan sát h. 121 làm ?1.
- HS trả lời ?1a.
- Hình A không bằng hình B 
- HS trả lời ?1b, c.
- Mỗi 1 đa giác có 1 diện tích. Diện tích đa giác là một số dương
- HS đọc nhận xét trong SGK trang 117.
- HS đọc tính chất diện tích đa giác.
- 2 tam giác bằng nhau chưa chắc đã bằng nhau.
1. Khái niệm diện tích đa giác.
?1.
a. Hình A có diện tích là 9 ô vuông. Hình B cũng có diện tích là 9 ô vuông.
=> Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
b. Hình D có diện tích 8 ô vuông. Hình E có diện tích 2 ô vuông . Vậy diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C.
c. Diện tích hình C bằng diện tích hình E
* Nhận xét:
 SGK trang 117.
* Tính chất: SGK trang 117
- Hình vuông có cạnh 10m thì diện tích là 1a.
- Hình vuông có cạnh dài 100m có diện tích 1 ha.
- Diện tích đa giác ABCDE được kí hiệu: SABCDE.
 4. Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình chữ nhật.
a. Mục tiêu: Viết được công thức tính diện tích hình chữ nhật
b. Thời gian: 7 phút
c. Đồ dùng: thước thẳng, êke
d. Tiến hành: 
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật đã biết.
- GV gthiệu: Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là 2 kích thước của nó.
- Diện tích hình chữ nhật được xác định ntn?
- GV chốt lại định lí diện tích hình chữ nhật trên hình vẽ.
- Tính SHCN nếu a= 1,2m; b= 0,4m.
- Nêu mối quan hệ giữa S, a, b trong công thức?
- Nếu chiều dài tăng 2 lần chiều rộng k0 đổi thì diện tích tăng bao nhiêu lần?
- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng.
- Diện tích hình chữ nhật = tích 2 kích thước của nó.
- HS quan sát hình vẽ khắc sâu định lí.
- HS tính diện tích hình chữ nhật S= a.b=1,2. 0,4=0,48m2
- S vừa tỉ lệ thuận với a vừa tỉ lệ thuận với b.
- Diện tích tăng 2 lần.
2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Định lí: SGK trang 117
 SHCN= a.b
Ví dụ: Tính Tính SHCN nếu a= 1,2m; b= 0,4m.
Diện tích hình chữ nhật là:
S= a.b= 1,2. 0,4=0,48(m2)
 5. Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
a. Mục tiêu: - Viết được công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
b. Thời gian: 15 phút
c. Đồ dùng: thước thẳng, êke
d. Tiến hành:
- Từ công thức SHCN hãy suy ra công thức tính S của hình vuông?
- Hình vuông có cạnh bằng 3m thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?
GV gợi ý: ∆ ABC là 1 nửa hình chữ nhật.
- Vậy S tam giác vuông được tính ntn?
- GV gthiệu kết luận trong SGK trang 118.
- Yêu cầu HS làm ?3.
Cho hình chữ nhật ABCD. Nối AC. Hãy tính diện tích ∆ ABC biết AB = a, BC= b.
- Hình vuông là hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau nên S = a2( vì a=b)
- Diện tích của hình vuông là 9m2.
- S tam giác vuông bằng nửa tích 2 cạnh góc vuông.
- HS đọc kết luận trong SGK
- HS làm ?3.
- HS tính diện tích ∆ ABC
∆ ABC = ∆ CDA=> SABC= SCDA.
SABCD= SABC+ SCDA.= 2 SABC
=>. SABC= = 
3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
?2.
- Diện tích hình vuông là:
S= a2 vì hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau.
 - S tam giác vuông bằng nửa tích 2 cạnh góc vuông.
* Kết luận:
 S = a2
S = a.b
?3
∆ ABC = ∆ CDA=> SABC= SCDA.
SABCD= SABC+ SCDA.= 2 SABC
=>. SABC= = 
6. Tổng kết - hướng dẫn về nhà: 3 ph
 - Học thuộc các công thức của bài.
 - BTVN: Bài 7, 8, 9 trang 118- 119.
 HD: Bài 8 áp dụng CT tính S tam giác vuông.
 Bài 9. - Tính S hình vuông.
 - S∆= S hình vuông
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
KÝ DUYỆT 
Bến Cát, ngày / / 2011
TỔ TRƯỞNG 
Trần Thị Hồng Nhung
Trần Thị Hồng Nhung
Tuần : 14 Tiết: 28
.Ngày soạn : / /2011
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Vận dụng được các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông và tính chất của diện tích trong giải toán, chứng minh hai hình có diện tích bằng nhau.
 2. Kĩ năng:
 - Phát triển tư duy  ... vẽ hình thoi với 2 đường chéo vuông góc.
- HS nêu công thức tính Shthoi
- Có hai cách tính diện tích hình thoi dựa vào Shbh và tứ giác có 2 đường chéo vuông góc.
- HS nêu công thức tính diện tích hình vuông với đường chéo d: S = d2
2. Công thức tính diện tích hình thoi.
?2. 
Shthoi bằng nửa tích hai đường chéo vì hình thoi là tứ giác có 2 đường chéo vuông góc.
S = d1 d2
?3. Có 2 cách tính diện tích hình thoi là S = a.h ( vì hình thoi là hình bình hành) và 
S = d1 d2
 5. Hoạt động 3: Ví dụ.
a. Mục tiêu: - Tính được diện tích hình thoi.
b. Thời gian: 15 phút
c. Đồ dùng: Bảng phụ hình 146 và thước , compa, eke.
d. Tiến hành: 
- Gọi HS đọc VD trong SGK trang 127.
- GV gthiệu hình 146 của VD lên bảng phụ và yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Gọi HS nêu GT-KL của ví dụ.
- Tứ giác MENG là hình gì?
- Yêu cầu HS nêu cách CM tứ giác MENG là hình thoi.
- Hãy nêu cách chứng minh
MENG là hình bình hành?
- Nêu mối quan hệ giữa ME và GN ?
-Nêu cách chứng minh ME//GN
- Để tính diện tích của bồn hoa ta làm ntn ?
- Để tính được S ta pải tính thêm yếu tố nào?
- Yêu cầu HS thay số thực hiện .
- GV nhận xét và chốt lại cách tính diện tích hình thoi vag diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc
- HS đọc VD trong SGK trang 127.
- HS quan sát hình 146 lên bảng phụ.
- HS nêu GT-KL của ví dụ.
- Tứ giác MENG là hình thoi.
- HS nêu cách chứng minh.
 MENG là hình thoi.
 ⇑
MENG là hình bình hành và ME = EN
 ⇑
ME // GN ; ME =GN
 ⇑
T/ C đường TB của ∆
- S MENG = 
 ⇑
MN= ; EG= 
- HS thực hiện tính SMENG
3. Ví dụ.
AB = 30m ; CD = 50m
S ABCD = 800m2
Hỏi:
a) Tứ giác MENG là hình gì
b) Sbồn hoa= ?
Giải.
Xét ∆ ADB có AM=MD và AE = EB nên ME là đường TB của ∆ ADB
=> ME // BD và ME = (1)
CM tương tự ta có 
GN // DB và GN= (2)
Từ (1) và (2) => ME // GN và ME = GN.
=> Tứ giác MENG là hình bình hành
Mặt khác EN = 
mà BD = AC ( Tc hthang cân)=> ME = EN
Vậy MENG là hình thoi
b) Diện tích của bồn hoa là 
S MENG = 
Trong đó MN= 
 MN = 40m 
EG = = 20m
Vậy S MENG == 400(m2)
6. Tổng kết - hướng dẫn về nhà:5 ph
 - Ôn tập lại các công thức tính diện tích các hình đã học.
 - BTVN: Bài 33, 35, 36 trang 128, 129.
 HD: Bài 35 sử dụng công thức tính diện tích hìnhbình hành và CM ∆ ADC đều => AH 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần : 21 Tiết: 35
.Ngày soạn : / /2011
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Nêu được các công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành, hình thoi, tứ giác có 2 đường chéo vuông góc.
 - Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình đã học.
 3. Thái độ: : Tính toán chính xác, cẩn thận và có tinh thần tự giác.
II. Đồ dùng dạy hoc.
 1. GV: Thước, compa, eke.
 2. HS: Ôn lí thuyết và làm các bài tập về nhà, thước, compa.
III. Phương pháp: trực quan, quan sát, suy luận, diễn giải
IV.Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
Điểm danh (1 phút)
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A1
/ / 2011
8A2
/ / 2011
8A3
/ / 2011
8A6
/ / 2011
 2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ
a. Mục tiêu: Viết được các công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành và hình thoi.
b. Thời gian:5 phút
c. Đồ dùng: 
d. Tiến hành: 
 - Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành và hình thoi.
 3. Hoạt động 1: Dạng bài tính diện tích hình thang.
a. Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập
b. Thời gian: 20 phút
c. Đồ dùng: Thước, compa, eke.
d. Tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm bài 26 trang 125.
- Gọi HS đọc đề bài 26 trang 125.
- GV vẽ hình minh học bài 26 và yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Nêu công thức tính diện tích hình thang ABED ?
- Để tính SABED ta phải tính thêm đại lượng nào ? Nêu cách tính đại lượng đó?
- Gọi HS lên bảng thực hiện bài 26.
- GV nhận xét và chốt lại cách tính diện tích h. thang
- HS làm bài 26 trang 125.
- HS đọc đề bài 26 trang 125.
- HS quan sát hình và tóm tắt bài toán.
- HS nêu CT tính.
SABED = 
- Ta phải tính cạnh AD
AD = 
- HS lên bảng thực hiện bài 26.
1. Dạng bài tính diện tích hình thang.
Bài 26 trang 125.
SABCD = 828m2; AB = 23m
DE = 31 m
Tính: SABED = ?
Giải.
Độ dài cạnh AD là
SABCD = AB. AD 
 => AD = = = 36m
Diện tích hình thang ABED là SABED = 
=> SABED = 
=> SABED = 972 ( m2)
 4. Hoạt động 2: Dang bài tính diện tích hình thoi.
a. Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính diện tích hình thoi để giải bài tập
b. Thời gian: 15 phút
c. Đồ dùng: Thước, compa, eke.
d. Tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm bài 35 trang 127.
- Gọi HS đọc và tóm tắt bài 35
- Gọi HS lên bảng vẽ hình theo các yếu tố đã cho.
- GV nhận xét và phân tích bài toán.
- Nêu cách tính diện tích hình thoi ?
- Để tính diện tích hình thoi ta phải tính đại lượng nào ?
- Nêu cách tính đoạn AH ?
- Gọi HS tại chỗ trình bày bài 35.
- GV hướng dẫn HS cách tính diện tích hình thoi theo đường chéo: Tính AC và BD
- HS làm bài 35 trang 127.
- HS đọc và tóm tắt bài 35.
- HS vẽ hình bài 35.
- S = a.h = d1d2
- Phải tính AH.
AH = vì đường cao ∆ đều
- HS trình bày miệng bài 35.
- HS tính diện tích hình thoi theo đường chéo.
BD = 2 DO, AC = AD
2. Dang bài tính diện tích hình thoi.
Bài 35 SGK trang 127.
Cho ABCD là hình thoi 
AB = 6cm, = 600
Tính SABCD = ?
Giải.
Xét ∆ ADC có AD = DC và 
 = 600 => ∆ ADC đều có cạnh bằng 6cm.
=> AH= = = 3
Diện tích của hình thoi ABCD là 
Shthoi = DC. AH
=> Shthoi = 6.3 =18 cm2
5. Tổng kết - hướng dẫn về nhà: 5 ph
 - Xem lại các dạng bài đã chữa.
 - Ôn lại các tính chất của diện tích đa giác và các công thức tính diện tích các hình đã học.
 - Đọc trước bài diện tích đa giác.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần : 21 Tiết: 36
.Ngày soạn : / /2011
 Ω6. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Viết được công thức tính diện tích các đa giác đơn giản đặc biệt là diện tích tam giác và hình thang.
 2. Kĩ năng:
 - Chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành nhiều đa giác đơn giản.
 - Thực hiện được các phép vẽ đo cần thiết.
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, tính.
 3. Thái độ: Tích cực, tự giác xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Bảng phụ hình 148, 149, 150 và thước, compa.
 2. HS: Các công thức tính diện tích các hình đã học, thước, compa.
III. Phương pháp: phân tích, dự đoán, suy luận, chứng minh
IV. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định tổ chức:
Điểm danh (1 phút)
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A1
/ / 2011
8A2
/ / 2011
8A3
/ / 2011
8A6
/ / 2011
2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ
a. Mục tiêu: Viết được công thức tính diện tích của những tam giác, tứ giác đã học
b. Thời gian: 10 ph
c. Đồ dùng: không
d. Tiến hành: ?Viết công thức tính diện tích của hbh, hình thang, hcn, hình vuông, tam giác vuông, tam giác thường 
 4. Hoạt động 2. Cách tính diện tích của một đa giác bất kì.
a. Mục tiêu: - Chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành nhiều đa giác đơn giản.
b. Thời gian: 5 ph
c. Đồ dùng: Bảng phụ hình 148, 149
d. Tiến hành:
- GV gthiệu hình 148 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+ Để tính được diện tích của 1 đa giác bất kì ta làm như thế nào ?
+ Nêu cách tính diện tích hình 148a ?
+ Để tính SMNPQR ta làm ntn?
- Qua hình 148 GV chốt lại cách tính diện tích của các đa giác đơn giản.
- GV gthiệu hình 149 trang 129 lên bảng phụ thông báo: Trong 1 số trường hợp để dễ tính toán ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông, hình thang vuông.
- HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+ ta chia đa giác thành các tam giác hoặc tứ giác mà đã có công thức tính diện tích.
+ SABCDE = SABC+ SACD+ SADE
+ SMNPQR= SNST - (SMSR+SPQT)
- HS quan sát hình 149 nhận biết cách tính diện tích trong hình.
1. Cách tính diện tích của một đa giác bất kì.
a)
SABCDE = SABC+ SACD+ SADE
b)
SMNPQR= SNST - (SMSR+SPQT)
Chú ý: SGK trang 129.
 4. Hoạt động 2. Ví dụ.
a. Mục tiêu: - Viết được công thức tính diện tích các đa giác đơn giản đặc biệt là diện tích tam giác và hình thang.
 - Thực hiện được các phép vẽ đo cần thiết.
b. Thời gian: 13 ph
c. Đồ dùng: Bảng phụ hình 150 và thước, compa.
d. Tiến hành:
- GV gthiệu hình 150 lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc VD trang 129.
- Ta nên chia đa giác thành những hình nào cho phù hợp
- Để tính được diện tích các hình trên ta phải biết độ dài những đoạn thẳng nào ?
- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 151 trong SGK và cho biết kết quả.
- Gọi 3 HS lên bảng tính diện tích của 3 hình vừa tạo được.
- Yêu cầu HS tính diện tích của đa giác ban đầu.
- HS đọc ví dụ trang 129.
- Ta kẻ thêm đoạn CG, AH để được hình thang vuông CDEG, hình chữ nhật ABGH, hình tam giác AIH.
- HS trả lời: Phải tính thêm độ dài các cạnh: CD, DE, CG, AB, AH, IK.
- HS đo và thông báo kết quả.
CD = 2cm, DE = 3cmm, 
CG =5cm, AB =3cm, AH=7cm, IK = 3cm
- 3 HS lên bảng thực hiện
HS1 tính dtích hình thang.
HS2 tính diện tích HCN.
HS 3 tính diện tích tam giác.
- HS tính diện tích đa giác ban đầu
SABCDEGHI= SDEGC+SABGH+SAIH
2 . Ví dụ.
SGK trang 129.
Biết CD = 2cm, DE =3cmm, 
CG =5cm, AB =3cm, AH=7cm, IK = 3cm
Tính SABCDEGHI
Giải.
SDEGC = = 
= 8cm2
SABGH =AB. AH=3.7=21cm2
SAIH = = = 10,5cm2
Vậy 
SABCDEGHI= SDEGC+SABGH+SAIH
= 8 + 21 + 10,5 = 39,5cm2
 5. Hoạt động 3. Luyện tập.
a. Mục tiêu: - Chia được một cách hợp lí đa giác cần tìm để tính diện tích của nhiều đa giác đơn giản.
b. Thời gian: 15 ph
c. Đồ dùng: thước, compa.
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS thực hiện bài 38 trang 130.
- GV vẽ hình bài 38 yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu cách làm bài 38.
- Để tính SEBGF ta làm ntn ?
- Nêu cách tính S của đám đất còn lại.
- Gọi HS lên bảng trình bày bài 38 trang 130.
- Gọi HS khác nhận xét cách làm và kết quả của bài.
- GV nhận xét chốt lại cách làm bài 38.
- HS thực hiện bài 38 trang 130.
- HS quan sát hình vẽ nêu cách làm.
- HS nêu cách tính SEBGF 
SEBGF = FG . BC
- Scòn lại = SABCD - SEBGF
- HS trình bày lời giải bài 38.
- HS nhận xét bài làm.
3. Luyện tập.
Bài 38 trang 130.
Tính SEBGF =? và Scòn lại
Giải.
Diện tích con đường hình bình hành là.
SEBGF = FG . BC =50.120
SEBGF = 6000m2
Diện tích của đám đất hình chữ nhật ABCD là.
SABCD= AB. CD = 150. 120
= 18000m2
Diện tích phần còn lại của đám đất là.
Scòn lại = SABCD - SEBGF 
= 18000 - 6000 =12000m2
6. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà: 2 ph
 - Học thuộc các công thức tính diện tích đa giác.
 - Ôn lại các tính chất về 2 đường thẳng song song.
 - Đọc trước bài định lí Talet trong tam giác.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
KÝ DUYỆT 
Bến Cát, ngày / / 2011
TỔ TRƯỞNG 
Trần Thị Hồng Nhung
Trần Thị Hồng Nhung
KÝ DUYỆT 
Bến Cát, ngày / / 2011
TỔ TRƯỞNG 
Trần Thị Hồng Nhung
Trần Thị Hồng Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc 8Chuong II20112012.doc